Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

CÁI TÂM VÀ CÁI TẦM KHI CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VÂN

Bùi Văn Bồng
Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2011 9:00 PM
 
Chất vấn và trả lời chất vấn là một trong những nội dung, chương trình trong mỗi kỳ họp Quốc hội được đông đảo cử tri cả nước quan tam theo dõi. Việc công khai các hoạt động của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) trên sóng phát thanh, truyền hình và các phương tiên thông tin đại chúng là thể hiện đúng “dân ý, dân nguyện”, là sự thể hiện tính dân chủ rộng rãi của một thể chế chính trị, khẳng định “Nhà nước của dân, vì dân, do dân”. Nhiều cử tri đã dành thời gian theo dõi rất chăm chú toàn bộ chương trình chất vấn tại Hội trường Quốc hội. Cũng do đó, họp Quốc hội bàn gì, nói gì không còn là bí mật nữa. Các ĐB tham gia chất vấn và được chỉ định trả lời chất vấn không còn khoanh hẹp trong bốn bức tường, mà mọi cử tri đều được nghe, theo dõi khác nào như đang trực tiếp tham dự kỳ họp. Đó là sự công khai dân chủ thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, đồng thời cũng là cầu nối quan trọng từ cơ quan quyền lực cao nhất đến từng người dân. Nhưng cũng vì rất đông cử tri theo dõi như vậy, các ĐB lại càng có trách nhiệm nặng nề hơn, ý thức tâm giao với cử tri phải cao hơn, thể hiện là người đại biểu của nhân dân, vì ý nguyện của cử tri mà thận trọng, chu đáo, chuẩn bị kỹ  mỗi khi chất vấn và trả lời chất vấn.
Thế nên, yêu cầu của người đứng lên chất vấn, và yêu cầu của người hiện diện trả lời chất vấn đặt ra sự chuẩn xác rất lớn. Hỏi vấn đề gì? Vấn đề đó nắm kỹ chưa? Cân nhắc thấu đáo chưa? Hỏi như thế nào cho ngắn gọn, dễ hiểu? Còn trả lời thì càng phải cân nhắc từng câu chữ, phải tự tin và tự khẳng định chịu trách nhiệm trước những trả lời trước Quốc hội và toàn dân (đừng để sau này bị cử tri phải đổi ông nghị ra “họ Hứa”).
Vậy thì, chất vấn và trả lời chất vấn là việc hệ trọng, là trách nhiệm lớn, vừa trực tiếp liên quan đến uy tín của ĐBQH, vừa phải có trách nhiệm trước Đảng, trước dân, lại phải có “tâm”, có “tầm” để xứng đáng khi đã được cử tri tín nhiệm bầu vào Quốc hội. Ngồi họp ở Nghị trường là vinh dự, đồng thời là trách nhiệm trước những vấn đề hệ trọng của đất nước, những bức xúc của xã hội. Vinh dự, trách nhiệm đó do dân cử, dân bầu, dân đặt niềm tin, tuyệt nhiên không thẻ xem nhẹ. Sự qua loa, đại khái, chưa chuẩn bị kỹ đã hỏi, chưa lao tâm khổ tứ nghĩ suy cho chín đã trả lời, thì vô hình trung tự hại chính mình. Cho nên, chất vấn và trả lời chất vấn phải rất coi trọng chất lượng và hiệu quả, đáp ứng lòng tin và kỳ vọng của cử tri.
Thế nhưng, trong khi chất vấn Bộ trưởng Đinh La Thăng, có đại biểu nói như ta đã biết rõ, ta đã “đi thị sát” rằng: “Bộ trưởng nghĩ thế nào và khắc phục cách gì về hiện trạng ổ voi, ổ gà trên đường cao tốc T.p Hồ Chí Minh – Trung Lương?” . Nếu nói “ổ voi, ổ gà” trên tuyến đường này là không đúng (vì sau khi nghe chất vấn tại hội trường, thảo dân có đi qua tuyến đường này). Thực ra, đây là tuyến đường cao tốc được đầu tư lớn và thi công lâu, nhưng rất thuận tiện và mở hướng hiẹn đại hóa cho giao thông vùng ĐBSCL. Gần đay tuyến đường này có xuất hiện khá nhiều sự cố khi các loại phương tiện tham gia giao thông. Ngành chức năng trực tiếp là cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông đã nhiều lần đến tận hiện trường, xem xét, tìm nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân đó là có sự lún do quy luật nén ép mặt đường sau nghiệm thu, do mưa và do sức tải mặt đường, một đặc điểm sau thi công hầu như tuyến đường nào cũng vây, mới cần thời gian bảo dưỡng. Thứ hai là chất lượng kỹ thuật, phụ tùng xa của ta chưa phù hợp chạy đường cao tôc. Ví dụ như bộ phanh (thắng), bộ săm, lốp… Săn lốp đã quá đát sử dụng, chạy đường thường thì được, chạy đường cao tốc sẽ bị “lực ma sát thăng” làm cho vỡ , xịt bất ngờ.
Một địa biểu khác, khi chất vấn xong, nghe bộ trưởng trả lời, lại dấn lên một câu mà lẽ ra không nên phát trên Nghị trường: “Nói như ông thì ai cũng làm bộ trưởng được…” (!?). Nghĩa là nhiều đại biểu khi chất vấn chưa được chuẩn bị kỹ, không nắm chắc vấn đề, chưa hiểu rõ nguyên nhân, tự mình chưa đủ thông tin và tri thức đẻ hiểu vấn đề, nhưng cứ ào ào nêu lên. Tình trạng này làm cho cử tri theo dõi qua màn hình nhỏ, qua báo, đài phải ngạc nhiên, có khi giật minh: “Đã là đại biểu Quốc hội, đã là lãnh đạo ngành, địa phương, sao mà trình độ, năng lực bị “lùn” đến thê!”. Ví dụ như có đại biểu hỏi Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo tại sao vẫn duy trì những lớp học ghép ở miền núi khiến chất lượng dạy và học không đạt tiêu chuẩn. Câu hỏi này có vẻ không sát với thực tế khi số lượng học sinh ở các lớp học các cấp học ở miền núi nhiều khi không đủ để mở những lớp riêng trường riêng, cộng với địa hình miền núi và sự phân tán của số lượng học sinh ở đó, lại do thiếu thầy cô để đứng lớp. Nghe câu này, nhiều cử tri đã có thể trả lời thay cho Bộ trưởng, là nếu phải chọn lựa giữa việc học lớp ghép và không được học, thì lớp ghép vẫn là giải pháp tốt hơn. Có ĐB lại hỏi như trong hội nghị chuyên đề: “Theo Bộ trưởng, phải làm gì?”. Việc lớn, làm gì và làm như thế nào là việc của bộ trưởng, của cơ quan chức năng và ngàh người ta, dễ đâu chỉ thời gian hnạ chế trên hội trương có thể nói cho đủ được. Ví dụ chống tham nhũng, mà hỏi là "sẽ làm gì?". Ngạc nhiên đấy! Có khác nào "vẽ đường cho hươu chạy", trả lời cho ông  một cách trung thực có mà lộ hết bí mật, cách thức, nghiệp vụ, lực lượng và cả vụ việc chống  tham nhũng....
Có những ĐB Quốc hội vẫn chưa chuẩn bị thật kỹ những câu hỏi của mình, hỏi những câu đã được nghe trả lời, những câu người khác đã hỏi, hoặc nội dung  cần chất vấn nhưng không nắm được, nắm không chắc, đặt câu hỏi bị thừa, câu hỏi quá đơn giản, chung chung, nhiều khi “hơi bị lung tung”, hầu như người xem (nghe) có cảm giác như là sự xuất hiện đứng lên chất vấn của một số ĐB chỉ nhằm giải quyết “khâu oai”, hỏi cho có hỏi, chẳng lẽ đã đi họp không có phát biểu gì. Một số cách hỏi lại bị mang tiếng là thiếu xây dựng, có động cơ cá nhân, vì lợi ihcs nhóm, chưa vì “toàn cục”, như dồn người trả lời vào thế bí, hoặc tỏ ra mình cao tay ấn hơn người trả lời…
Cũng đã có không ít kênh truyền thông đại chúng đã nêu, kèm theo bình luận về vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn. Nhiều đại biểu Quốc hội đã có những câu hỏi rất "nóng" và hợp ý dân. Không ít ĐB khi đi tiếp xúc cử tri đã chú ý nghe dân nói, nói để dân hiểu, và nắm được dân ý, hiểu thực tế để làm hành trang đi họp Quốc hội. Thường là những ĐB có tâm huyết, có trách nhiệm như vậy ít khi bị cho là hỏi ngớ ngẩn, câu hỏi “rẻ tiền”. Cũng đã có những câu trả lời thẳng thắn, chân thành, không tránh né và cũng không cốt "cho xong việc" của các quan chức chính phủ. Nhưng ngay trong kỳ họp này, khi cử tri cả nước chăm chú theo dõi qua truyền hình trực tiếp những buổi trả lời chất vấn, vẫn có thể thấy còn khá nhiều chỗ chưa ổn, chưa hay, chưa chuẩn và chưa xứng tầm khi chất vấn và trả lời chất vấn. Sẽ không vui vì thực trạng này vẫn xảy ra mỗi khi cho cử tri xem, nghe, đọc một cách công khai, dân chủ, dù đã nhiều khóa Quốc hội, nhiều kỳ họp, dù đã được góp ý và bị phê phán. Đây phải chăng cũng là “vấn đề nóng” trong các kỳ họp của Quốc hội? Sau mỗi kỳ họp, các đoàn đại biểu và Ban thường vụ Quốc hội, ban tổ chức hôi nghị nên có những cuộc rút kinh nghiệm để những kỳ họp sau đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn, đừng để cử tri phải rơi vào những dị nghị và thất vọng không đáng có.