Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

LƯƠNG CỦA EVN 7,3 TRIỆU LÀ CAO HAY THÂP?

Nguyễn Chính Viễn
Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011 9:16 PM
 
Tổng Giám đốc (EVN), vừa giãi bày lòng mình là  “rất đau lòng khi thấy thu nhập bình quân của cán bộ năm 2009 chỉ ở mức 7,3 triệu đồng/tháng” Sau đó là loạt bài được đăng tải trên các báo : “ Lương cán bộ VN cao hay thấp?”. “Tủi thân khi biết lương EVN chỉ có 7,3 triệu đồng ?” “Sếp EVN đau lòng vì lương nhân viên thấp” “EVN đang lỗ mà trả lương cao là khó chấp nhận”v..v... và v..v... Một cán bộ về hưu đã suy tư nói lên cái suy nghĩ của mình : Với cương vị lãnh đạo của một Tập đoàn như ông mà nói như thế thật không nên, kiểu nói để lấy lòng công nhân thế là không được, trước đây cái thời tôi  người ta sẽ nói là “Đồ mị dân1” . Có  lẽ người công nhân có trình độ cũng không bao giờ người ta nói như vậy. Ông cũng nêu thắc mắc của mình tại sao lại không dám đưa ra con số của năm 2010, của 6 tháng năm 2011? Phải chăng những năm này có con số tiền lương cao hơn con số 7, 3 triệu? Cũng từ sự việc trên tôi đã  làm một cái việc của người thống kê kế toán( tôi là một cán bộ quản lý ngành than đã về hưu) về mức lương của một số ngành khác để chúng ta cùng suy ngẫm xem sao :- Ngành mỏ, luyện kim khoảng 9,2 triệu đồng/người/tháng.- Của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2010 là 3,2 triệu đồng/người/tháng.- Doanh nghiệp cổ phần có vốn đầu tư nhà nước là 3,3 triệu đồng/người/tháng.- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3 triệu đồng.  - Ngành ngân hàng bình quân 7,6 triệu đồng/người/tháng,- Ngành dược bình quân 7 triệu đồng/người/tháng; - Điện tử viễn thông 5,5 triệu đồng/người/tháng.- Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam khoảng  4 triệu đồng/người/tháng- Tập đoàn Dệt May Việt Nam ở mức 3,65 triệu đồng/người/tháng.- Tổng Cty Thuốc lá Việt Nam  đạt 5,6 triệu đồng/người/tháng. - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, những tháng đầu năm 2011, cán bộ trong ngành có mức thu nhập bình quân 7 triệu/người/tháng. Các nhà văn  nhà báo hãy thử công khai tiền lương của mình xem sao...                                                                                                                 Qua  những số liệu đưa ra trên, Như vậy có thể nói lương ngành điện không phaỉ là thấp, người lãnh đạo đã trải lòng mình mang động cơ gì vây?!                       Qua một số ý kiến của các chuyên gia kinh tế, nếu bóc tách những khoản chi phí hách toán không đúng tính chất lương như những khoản chi thuộc phục vụ công ích, biên chế vượt định biên, tập đoàn hiện có tới hơn 10 vạn người là hợp lý hay chưa ?. Ở các nước người ta định mức 2 hoặc 2,5 người/MW công suất lắp đặt còn ở ta, EVN lại sử dụng lên tới  4,5 - 6 người, hợp lý hay không hợp lý. Cũng có ý kiến cho rằng Nếu EVN không có lãi mà vẫn trả lương cao thì đó là điều khó chấp nhận. Cũng có ý kiến thận trọng hơn : “Nói về thu nhập cao hay thấp thì phải lấy thu nhập bình quân đầu người của quốc gia để làm căn cứ so sánh. Ở các nước, vấn đề thu nhập là riêng tư. Kể cả trong cơ quan, đồng nghiệp không biết thu nhập của nhau. Còn EVN nói 7,3 triệu đồng/tháng là thấp thì chắc là có cơ sở để họ nói như vậy. Nhưng đối với ngành khác thì mức đó là cao, bởi nó phụ thuộc vào hao phí lao động trong sản xuất kinh doanh. Nếu so mức thu nhập trung bình của xã hội hiện nay thì mọi người cũng tự tính được thu nhập của họ thế là cao hay thấp”. - Theo cơ chế thị trường thì mọi chi phí phải tính đúng tính đủ để có giá thành hợp lý từ đó để ta so sánh với giá bán xác đinh lỗ lãi mới chuẩn xác  . Quan điểm của  Bộ Tài chính là những khoản chi phí không phục vụ hình thành sản phẩm thì phải tách ra là đúng.  Lâu nay người dân đã nghi ngờ ngành điên luôn khó khăn về vốn vì EVN đã đầu tư ra bên ngoài ngành nhiều quá. Ở vùng tôi người dân chúng tôi cũng thấy mức thu nhập của công nhân ngành điện là như thế nào, trong lúc mọi người của các DN tháng lương chỉ trong khoảng 1,5 triệu đến 3 triệu thì công nhân ngành điện thường là 5 triệu, tiền ăn tết cũng thường là 3-4 triệu.  Chúng tôi được  biết trong cuộc trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội sáng 22-11, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, sẽ kiểm tra lại việc trả lương của ngành điện và cho rằng doanh nghiệp không có lãi mà trả lương cao là khó chấp nhận. Bà còn nói : “Mức lương ngành điện 7,3 triệu đồng/tháng mà nói không sống được thì không phù hợp với thực tiễn hiện nay. Thực tế lương tối thiểu khối doanh nghiệp là 2 triệu cũng là tạm ổn. Còn nói lương hơn 7 triệu đồng mà không sống được thì tôi thấy phải xem lại. Bà đã nói quan điểm của Bà : “chúng tôi có thể yêu cầu EVN xem lại việc trả lương cho người lao động đã phù hợp với hoạt động kinh doanh của đơn vị chưa. Nếu phát hiện bất hợp lý, chúng tôi sẽ kiến nghị EVN phải theo cơ chế hiện hành của nhà nước. Bà còn nói “Chúng tôi không chỉ có kế hoạch kiểm tra ngành điện mà đã đi kiểm tra một số đơn vị về trả lương người lao động dựa trên định mức thang bảng lương và đã phát hiện một số nơi làm chưa đúng.”Kiểm tra việc quản lý chi tiêu quỹ tiền lương của các DN chúng tôi rất hoan nghênh. Bởi vì nhiều năm nay chúng tôi thấy việc chi tiêu tiền lương mỗi doanh nghiệp một kiểu, manh ai người ấy làm, mang tính chất ngẫu hứng, nhiều DN trả lương quá cao, bên cạnh có những DN lại có đồng tiền lương lại quá thấp.Những người làm kinh tế trước đây nay đã về hưu thấy việc quản lý hạch toán tiền lương, tiền thưởng hiên nay qua ư là tùy tiện, nhiều DN cứ dựa vào  tính tự chịu trách nhiệm  để chi bừa chi âủ cho hết  đồng tiền mình làm ra.Mong rằng những người cán bộ làm công tác quản lý kinh tế nước ta- tầm vĩ mô hiện nay có những việc làm thiết thức để quản lý đồng tiền không bị thâm thủng. Chi tiêu không cần tính toán, tuỳ hứng. NHất là những ngày cuối năm việc quản lý đồng tiền thưởng cần có sự điều hành cho nhất quán đồng bộ, không có kiểu tôi có tiền tôi chi, như thế là loạn !Mong  rằng ý kiến của Bà Bộ trưởng Bộ Lao đông – THương binh về việc kiểm tra việc chi tiêu tiền lương sẽ trở thành thường xuyên để từ đó tạo ra một mặt bằng công bằng cômg khai và minh bạch...
NCV