Lê Anh Phong
Nói đến khái niệm “Đường biên” người ta thường nghĩ tới biên giới quốc gia. Nhưng còn bao đường biên khác, ranh giới giữa: ánh sáng và bóng tối, trắc ẩn và vô cảm, thanh liêm và lòng tham, cũ và mới, truyền thống và cách tân… Phải chăng thời chộn rộn, thơ hôm nay đang đi giữa những đường biên ấy.
Tôi có anh bạn hơn tôi mấy tuổi, là dân toán nhưng đôi lúc có làm thơ, anh rất ngại mọi người gọi mình là nhà thơ, dẫu thơ anh còn hay hơn không ít người mang danh xưng này nọ. Một anh bạn khác là nhà thơ có lần tâm sự với tôi về việc thơ được đăng báo, nhưng vui thì ít, bực bội lại nhiều, vì để an toàn người biên tập đã sửa một câu làm hỏng cả bài. Còn đây là một câu chuyện mà tôi chứng kiến. Ấy là trong buổi tổng kết cuối năm của Hội Nhà văn Hà Nội, hai ông bạn mừng rỡ gặp nhau, cả hai đều tặng sách cho nhau, nhưng bất ngờ một ông chỉ vào giá ở bìa 4 và nhắc ông bạn trả tiền. Họ chia tay nhau ngay và không biết sau này có gặp lại… Đó là những câu chuyện ở đường biên đều liên quan đến thơ và phía sau chữ nghĩa. Sống một đằng, viết một nẻo. Có tác giả sau khi đọc thơ, tôi rất muốn được gặp, nhưng khi gặp thì thất vọng “toàn tập”. Ngay trong Ngôi nhà Văn chương, nhiều khi sang trọng và nhếch nhác chỉ cách nhau một làn ranh mỏng. Bên vách thời gian, vẫn có sự lặng lẽ một đèn một bóng để sinh thành những tác phẩm, những tập thơ mang dấu ấn của sáng tạo, của sự dấn thân. Những người thơ như thế thường ngơ ngác. Họ không cánh hẩu, không bầy đàn, lặng lẽ sống và lặng lẽ âm vang
Xem tiếp