Trần Đình Sử
Khổng Tử đã rất tinh ý khi để chữ oán ở vị trí cuối cùng, không coi là quan trọng hàng đầu, mặc dầu đã không bỏ quên nó. Vào những năm thời Mao Trạch Đông, trong một dịp đi sang giao lưu với giới văn chương Nhật Bản, nhà văn Trung Quốc Tiền Chung Thư có bài nói chuyện Thi khả dĩ oán (in trong Tiền Chung Thư văn tập, 2004, tr. 635–647). Ông bảo người ta bỏ quên lời dạy này của Khổng Tử đã quá lâu, cho nên trong văn học tuyền chỉ nghe một thứ tiếng ngợi ca, ngọt ngào, hào sảng, mà không nghe thấy tiếng thương đau. Mà cuộc sống thì đâu phải chỉ có tiếng reo vui, tiếng hào hùng, tiếng phấn khởi.
Tiền Chung Thư sau khi dẫn lời của Khổng, liền kiểm kê lại văn học Trung Quốc mấy nghìn năm, xem các thứ thơ hưng, quan, quần, oán trong lịch sử thế nào. Ông dẫn rất nhiều rồi đi đến kết luận, tiếng vui, tiếng lạc chỉ có ít trong thơ, trong sử, phần nhiều không thật, còn tiếng đau, tiếng bi thì rất nhiều và thật. “Oán hận nhi ca” mới là tiếng thật. Nhạc phủ có “Bi ca hành”, mà không có lạc nhi hành, có câu “bất bình tắc minh” nghĩa là bất bình thì kêu lên.
Xem tiếp