Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

VOI ĐÚ LỢN XỀ CŨNG HỘC

Lục Dân
Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2011 9:30 PM
 
        Rạng sáng ngày 12/2011 nghe tin Vịnh Hạ Long của  đất nứơc ta đã đựơc thế giới chính thức công nhận là 7 kì quan của thế giới. Mỗi người Việt nam yêu nứơc đều cảm thấy vinh dự và tự hào. Làm sao mà không vinh dự tự hào khi thấy vùng vịnh thơ mộng này đã vượt lên 400 kì quan của 200 quốc gia trên thế giới, để lọt vào vòng chung kết bầu trọn với 28 kì quan ứng cử viên để rồi trở thành một trong 7 kì quan đẹp nhất thế giới. Nhưng mừng đấy rồi lại lo đấy…
        Một lần một quan chức của Nhật Bản có dịp đi suốt chiều dài đất nứơc chứng kiến cảnh quan của Việt nam ta đã phải thốt lên “đất nứơc các bạn đẹp thật. Đẹp đến độ phải có một tài năng rất lớn mới có thể làm mất đi vẻ đẹp đó”. Lời nhận xét hài hứơc đầy chí lý này của vị khách nứơc ngoài đã cách đây gần 1/5 thế kỉ . Và cho đến bây giờ chúng ta chợt cảm thấy bùi ngùi khi nhìn lại cảnh vật đất nứơc ta. Những khu rừng trên toàn quốc kể cả những khu rừng nguyên sinh, rừng cấm, rừng phòng hộ… bị lâm tặc và nạn đốt rừng,  phá rừng đã trọc húi đến 80% diện tích. Những dòng sông kể cả những dòng sông lớn nhất như Hồng Hà thường đựơc gọi là sông Cái ( sông mẹ ), sông Nhuệ, sông Thái bình…vùng châu thổ đồng bằng Bắc bộ, đến những con sông nổi tiếng vùng đồng bằng Nam bộ như Đồng Nai ,Thị Vải, kênh Tẻ, kênh Đôi .. đều bị ô nhiễm trầm trọng vì nứơc và chất thải công nghiệp. Những dẫy núi đẹp đến nao lòng như hòn Vọng Phu của lạng Sơn núi Voi của Thanh Hoá, núi Chí Linh ở Hải Dương, núi Cấm trên Thái Nguyên, Tam Đảo của Vĩnh Phúc.. hết thẩy bị xâm phạm, làm biến dạng hoặc làm mất hẳn. Hàng loạt hồ đẹp nổi tiếng như Hồ Tây, Trúc Bạch, hồ Văn Chương.. của Thủ đô Hà Nội, hồ Xuân Hương của Đà Lạt, đầm Vạc của Vĩnh Phúc bị thu hẹp và xâm hại cảnh quan và môi trường…
       Còn với Vịnh Ha Long kì diệu giờ đây đã trở thành một trong 7 kì quan của thế giới thì cũng không thoát khỏi sự băng hoại khủng khiếp vì cảnh quan môi trường bị chà đạp và thiếu hẳn một sự quản lý chuyên nghiệp văn minh có tầm nhìn xa. Những hòn đảo nổi tiếng vẫn chưa ngớt tiếng mìn phá đá. Những ống nứơc thải có đường kính 700mm cùng ba hố ga đầy rác bẩn, bốc mùi của Công ty dầu thực vật Cái Lân, những xe ôtô hút phốt vẫn ngày ngày đổ thẳng xuống kì quan thế giới. Hàng vài chục nhà hàng ăn uống nổi trên vịnh Hạ Long vẫn vô tư ngày ngày vứt đồ phế thải, lon bia, nứơc ngọt và giấy thải tạo thành những bãi rác lưu động trên mặt biển. Công ty nuôi trai Hạ Long Peael bị phá sản vì vật nuôi bị chết vì nứơc ô nhiễm. Hàng nghìn ha rừng nứơc mặn tạo vẻ đẹp hoang dã, nên thơ bị tàn phá dữ dội và mất hut để thay vào đó là những công trình bê tông công nghiệp … Đó là chưa kể sự mất an toàn đối với khách du lịch của các công ty du lịch trên vịnh Hạ Long. Vụ tai nạn khủng khiếp xẩy ra vào ngảy 17/2 làm chìm tàu Trường hải 06-QN 5198 làm chết 12 người trong đó có 11 nạn nhân nứơc ngoài gồm đủ các quốc tịch Nga , Úc , Nhật ,Pháp, Thuỵ điển ,Thuỵ Sĩ.. Là một thí dụ gây kinh hoàng cho khách du lịch trong và ngoài nước…
        Ối giời ơi, lại còn thêm cái cô Lý Nhã Kì hở ngực tổ bố trong “kịch một đêm… “nữa chứ. Nghe nói cô này cũng đóng góp ít nhiều cho cái sự thắng thế của Hạ Long. Trong buổi tối vinh hư danh, thì quần áo lôi thôi, mặc áo dài Hà Nội mà lộ rõ sự cầu thả theo kiểu trọc phú giầu nỏi, thiếu cái cốt cách cơ bản, học hành đến đầu đến đũa. Khuy nọ cài xọ khuy kia. Buồn thay
         Vâng. Vịnh Hạ Long đã là thằng cảnh tầm thế giới nhưng để giữ vùng vịnh tuyệt đẹp này đúng nghĩa là kì quan có sức thu hút khách du lịch thế giới thì không chỉ bằng những lời hiệu triệu, những chữ kí mà ngay lúc này rất cần một cách nhìn mới của nhà nứơc thông qua một chính sách quản lý hợp lý và hữu hiệu. Đừng để Kì quan thế giới mới này của nứơc ta lại rơi vào tình trạng đầu voi đuôi chuột như di sản văn hoá Huế, Hội An , Thánh địa Mỹ Sơn…
          Đừng thấy thiên hạ người ta văn minh kì quan mà mình cũng “kì quan” như một sư học đòi vớ vẩn kiểu “voi đú lợn xề cũng hộc” đề che đi những điều bức thiết nhất mà người Việt nam đang chịu đựng   
Lục Dân