Đọc bài “Quản lý...Trời ơi đất hỡi” của Nguyên Duy Xuân...Thật khoái cái lỗ tai quá chừng vì tác giả nói rất trúng và rất đúng là cứ khi sự việc tòe loe, toét loét thì mới thấy mặt chính quyền xuất hiện lên tiếng và giải thích vòng vo vài câu cho qua chuyện. Rất cám ơn Nguyễn Duy Xuân đã dám nói lên rất trúng và rất đúng sự thật ấy nhưng chưa hết, tác giả mới nói ở mảng nông nghiệp như việc vặt râu ngô non, chặt chân trâu bò lấy móng, chuyện làm chè khô, chè vàng, chè bẩn, người đi thu gom khoai lang, với giá cao ngất để làm cho người trồng khoai ngỡ cơ hội đổi đời đã đến, lại còn chuyện cho họ thuê đất mở trang trại làm ăn. Rồi họ đi hàng đoàn hàng lũ vào làm ăn sinh sống ở nước ta...để khi công luận đề cập đến mới biết .
Nhân tiện được đọc bài của Nguyễn Duy Xuân, tôi cũng cảm thấy bứt rứt trong người mà xin bổ xung vài điều để các nhà quản lý đã nghe thì nghe luôn và thấu hiểu luôn một thể: Tôi cảm nhận một điều ở nước ta hiện nay người ta lạm dụng quá nhiều vào các danh từ “thời kỳ mở cửa”, “cơ chế thị trường”, “Tính tự chịu tráh nhiệm”, Phân cấp để quản lý “ ...để thả nổi những công việc lẽ ra không được thả nổi, để phân cấp một cách tùy tiện lẽ ra không nên phân cấp như quản lý đất đai, núi rừng, tài nguyên khoáng sản, rồi quản lý tiên vay, quản lý ngoại tệ, điều hành giá vàng, giá xăng dầu, quản lý thu nhập của người lao động...
Tôi xin đi vào việc Quản lý tiền vay nước ngoài của nước ta trước tiên :
Theo số liệu công bố trước đây tính đến 31/12/2009, tổng số tiền nợ nước ngoài của nước ta là 27,929 tỷ USD, tương đương với khoảng 479,5 nghìn tỷ đồng (Tính theo thời giá lúc đó).Năm 2007, tổng số nợ mới khoảng 19,25 tỷ USD.Năm 2008 đã là hơn 21,8 tỷ USD.Năm 2009 là 27,929 tỷ USD. Số dư nợ tiền vay mỗi năm mỗi tăng .( Nói số dư là đã kể số tiền đã trả)
Tiền nợ bằng 39% GDP và ở mức cao nhất kể từ năm 2005. Dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn của Việt Nam là 290%, trong khi mức khuyến nghị của Ngân hàng thế giới WB là trên 200%. Nghĩa vụ trả nợ Chính phủ so với tổng ngân sách Nhà nước của Việt Nam là 5,1%, ngưỡng an toàn của WB là dưới 35%. Cho nên Bộ trưởng Tài chính vẫn khẳng định: "Nợ quốc gia vẫn ở ngưỡng an toàn, không đáng lo ngại vì chúng ta vẫn có khả năng trả nợ tốt”. " Tỷ lệ nợ GDP vẫn trong ngưỡng an toàn theo chuẩn mực Quốc tế”.
Bộ Tài chính cuối tuần qua lại công bố, tổng số nợ nước ngoài của VN tính đến cuối năm 2010 đã vượt 32,5 tỉ USD, chiếm 42,2% GDP, tăng so với con số 39% của năm 2009 và cao nhất kể từ năm 2006. Con số này cũng cao hơn con số 38,8% mà Chính phủ dự kiến hồi cuối năm 2010. Tổng lượng tiền mà ngân sách phải trả nước ngoài trong năm 2010 là 1,67 tỉ USD (riêng tiền lãi và phí là hơn 616 triệu USD), tăng gần 30% so với con số 1,29 tỉ USD của năm 2009. Trong khi đó, dự trữ ngoại hối của VN trong năm 2010 chỉ còn tương đương 187% tổng dư nợ ngắn hạn, giảm mạnh so với con số 290% của năm 2009.
Uy tín nợ quốc gia bị ảnh hưởng do một số bất ổn của nền kinh tế vĩ mô và sự kiện Vinashin, (Ở nước khác sẽ có nhiều phải mất chức là cái chắc, con ta?), lãi suất vay nợ của VN đang có xu hướng tăng lên. Lãi suất đi vay của VN hiện ở mức thấp 1 - 2,99%/năm (chiếm khoản 65,5% tổng dư nợ). Tuy nhiên, khoản vay có lãi suất cao từ 6 - 10% một năm trong năm 2010 cũng đã lên tới 1,89 tỉ USD, gấp hơn 2 lần năm 2009
Mặc dù vẫn có sự "chấn an" của Bộ Tài Chính, người dân cũng hiểu và nhân thức được trong hoạt động tài chính kinh tế của một nước không thể không có quan hệ nợ nần lẫn nhau…Nhưng xem ra hiệu quả của đồng tiền đi vay của ta là quá thấp, nhìn số tiền nợ cứ năm sau tăng hơn năm trước- năm 2008 tăng hơn năm 2007 là 2, 55 tỷ USD( 21,8- 19,25), Năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 6,129 tỷ USD (27,929- 21,8) Năm 2010 tằng hơn năm 2009 là 4,571 tỷ (32,5 – 27,929)dù có viện dẫn lí do gì đi nữa thì người dân vẫn thấy không yên tâm một chút nào với số tiên nợ khổng lồ như vậy.Con cái chúng ta phải kéo cày trả nợ là cái chắc!Vẫn nói ăn nên làm ra kinh tế phát triển mà tại sao số dư tiền vay không giảm, mà cứ năm sau tăng hơn năm trươc? Không có tiền vay chắc nền kinh tế phải đổ vỡ từ lâu!? Cứ kiểu chấn an về khoản tiên vay để người dân tin tưởng yên tâm như bây giờ là không thể chấp nhận được. Thiết tưởng Chính phủ cũng không nên quá tin và tận dụng quá mức vào lòng hảo tâm của bạn bè.Cuộc sống đã dạy : “Chẳng ai cho không nhau cái gì!”
Nhà nước có cả một bộ máy khổng lồ, chẳng lẽ không có giải pháp gì để đối phó với Giá vàng , giá đô la, giá xăng giầu cứ tùy hứng lên xuống như có ma lực nào đó đang tồn tại chứ không phải ở một quốc gia đang có chính phủ? Người dân bình thường cũng cảm thấy khó hiểu. Ở vị thế lãnh đao chắc còn khó hiểu hơn!
Cả việc thu nhập cho người dân cũng vậy: Người thì thu nhập hàng tỷ đồng cao ngất ngưởng nuôi được cả họ trong một năm, còn thừ thiện về làm đường xây nghĩa trang, đường làng cho cả xã cả huyện, còn người lao động chỉ có 2-300 ngàn đồng thì bảo người ta yên tâm sống sao nổi. Tiền thưởng giữa các ngành năm nào cũng kêu có sự chênh lệch quá lớn nhưng chẳng ai giải quyết để rồi năm sau lại phát triển hơn năm trước. Là cán bộ nhà nước còn nghĩ đến làm giầu thì người dân tại sao không. Bụng đói thì đầu gối phải bò, phải nghĩ đến chuyên tiêu cực ăn trộm ăn cướp, buôn lậu. An sinh xã hội là một chủ trương lớn và đúng đắn, nhìn vào thực tế thì như thế nào giá cả sinh hoạt bữa ăn hàng ngày của người dân như mớ rau, con tép đều tăng lên hàng ngày, tiền học phí mỗi năm một tăng. Người dân phải bức xúc và phải tổ chức biểu tình để đòi quyên lợi chứ sao?
Mới đây nhất tôi được đọc một bài báo nói về giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật với cái tít “còn nhiều tranh cãi”, tuy bài báo chưa nói đến ai đúng ai sai, nhưng qua bài báo đã thấy những việc vì “không công khai minh bạch” còn “khuất tất”, còn “áo gấm đi đêm”của người có chức có quyền nên đã dẫn đến sự tùy tiện ngẫu hứng, người tài năng thực sự thì bị vùi dập, người không đáng được thì lại được vinh danh.Không những văn học nghệ thuật, mà việc học hành cũng biểu hiên xuống cấp ; Học trò thì vô lễ. Thầy giáo thì đạo công trình...Học chỉ mang hình thức đối phó.
Mỗi một thời kỳ Lãnh đạo đất nước đều có đề xuất ra được những chủ trương đường lối để người dân phấn đấu thực hiện , dân không biết chữ “ có chủ trương “ Giệt giạc dôt”. Dân đói nghèo phát động “toàn dân tăng gi sản xuất”. Đấu tranh thống nhất nước nhà, có phong trào thi đua “vì Miền Nam ruột thịt làm việc bằng hai”...còn bây giờ phát triển kinh tế với tiêu chí : “ Quản lý tốt nền Kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thực hiên an sinh xã hội” ? Đã đề ra phải làm cho tốt, thiếu đi sự kiên quyết, dung dưỡng cái này sẽ nẩy nòi ra cái kia, cái nẩy sẽ xẩy cái ung là vậy.
Người ta bảo “một người lo bằng kho người làm”. Hình như bây giờ ở ta có ít người lo qúa.Nhân tài đất nước là nguyên khí quốc gia chưa được tận dụng và phát huy cao độ.
Những ý kiến của người dân đưa ra phải được trân trọng phải được cân nhắc, phải được phản biện. Mọi người dân, chắc ai cũng được nghe câu truyên cổ tích “ Bộ quần áo mới của vị Hoàng đế”, Mặc dù bàn dân thiên hạ trông thấy vua khỏa thân hăn hoi nhưng vì sợ mình là mù quáng, sợ mình là con người không có trí tuệ nên đã phải tự dối lòng mình là phải công nhân một ông vua không có trí tuệ, ngu đần vẫn coi là vị vua sáng anh minh vì bị bọn lưu manh mua chuộc lừa bịp là có mặc quần áo hẳn hoi. Nhân dân ta không ai muốn là kẻ bị mua chuộc bị lừa bịp nên đã có những tiếng nói đích thực...
Dám nói lên sự thật là một đứa bé mới lớn chỉ biết tôn trọng sự thât, vì có cái tâm trong sáng như vậy nên mới dám nói lên với mọi người sự thật đau lòng“Vua không có quần ...!”.
Ý kiến chúng tôi cũng chỉ dám nhận chỉ là ý kiến của đứa bé trên, mong sao được các nhà quản lý để ý xem xét tới là quý lắm rồi! (Ngày 21-8- 2011)