Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
Trang chủ
» Tản văn
THẤP THOÁNG TRƯỜNG SƠN 5
Trần Nhương
Thứ ba ngày 28 tháng 4 năm 2009 4:44 AM
Đêm 16-4-2009 chúng tôi nghỉ tại khách sạn Sài Gòn trong khu Phong Nha. Một ngày dong duổi mấy trăm cây số khá mệt mỏi. Tôi mừng vì khách sạn có wifi nhưng khi mở máy thì không sao vào mạng được. Tôi vác laptop xuống phòng giám đốc nơi đặt modem cũng không vào được mạng. Anh Hảo người phụ trách ở đây nhường máy bàn cho tôi tác nghiệp. Vội mở email xem có thư từ gì không. Trong inbox khá nhiều thư nhưng có một lá thư quan trọng của GS Huệ Chi. Ông Huệ Chi và nhóm biên soạn kiến nghị với nhà nước về vụ khai thác bauxite Tây Nguyên. Trước đó mấy ngày tôi đã nhận được email của anh Huệ Chi hỏi tôi rằng anh có đồng ý kí tên vào kiến nghị không. Tôi trả lời đồng ý. Hôm nay nhận kiến nghị và lời đề nghị của anh Huệ Chi và nhóm biên soạn tôi hăm hở cho lên mạng ngay. Thế là đêm 16-4 kiến nghị tung lên mạng toàn cầu.
Sáng 17- 4 tôi dậy sớm vào mạng kiểm tra thì bản kiến nghị đã có mấy trăm lượt người đọc từ nhiều nước trên thế giới. Trong inbox email của tôi tới gần 100 thư đến. Vì bản kiến nghị lấy con web của tôi là hòm thư ghi tên vào kiến nghị. Thế mới biết sự đồng thuận của xã hội trong một vấn đề lớn của sự an huy đất nước rất cao. Nhân dân và những nhà trí thức của ta vẫn ăm ắp lòng yêu nước.
Chương trình hôm nay chúng tôi đi lên đường 20 Quyết Thắng. Con đường này tôi đã qua đây nhiều lần. Trong chiến tranh con đường này thuộc Binh trạm 16 quản lý. Và chính trên con đường này người chính uỷ đức độ, tài ba của Cục Vận tải quân sự Nguyễn Danh Phan đã hy sinh. Trên con đường 20 mà Xuân Quỳnh đã viết bài thơ “Thơ viết trên đường 20” nổi tiếng ngày nào. Trong chiến tranh chị có qua đây và sống cùng các cô gái TNXP ít ngày. Đường 20 rất nhiều kỳ tích của những người giữ đường nhưng hang Tám cô vẫn làm cho lòng ta quặn thắt. Nói là 8 cô nhưng thực ra chỉ có 4 cô và 4 anh. Không biết vì sao ai đó đã gọi là hang Tám cô để bây giờ thành tên. Trong một trận bom, cửa hang bị sập. Tám người không có lối thoát và họ chết dần từng ngày trong hang đá đó. Nghe các anh từng ở đây kể lại rằng tiếng kêu cầu cứu của họ cứ đuối dần, đến ngày thứ 9 thị tắt hẳn. Tại sao ngày ấy không có cách gì để cứu họ ? Máy khoan, máy xúc, thậm chí có thể đánh bộc phá với lượng nhỏ để mở cửa hang. Chắc có một lý do nào đó nên không thể cứu sống được 8 người. Tám người chết cùng trong một hang, táng chung trong một hang đá phía tây Quảng Bình, cách biên giới Việt Lào 44 cây số. Nhưng điều làm chúng ta đau xót nữa là sau 20 năm 8 bộ hài cốt ấy mới được tìm thấy và an táng họ trên đất mẹ. Chiến tranh rất nhiều điều kỳ lạ đến phi lý nhưng trong hòa bình tại sao lại có chuyện đến 20 năm sau mới tìm đến hang này ?
Câu hỏi đó cứ quặn trong lòng tôi suốt chặng đường mà không ai trả lời được.
Đoàn chúng tôi đi tiếp để đến viếng mộ các chiến sĩ Trường Sơn.. Ngay từ năm 1972 vừa giải phóng Quảng Trị, tướng Đồng Sĩ Nguyên đã cho xây dựng nghĩa trang này. Bây giờ tôi mới có điều kiện đến viếng mộ các anh. Hơn một vạn người ngã xuống tuyến đường Trường Sơn được quy tập về đây. Nghĩa trang được phân theo tỉnh thành. Riêng khu vực Hà Nội đã có đến mấy ngàn ngôi mộ chưa kể Hà Tây. Không biết bây giờ Hà Tây về Hà Nội thì những người quản trang có nhập hai khu làm một không. Trần sao âm vậy mà lị.
Tôi đến khu mộ vô danh. Trước khi đến khu ấy tôi thấy ngôi mộ của đại tá Đặng Tính, Chính uỷ của bộ đội Trường Sơn. Đại tá Đặng Tính đã hy sinh trên đường đi triền trạm cho quốc vương Xihanúc vượt Trường Sơn về Campuchia. Ông Đặng Tính còn là nhà thơ, tôi nhớ có một số tạp chí Văn nghệ quân đội tôi và ông cùng in thơ. Ở khu mộ vô danh tôi đọc thấy nhiều ngôi mộ tấm bia ghi “chưa có tên”. Lại có một ngôi mộ dán một tờ giấy ghi họ tên liệt sĩ Đoàn Văn Nguyệt, Nam Sách Hải Dương. Chăc là vừa tìm được tên tuổi nhưng chưa kịp khắc bia. Còn khá nhiều ngôi mộ không tên, không biết quê quán ở đâu ? Chắc gia đình đau đáu vẫn đang đi tìm . Các anh ngã xuống cho đất nước về một mối, liệu các anh có yên lòng khi những kẻ tham lam và cuồng vọng vẫn lăm le bờ cõi nước mình, đang ăn trên ngồi chốc bòn rút của cải, tiền bac, tài nguyên của nhân dân ???
Các tin khác
Giá như
Đầu xuân đi thăm cha đẻ Chị cả Phây
Nước mắt rơi trên bàn phím
UỐNG RƯỢU CẦN VỚI ĐỖ THỊ TẤC
CHUYỆN TRÌNH DIỄN
GẶP NGUYỄN VIẾT CHIẾN Ở TRẠI SÁNG TÁC VĂN NGHỆ QUÂN ĐỘI.
THẤP THOÁNG TRƯỜNG SƠN
THẤP THOÁNG TRƯỜNG SƠN 2
THẤP THOÁNG TRƯỜNG SƠN 3
THẤP THOÁNG TRƯỜNG SƠN 4
TÔI ĐÃ CÓ MẶT Ở DINH ĐỘC LẬP VỚI LÁ CỜ ĐOÀN
HOA MÃI VÀNG THÁNG TƯ
VỀ QUÊ HƯƠNG TRẦN THỦ ĐỘ
VỀ QUÊ HƯƠNG TRẦN THỦ ĐỘ (2)
VỀ QUÊ HƯƠNG TRẦN THỦ ĐỌ (4)
NGƯỜI VIẾT "ĐÊM TRƯỜNG SƠN NHỚ BÁC"...BÂY GIỜ
CÓ MỘT NỖI BUỒN MANG TÊN THÁNG 5
NGƯỢC DÒNG SÔNG HỒNG
TRÀN NHƯƠNG ĐI BỤI...
ĐI TẢ PHÌN
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)