Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
Trang chủ
» Tản văn
THẤP THOÁNG TRƯỜNG SƠN 3
Trần Nhương
Thứ hai ngày 20 tháng 4 năm 2009 2:40 PM
Bây giờ đèo Đá Đẽo như một con đốc không đáng nhớ vì không hiểm trở gì cả. Đường nhựa phẳng tốt hơn đường Hà Nội. Dưới chân đèo vẫn con suối ngày xưa mà tôi cùng đồng đội đã bị một trận bom vừa sợ vừa buồn cười.
Hôm ấy cũng vào cuối chiều, chúng tôi nghỉ lại nấu cơm bên bờ suối. Có lẽ vì khói bếp bay lên nên máy máy Mỹ ào đến ném bom. Chúng tôi nghe tiếng rít bổ nhào của máy bay biết rằng nó đánh rồi. Ba chân bốn cẳng chày ào vào vách núi đá, tìm các khe đá cố len sâu vào. Bom rung lên, những vách đá cũng cựa mình răng rắc, bụi đá rơi lả tả. Một lúc lâu thì bom ngừng, chúng tôi tìm cách chui ra. Kỳ lạ lúc này tôi không sao ép mình để chui ra được. Trên đầu tôi là một cái mông ấm nóng của em Ngân, một giọng chèo có hạng câ đội tuyên văn. Ai đời cái chỗ không lịch sự gì lại chụp lên đầu ông anh. Thời gian đó tôi được phân công đi cùng đội tuyên văn của Cục Vận tải quân sự, vừa tham gia vài tiết mục phụ vừa đi thực tế để viết bài tuyên truyền cho ngành. Tôi là loại già nhất đội nên các em đều thương ông anh như anh trai của mình. Em Ngân quê ở Thái Bình vào đội văn nghệ với giọng hát chèo ngọt lịm. Sau này em chuyển ngành về đoàn chèo Yên Bái.
Loay hoay, ép người, nín thở cho người mình mỏng hơn để cố thoát khỏi kẽ đá. Rồi xây xước cả người để được tự do. Ra khỏi kẽ đá thì tôi bị các em xúm lại bôi thuốc đỏ lên vai lên gối. Em Ngân bị ngượng lui lủi chỗ nào không biết. Cả đội cười vỡ bụng, thì ra không chỉ riêng tôi, nhiều anh cũng bị ép dính vào các em. Lúc bom đạn nên mất hết cảm giác gần gũi với đàn bà nhưng khi ra ngoài bờ suối tôi mới thấy hình như trên đầu mình vẫn nóng bỏng như cả cái mông êm ái của em Ngân vẫn chụp lên. Không biết có phải từ cái lần ấy bị ám mà sau này đầu óc mình mụ mị, thơ viết lẩn thẩn không nổi tiếng như các bạn đồng nghiệp.
Lại đi, lại đi xe qua xã Hoá Tiến, Hoá Thanh huyện Tuyên Hoá Quảng Bình, nơi đại bản doanh bộ tư lệnh 559 đặt ở đây vào những năm 1965-1966. Thế là hơn 40 năm trước tại đây bao nhiêu bạn bè tôi như Phạm Tiến Duật, Lê Lựu, Trọng Khoát, Đức Dụ đã sống và chiến đấu. Và cũng từ đây nhiều chuyến đi tới Seng Phan, Lùm Bùm, sông Bạc, đèo Phu La Nhích. Bây giờ nơi đây yên lành, hai bên đường hàng quán nối nhau. Con đường nườm nượp xe qua. Chúng tôi ngồi nghỉ tại một quán nước mía. Trời oi nồng, cốc nước mía của cô gái Quảng Bình làm chúng tôi dịu lại. Tôi ngồi nghĩ ngợi về cái thời chúng tôi ra trận lòng vui và tin tưởng ở tương lai. Giành lấy độc lập tự do là khát vọng của tất cả con dân nước Việt. Vậy mà sau hơn 40 năm lòng ta lại côm lên nỗi lo Bauxite Tây Nguyên. Biết đâu đấy lại là một việc “cõng rắn cắn gà nhà”. Thấy tôi ngồi đăm chiêu, Hà Nguyên Huyến bấm liền mấy kiểu ảnh. Không phải mình diễn như các nghệ sĩ nhân dân, một gương mặt hơi sáng lên, trầm ngâm nhìn ra con đường hun hút trước mặt…
Ảnh; 1- Bản Vân Kiều trên đường 15A
2- Cầu Khe Ve, một trọng điểm ngày đánh Mỹ
3- Người cựu binh già trở lại Trường Sơn
4- Chụp với Hoàng Minh Tường một kiểu bên cây cầu Trung Hoá, một trọng điểm ác liệt ngày xưa.
Các tin khác
Luận về
Ngũ quái họ Trần tụ tập tất niên
Giá như
Đầu xuân đi thăm cha đẻ Chị cả Phây
Nước mắt rơi trên bàn phím
UỐNG RƯỢU CẦN VỚI ĐỖ THỊ TẤC
CHUYỆN TRÌNH DIỄN
GẶP NGUYỄN VIẾT CHIẾN Ở TRẠI SÁNG TÁC VĂN NGHỆ QUÂN ĐỘI.
THẤP THOÁNG TRƯỜNG SƠN
THẤP THOÁNG TRƯỜNG SƠN 2
THẤP THOÁNG TRƯỜNG SƠN 4
THẤP THOÁNG TRƯỜNG SƠN 5
TÔI ĐÃ CÓ MẶT Ở DINH ĐỘC LẬP VỚI LÁ CỜ ĐOÀN
HOA MÃI VÀNG THÁNG TƯ
VỀ QUÊ HƯƠNG TRẦN THỦ ĐỘ
VỀ QUÊ HƯƠNG TRẦN THỦ ĐỘ (2)
VỀ QUÊ HƯƠNG TRẦN THỦ ĐỌ (4)
NGƯỜI VIẾT "ĐÊM TRƯỜNG SƠN NHỚ BÁC"...BÂY GIỜ
CÓ MỘT NỖI BUỒN MANG TÊN THÁNG 5
NGƯỢC DÒNG SÔNG HỒNG
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)