Kính tặng hương hồn cố PGS-TS Đổ Văn Ninh
Tôi mới làm quen với PGS-TS Đổ Văn Ninh cách đây chưa lâu,mới hơn chục năm nhưng đã từng nghe tiếng ông là một nhà khảo cổ học có tài và có đạo đức trong sáng,nổi tiếng từ những năm 60 của thế kỷ trước.Ông để lại cho hậu thế mhiều công trình nghiên cứu khoa học có gia trị trên các lĩnh vực,khảo cổ,sủ học,Hán Nôm.Ông là chuyên gia hàng đầu về tiền cổ Việt nam,cũng là chuyên gia hàng đầu về gạch và,mộ cổ,có nhiều cống hiến trong khai quật Hoàng thành Thăng Long…Là một trí thức lớn nhưng lần đầu tiên tiếp xúc với ông tại căn hộ số 10 khu tập thể Đại học Khoa hoc xã hôi và nhân văn tại Kim Mã Thượng,phường Cống Vị,quận Ba Đình,tôi chỉ thấy ông là một con người khiêm tốn,giản dị,sống trong một môi trường cũng khiêm tốn,giản dị.Về mặt tuổi tác tôi nhỉnh hơn ông còn về chuyên môn khoa học thì tôi chỉ có trình độ làng nhàng chưa xứng là học trò của ông.Song điều ngạc nhiên là ông đã tiếp và trò chuyện với tôi thân mật,bình dị như một người bạn đồng trang lứa!Vốn là người yêu sử học,thích khám phá,tôi đến với ông là do khâm phục tài năng,sáng tạo và cả tinh thần dũng cảm khi ông là người đầu tiên đề xướng phản biện giả thuyết “Đô đốc Đặng Tiến Đông ở Lương Xá (Chương Mỹ,Hà Tây nay là Hà Nội) chính là Đô đốc Long”của GS Phan Huy Lê.có từ những năm đầu thập kỷ 70 thế kỷ trước,qua khai thác các di bản,di vật đời Tây Sơn mà GS phát hiện ở Lương Xá và chùa Trăm Gian(cùng ở huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội) đã được giới sử học,Hán nôm học công nhận để đặt tên đường,giới thiệu trong bảo tàng,trong từ điển Bách khoa VN,trong sách giáo khoa dạy ở nhà trường trõng vài thập kỷ sau đó…Tuy nhiên đến cuối thế kỷ XX,qua trực tiếp nghiên cứu các di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá cũng là những tư liệu lịch sử GS Phan Huy Lê từng khai thác trước đây,Đố Văn Ninh lại khẳng định tên của nhân vật trong di bản bằng chữ Hán phải đọc là Giản(Đặng Tiến Giản) và theo văn bia thì Đặng Tiến Giản là vị tướng Tây Sơn khác không phải Đô đốc Long.(“Đô đốc Đặng Tiến Đông hay Đô đốc Đặng Tiến Giản”-Đổ Văn Ninh-Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3 tháng 5-6 năm 1999).Bài phản biện của Đổ Văn Ninh được giới nghiên cứu khoa học xã hội trong và ngoài nước đánh giá cao.Năm 2000 đã có các nhà nghiên cứu có uy tín:Trần Văn Quý(Sử học-Hán nôm học)Lê Trọng Khánh(sử học) viết bài đăng trên cuốn “Đối thoại sử học”(Nxb Thanh Niên-2000)hưởng ứng,cung cấp thêm chứng cứ và kiến nghi các cơ quan quản lý văn hóa thẩm định phản biện về giả thuyết:”Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long” để trả lại sự thật cho lịch sử.Tuy nhiên nhiều năm tiếp theo nghi án lịch sử nói trên bị “bỏ quên” có nguy cơ chìm xuống trong khi đó nhóm phản biện trên “Đối thoại sử học” không còn khả năng tiếp tục vì tuổi tác,bệnh tật,có người đã qua đời(Trần Văn Quý mất năm 2003),Đổ Văn Ninh tuy còn có khả năng nhưng bận nhiều việc khác.Trong tình hình khó khăn đó,với động cơ quyết không để nghi án lịch sử trên chìm xuống,một nhóm nhà nghiên cứu khác trong đó có tôi đã cố gắng tìm thêm chứng cứ ,lập luận bổ sung hoàn thiện phản biện về giả thuyết “Đặng Tiến Đông” nêu trên “Đối thoại sử học”.Cuối năm 2007 một công trình phản biên hoàn chỉnh về giả thuyết “Đặng Tiến Đông” đã gửi đến Bộ Văn hóa Thể thao và Du Lịch với kiến nghị được Bộ xem xét giải quyết dứt điểm nghi án lịch sử này.Bộ trưởng bộ VHTTDL đã có công văn số 21/BVHTTDL-DSVH ngày 04/01/2008 do thứ trưởng Trần Chiến Thắng ký kính gửi Viện Khoa học Xã hội Việt nam nêu nhận xét :”Đây là vấn đề liên quan đến bộ môn khoa học lịch sử và văn bản học,vì vậy Bộ VHTTDL trân trọng chuyễn công trình phản biện về giả thuyết “Đặng Tiến Đông”của GS Phan Huy Lê đến quý Viện xem xét,giải quyết và trả lời cho người phản biện” .Tuy nhiên cho đén cuối năm 2010 Viện KHXHVN vẫn chưa có hồi âm.Qua khiếu nại của người trưng cầu xem xét phản biện Bộ trưởng Bộ VHTTDL tiếp tục có công văn số 4275/BVHTTDL-TTr ngày 01/12/2010 do thứ trưởng Lê Khánh Hải ký kính gửi Ông Viện trưởng Viện KHXHVN với nội dung nhắc lại:” Bộ VHTTDL đã có công văn số 21/BVHTTDL-DSVH gửi Viện KHXHVN nhưng chưa được giải quyết nay đề nghị ông Viện trưởng xem xét và trả lời cho người phản biện theo quy định pháp luật”.
Trong quá trình làm tiếp công trình phản biện do Đổ Văn Ninh phát ngôn đầu tiên năm 1999,tôi thường xuyên gặp ông để phản ảnh tình hình và xin ý kiến nhận xét.Lần nào cũng được ông thân mật đón tiếp lắng nghe và chỉ bảo thêm.Cuối năm 2010 tôi gặp PGS-TS Đổ Văn Ninh tại nhà,thông báo cho ông về công văn thứ 2 của Bộ VHTTDL như trên.Ông rất vui và hy vọng sẽ sớm thấy kết quả phản biện được giải quyết.Từ đầu năm 2011 tôi chưa có dịp gặp lại ông và cũng chưa có lần nào liên lạc với ông thì bất ngờ được biết qua báo mạng là “cây đại thụ Đổ Văn Ninh đã về với người xưa rồi!”(tháng 7/2011).Thật bất ngờ và đau xót! Ông ra đi mà chưa biết kết quả giải quyết phản biện của mình,một công trình tâm huyết với sử học nước nhà ông nêu ra 12 năm về trước!
Đối với phản biên,phần lớn là của giới trí thức,về lý thuyết là được Đáng và Nhà nướ rất quan tâm.Báo cáo cả 2 kỳ Đại hội Đảng lần thứ 9 và thứ 10 đều có nêu cần quan tâm đến phản biện xã hội xem như một biện pháp giúp Đảng,NN xem xét lại đường lối,chủ trương,chính sách của mình.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã ký Quyết định số 97/QĐ/TTg ngày 24/7/2009 có nội dung quy định:”Nếu có ý kiến phản biện về đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng,Nhà nước có thẩm quyền” Vậy mà công trình phản biện một giả thuyết lịch sử”Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long”được công luận nêu lên từ năm 1999,sau đó lại được chính thức báo cáo bằng văn bản lên cơ quan NN có thẩm quyền,được Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành 2 văn bản(2008 và 2010) gửi ông Viện trưởng Viện KHXHVN đề nghị thẩm định và cho biết kết quả nhưng cho đến nay Viên KHXHVN,một cơ quan khoa học có đủ khả năng,thẩm quyền giải quyết nhưng lại tránh né không thực hiện!Để một phản biên hoàn toàn có tính chất xây dựng vì lợi ích chung của lịch sử đất nước,tồn tại kéo dài cho đến người đề xuất phản biện chết mà vẫn không biết kết quả?Vậy có phải Đảng và NN thực sự quan tâm đến phản biện xã hôi? QĐ 97/TTg/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định người phản biện phải gửi công trình của mình đến cơ quan NN có thẩm quyền nhưng lại không có chế tài xử lý các trường hợp cơ quan NN nhận phản biện để rồi…vứt vào sọt rác!.Phải chăng vì thế quyết định nêu trên của Thủ tướng CP không có hiệu lực thi hành?Câu trả lời trước hết thuộc trách nhiệm của ông Chủ tịch(Viện trưởng)Viện Khoa học xã hội Việt nam,cơ quan khoa học trực thuộc Chính phủ!
Trúc Diệp Thanh