CÁN BỘ CŨNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC
Bảo Dân
Chủ nhật ngày 18 tháng 10 năm 2015 5:50 AM
Xưa nay ở ta có thói quen và đã thành nếp nghĩ mặc nhiên rằng cần phải giáo dục quần chúng nhân dân điều này điều nọ. Thậm chí trong các văn bản người ta cũng ghi điều này mà không mấy khi ghi rằng trước hết phải tăng cường giáo dục cán bộ. Sinh thời Bác Hố bao giờ cũng yêu cầu tăng cường giáo dục cán bộ đảng viên rồi mới đến quần chúng. Thậm chí Người còn đòi phải học tâp nhân dân. Từ đạo đức lối sống đến nếp ăn nếp ở. Người luôn đòi hỏi cán bộ phải luôn dĩ công vi thượng.
Thực hiện những di huấn của Người, từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng đã đề ra mục tiêu chung của công tác cán bộ là: “ Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể gắn bó với nhân dân dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ phải đồng bộ có tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý.
Phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng là kế thừa, phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Bài học về công tác cán bộ của Bác Hồ không bao giờ cũ.
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn coi dùng người là quốc sách.Phát huy truyền thống và phương sách dùng người của tiền nhân để lại, từ khi ra đời đến nay, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ, coi cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công đào tạo, huấn luyện xây dựng được một đội ngũ cán bộ trung thành với Tổ quốc và dân tộc, tận tuỵ kiên cường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các thời kỳ. Tư tưởng của Người về cán bộ và sử dụng cán bộ là những di sản vô giá.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng cán bộ là khâu quyết định. Người viết: “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Cán bộ là những người đem đường lối, chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo lại cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Thực tế là mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ đều do cán bộ đề xuất, đồng thời cũng do cán bộ tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện. ngươiif nhân mạnh . đường lối của Đảng đúng hay sai, tổ chức thực hiện thành hay không đều phụ thuộc vào cán bộ. Động lực của mọi cuộc cách mạng là quần chúng nhân dân, mà hạt nhân chủ yếu của nó là lực lượng cán bộ. “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, chính là quan điểm về con người với tính cách vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Đó là biểu hiện cụ thể của quan điểm “lấy dân làm gốc”.
Từ nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của cán bộ trong giải quyết mọi công việc, mọi nhiệm vụ của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy để có đội ngũ cán bộ tốt Đảng cần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đảng, phải coi “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”, phải biết lựa chọn, đánh giá, sử dụng và đối xử đúng với cán bộ trọng mỗi một người có ích cho công việc chung”. Đảng phải nắm và phải biết rõ cán bộ. Người cho rằng muốn nắm và biết rõ cán bộ phải thường xuyên xem xét cán bộ, nếu không sẽ là một khuyết điểm to. Người chỉ cho ta thấy, tác dụng của việc thường xuyên xem xét cán bộ là “tìm thấy những nhân tài mới, một mặt khác những người hủ hoá cũng lòi ra”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: “Phải cân nhắc cán bộ cho đúng và phải dùng cán bộ cho khéo”. Người viết: “ Khi cân nhắc cán bộ phải xét rõ người đó có gần gũi quần chúng, có được quần chúng tin cậy mến phục không”, nghĩa là phải xem xét uy tín cán bộ trước quần chúng đến mức độ nào và phải xem người ấy xứng đáng với việc gì. “Nếu người có tài mà dùng không đúng tài của họ, cũng không được việc”, “nếu cân nhắc không cẩn thận không khỏi đem người chỉ nói mà không làm vào những địa vị lãnh đạo, như thế rất có hại”. Người phê phán việc không biết tuỳ tài mà dùng người, thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao, thành thử hai người đều lúng túng…. Người chỉ rõ tác dụng của việc bố trí sử dụng đúng người, đúng việc “nếu biết tùy tài mà dùng người” thì sẽ thành công.
Song song với việc chỉ ra tầm quan trọng của việc sử dụng đúng người, đúng việc, đúng chỗ, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: Cân nhắc và khéo dùng cán bộ, dùng đúng cán bộ là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, bởi vì không đánh giá, sử dụng đúng cán bộ sẽ dẫn đến sự lãng phí nhân tài là sự lãng phí lớn nhất của đất nước.
Suốt nhiệm kỳ vưa qua, các văn kiện vá phát biểu của Lãnh đạo Đảng luôn có cụm tử nhận định : Một bộ khân không nhỏ cán bô đảng viên thoái hóa biên chất” thể nhưng chưa bao gì chỉ ra được bộ phận không nhỏ này là những ai, làm gì ở đây? Công cuộc chống tham nhũng được ví như con hổ không răng không móng vuốt nên cũng chưa chống được đến nơi đến chốn.
Ôn lại lời dạy của Người, soi rọi vào thực tê mới thấy vì sao câu chuyện “cả họ làm quan” ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội) lại làm nóng dư luận như vậy. Câu trả lời của cơ quan chức năng là việc cả họ làm quan” đều đúng quy trinh. Khiên nhiều người chưng hửng mặc dù chuyện này không mới. Có 13 đơn vị, thì có đến 10 đơn vị có “người nhà” lãnh đạo chủ chốt của huyện nắm giữ. Người có vị trí xã hội, có chút quyền lực trong hệ thống chính trị lẽ ra càng phải gương mẫu, chịu thiệt về mình thì dân mới nể, mới trọng và bản thân mình cũng luôn thấy thanh thản, thấy vinh dự tự hào về dòng họ mình.Từ xa xưa đều có quy định cấm bổ dụng con chau và những chức vụ nhất định. Nay cũng có quy diijnh vây, chẳn hạn cấm tiẹ tính trạng chồng giám đốc , vợ kể toán, con tổ chức, cháu hành chính…
Thế nhưng người ta vẫn vi phạm “đúng quy định”| vì đều có 100% phiểu thuận . Trong các trường hợp này nếu cán bộ được giáo dục kỹ lưỡng về đạo làm quan sẽ từ chối sự ưu ái con ông cháu cha này. Nếu việc tuyển dụng cán bộ đều công khai minh bạch, đúng quy trình hẳn sẽ cân nhắc kỹ các nhân sự họ hàng thân thích để tránh dư luận không hay. Việc đề bạt giám đốcc 30 tuổi, nói gì thì nói dư luận vẫn “nóng” vì thăng tiến quá nhanh, thường chỉ dành cho các “hiền tài” xuất chúng. Người ta khẳng định trường hợp này là xứng đáng thế sao không tổ chức thi tuyển đàng hoàng, công khai, minh bạch để lựa chọn? Xin lưu ý răng ở ta đã thi tuyển đến chức vụ lớn hơn cơ mà. Không phải ngẫu nhiên mà nhà ngoại giao kỳ cựu Tôn Nữ Thị Nình lên tiếng : nếu bà ở tuổi ấy, năng lực ấy hoàn cảnh cảnh ấy bà sẽ từ chối!
Một chuyên gia xã hôi học cho rằng cần giáo dục ý thức tự trọng, biết từ chối, biêtc ông chính liêm minh trong đạo làm quan. Người có tâm có tầm bao giờ cũng thực hành vì dân vì nước. để chọn cái “ Vinh” né cái “Nhục”
Bảo Dân