Trang chủ » Truyện

Chùm truyện ngắn mi ni của Hồ Thuỷ Giang

Hổ Thuỷ Giang
Thứ sáu ngày 9 tháng 1 năm 2009 9:45 AM
 
Một ý kiến khác nghe có vẻ thuyết phục hơn, cho đó là hiện tượng tái thú tính. Lập luận: con vật có quá trình thuần hoá thì cớ sao lại không thể có quá trình thú hoá. Cuộc họp nghiêng về hướng này. Lập tức các động tác chống thú hoá được triển khai triệt để. Cũi mới thay cũi cũ. Những chấn song không an toàn được hàn lại. Các biển báo được niêm yết :Đứng cách xa cũi thú hai mét.
 Sau vài chục triệu đền bù gia đình cậu bé và vài thủ tục cần thiết, sự việc cũng được khép lại. 
                                                 
                                                          ***
  Một năm sau, bỗng dưng con hổ lăn ra chết. Bác sĩ thú y được mời đến khám nghiệm. Kết luận: Con hổ không bị đầu độc. Hổ chết do thiếu dinh dưỡng. Nói đơn giản là bị thiếu ăn lâu ngày nên dần dần dẫn đến cái chết.
 Giám đốc công viên vừa đi Thái Lan về, đầu óc còn căng đầy những tư duy mới của một nước giầu có. Trong cuộc họp kiểm điểm, ông lật lật mấy văn bản về vụ việc trên rồi rộng lòng tuyên bố :tăng khẩu phần lên gấp đôi cho tất cả thú vật ở công viên.
 Tiếng vỗ tay rào rào tán thưởng. Mừng rỡ nhất là gã phụ trách chăn nuôi của công viên./.

                         Một người và hai người
 
 Tôi chụp hai tấm ảnh gửi tới cuộc triển lãm có chủ đề:Thành phố đẹp và chưa đẹp. Tấm thứ nhất: hình một phụ nữ đang đẩy chiếc xe lăn. Trên xe là người chồng cụt cả hai chân. Thân hình người vợ trông mảnh mai nhưng vững như cây cột trụ cho người chồng tựa vào. Tấm thứ hai: hình một phụ nữ trong quán karaôkê đang ngả vào vai  một khách hàng và cùng hát với ông ta.
 Mười ngày sau, tôi nhận được thư của Ban tổ chức Triển lãm gửi trả lại hai tấm ảnh với dòng chữ:xin bạn hãy nhìn lại. Hai người phụ nữ trong hai tấm ảnh chỉ là một người. Sao bạn sơ suất đến vậy?
 Tôi giật mình nhìn kĩ hai tấm ảnh. Ban tổ chức đã không lầm. Tuy cách ăn mặc hoàn toàn khác nhau nhưng hai người trong hai tấm ảnh đúng chỉ là một người ở ngoài đời. Vậy mà khi bấm máy tôi đã không nhận ra.
 Tôi buồn u ám. Suốt mấy ngày liền tôi đặt hai tấm ảnh lên bàn, nhìn ngắm trong một nỗi xót xa. Và tôi chợt nhận ra, hai ánh mắt của hai người hoàn toàn khác nhau. ở Tấm ảnh thứ nhất là ánh mắt trìu mến, dịu dàng. Tấm ảnh thứ hai ánh mắt vô hồn, nhẫn nhục.
 Tôi gửi lại hai tấm ảnh cho Ban tổ chức Triển lãm kèm theo mấy chữ: Xin các anh nghĩ lại. Một người nhưng vẫn là hai người.
                                                                                    H.T.G