* Bùi Văn Bồng
Trên trang web trannhuong.com trong chuyên mục “Bạn bè góp cổ phần” là địa chỉ mà tôi thường đọc. Bởi chuyên mục này rất phong phú, nhiều thể loại, rất văn nghệ và có chất văn nghệ, như một diễn đàn của cư dân mạng, một diễn đàn rất tự nhiên, khoáng đạt. Tôi thấy Chuyên mục này sinh động, mang tính tự do ngôn luận theo hướng xây dựng cho những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống-xã hội; và đồng thời cũng là diễn đàn được (tự cho mình) phê phán một cách thẳng thừng những cái xấu, những mặt trái của xã hội, những vấn đề đang gây bức xúc, hoặc tranh luận chưa ngã ngũ, tất nhiên trong những bài viết thường có những nhân vật đang có sự chú ý của nhiều người.
Tại chuyên mục nêu trên, tôi đã đọc khá kỹ bài viết mơi đây của tác giả Vĩnh Thanh với tựa đề: “Nghị Phước quá loạn ngôn”. Thực ra, tôi cũng ít nghe đến cái tên Hoàng Hữu Phước, một nhân vật đã “nhảy” được vào làm đại biểu Quốc hội (QH) khóa XIII. Rieng hai ký tự đại biểu (ĐB) - từ đây cho phép viết là “nghị” để bớt phải viết tăt mà ai cũng hiểu.
Ông nghị Phước dường như cũng tự hiểu rằng ít người biết đến mình, ông ta cũng có chiến thuật ra phết. Ông bô bô phát biểu trước QH là phải dẹp bỏ Luật Biểu tình, VN ta không cần Luật Biểu tình. Ông cũng tinh ranh thật. Quả nhiên sau phát nổ bum lùm xùm của ông là cả nước, và cả thế giới đã biết đến ông. Khi mà người ta biết cả, thì tôi cũng buộc phải biết đến ông (dù ngoài ý muốn), và phải mất công “tự nghiên cứu” để phần nào có thể hiểu thêm về ông.
Để làm gì? Trước hết là thử tìm hiểu xem thiên hạ đồn đại về ông có đúng không. Tôi cũng nghĩ là ông bị oan, bị người ta ghét vì một lý do gì đó mà châm chọc ông một cách áp đặt tréo ngoe. Tôi có băn khoăn: Đại biểu QH đâu đến nỗi thế, dân thường canh nông không ra khỏi lũy tre làng còn biết đúng-sai, phải-trái. Huống hồ ông đã có bằng thạc sĩ tu nghiệp tận xa xôi quốc ngoại. Thứ hai, tôi cũng muốn tìm hiểu xem những “tư tưởng ái quốc” của ông nó thiết tha, chân thành, cao siêu và hoàn mỹ đến cỡ nào? Bởi ông là 1 trong 4 ứng nhân vật tự ứng cử váo QH, mà ông chưa phải đảng viên. Thế nên, cứ coi ông là hiện tượng khác biệt.
Vì những lẽ bình thường và rất tự nhiên đó, sau khi đọc bài của tác giả Vĩnh Thanh đã nêu trên, tôi lại biết là ông có một web rất chi là hoành tráng. Những ảnh đeo mắt kiếng thượng hảo hạng, rất đắt tiền của ông vung chèn khắp trang web. Có lẽ cũng dễ thồng cảm thôi, chuyện ý thích cá nhân, biết đâu ông tự cho mình là đẹp trai, phương phi, oai vệ “hết chỗ nói”, cho nên ông mới tung ảnh của mình đủ kiểu, nhiều cỡ loạn xì ngầu làm sáng choang trang web của ông.
Tôi đọc, đọc khá kỹ. Nhưng chưa hết các bài trong trang web của ông. Với những lối bài viết lẩu xà bần của ông, nếu không có gì gấp thì cứ từ từ mà đọc, đỡ phát bệnh. Là vì đọc ngay từ bài đầu tiên tôi đã chán ngấy lên tận cổ, suýt bị choáng rôi. Đó là bài đưa trong chuyên mục rất kêu, kêu gấp mấy lần thùng rỗng, là :”Luận về những vấn đề thời đại”. Thế kia đấy. Cái chuyên mục mà chỉ có những nhân vật tầm cỡ uyên bác uyên thâm, chuyên sâu lâu năm mới dám “Kêu Gào” như thế. Nhưng thôi, ông thích thế thì kệ ông. Trong chuyên mục này tôi đọc bài “Luận về đa đảng”, do ông post lên mạng công khai trước binh dân thiên hạ vào ngày 13=02-2011, với một đường LINK ít dấu chéo sau đấy: http://www.emotino.com/bai-viet/18997/da-dang.
Thực tình mà nói, lâu nay tôi ghét kẻ lắm chuyện như “Bà Tám”, mà cũng không thích mình là người lắm chuyện. Nhưng đã tìm hiểu về ông thì dù có mất công, thức khuya dậy sớm, “nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt”, mắt căng ra đọc, thì cũng buộc phải cố, cố lên thôi.
Thấy lạ. Ông xướng bài vở lên trang web “nhà” cứ như ông là nhà ngôn ngữ học thực thụ. Ông như nhà sử học. Ông như chính trị gia có hạng.. Ông như nhà kinh doanh đại tài. Ông như nhà tổ chức, nhà hùng biện… tức ông tự coi mình như là thầy thiên hạ. Trên trang web cá nhân, ông có hẳn một chuyên mục “Luận về ngôn ngữ” (nói chung, ông khoái chữ “Luận”, nhiều chuyên mục đêu có chữ “Luận” đứng “TOP”).
Và bây giờ, dẫu như ông có phải khó chịu, miễn cưỡng đểi đọc bài này, thì coi như tôi nêu vài ý kiến nhỏ về “văn phong thạc sĩ” của ông. Ví dụ như: Ngay phần đầu bài “Luận về đa đảng”, ông viết: “…Thế nhưng, vấn đề đa đảng sẽ cứ mãi được phóng viên nước ngoài lập đi lập lại trong những ngày tháng năm sắp đến, cũng như sẽ mãi được các nhóm chống Cộng khai thác để công kích Việt Nam, còn những người Việt ít làm việc trí óc thường dễ bị phân vân trước các khích bác…”.
Tôi không nghĩ nhiều về nội dung của mấy câu này. Chỉ biết rằng ông khoe tài ngôn ngữ, có năng lực phản biện, nên tôi chỉ nói về chính tả, từ ngữ mà thôi. Trong đoạn văn trên, ông sai chính tả mấy chỗ liền 9 chấm , phảy câu văn của ông thì khỏi bàn, bài nào, đoạn nào cũng thấy tùm lum). Người ta vẫn viết “lặp đi lặp lại”, nhưng ông lại cải tiến, bẻ ngược “dấu á [ Á ] thành ra “dấu ớ [ Â ], ông viết thành “lập đi lập lại”.
Diễn đạt vế dẫn trong một câu khác câu khác, llói viết của ông đã gây phản cảm cho người đọc “những ngày tháng năm sắp đến”. Sao ông lại dùng cái lối diễn đạt lạ hoắc như thế? Còn cái chữ “được”, với hai ký tự “khai thác” kèm sau thì quả là đại vô duyên. Bà con ta hay nói nôm na là “cái thứ ăn nói vụng về, mất công lôi cả con cà con kê”. Ông viết là “những người Việt ít làm việc trí óc thường dễ bị phân vân”. Câu này ông phân biệt đối xử với những ai, ám chỉ ai? Những người mà ông mới đưa ra với cái giọng điệu khinh rẻ, miệt thị đó là ai? Và liệu rằng trong đó có những người lao động chân lấm tay bùn, do nghèo nàn mà phải chịu nghèo chữ, có ai là cử tri may mắn của ông không. Thạc sĩ đừng nên viết quá vội mà người ta bảo ông hấp tấp, nông cạn đấy.
Ông lại tự khoe mẽ, nhưng vẫn đại vô duyên với lối diễn đạt như câu này: “… những người hay chuyển đến tôi nhiều bài viết chống cộng ở hải ngoại do thích nghe tôi phản pháo mà họ cho là dễ hiểu dễ nhớ khó cãi khó chống”. Câu này khỏi bàn, vì kéo dài thêm bài viết không cần thiết và cũng tránh bớt mỏi tay gõ phím, nhưng ông diễn đạt như mớ rác nới rãnh ngõ bị gió thổi tung bụi mù, rối bòng bong.
Cái này mới độc, mới cần nói, không nói không được. Ông viết cái kiểu “vơ đũa cả nắm”, mà sai đường lôi, chính sách của Đảng, nhất là chủ trương trọng dụng nhân tài, kêu gọi đầu tư, khuyến khích, vận động mọi người VN trong nước và Việt kiều ở nước ngoài đem tài trí, sức lực, vốn liếng tham gia vào công cuộc đổi mới đất nước. Và với đoan văn này ông cũng cố tình nói sai với chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ hiện nay nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ nhiều hướng, nhiều hệ, nhiều chương trình đạo tạo. Ông viết một đoạn dài ngoằng như bắn súng liên thanh nổ bên tai người ta: “…Nhân dân Việt Nam không bao giờ cho phép Đảng Cộng Sản Việt Nam đặt sinh hoạt chính trị sống còn của đất nước Việt Nam vào tay những kẻ vô danh tiểu tốt chỉ có hai thứ lận lưng là (a) tấm bằng thạc sĩ hay tiến sĩ của đại học Mỹ và (b) tiền tài trợ của Mỹ và những nước tương cận mưu toan xóa sổ Đảng Cộng Sản Việt Nam để ăn cướp thành quả cách mạng mà chỉ riêng Đảng Cộng Sản Việt Nam tạo dựng nên”.
Bây giờ, đọc những “áng văn thạc sĩ” của nghị Phước, tôi mới thấy tác giả Vĩnh Thanh nói rằng ông quá loạn ngôn, quả là không bị oan sai. Khỏi cãi, khỏi thưa kiện mất công. Nhưng mà, đọc bài “Luận về đa đảng “ của nghị Phước có 3.000 ký tự, nếu cứ soi chính tả, tu từ học, cú pháp, ngữ nghĩa… thì không thể nào phê bình cho xuể. Ít có câu hành văn trôi chảy.
Điều cần nói hơn trong bài này, rất cần phải nói cho đúng, cho rõ để may ra có thể góp phần nào đó giải oan cho cụ Phan Bội Châu, mà ông nghị Phước đã thẳng tay chụp cho cái tội bán nước (!?). Hơn nũa, tôi cũng có mộ ý nghĩ hữu hảo muốn qua đây thêm một ý kiến “cử tri góp ý với đại biểu QH”. Tức là thế này: Ông nghị Phước ơi, ông viết cái gì tùy ở ông, nhưng ông đừng thóa mạ nhà cách mạng Phan Bội Châu, ông đừng xuyên tạc, bóp méo lich sử.
Ông dám viết một cách tự nhiên đến mức thẳng đơ: “…Việt Nam hoàn toàn khác: tất cả các phe nhóm và đảng phái chính trị đều hoặc làm tay sai cho Pháp hay Nhật hay Hoa hay Mỹ, hoặc tự bươn chải chỉ biết dùng nước mắt bạc nhược cố tìm “đường cứu nước” (như Phan Bội Châu khóc lóc với Lương Khải Siêu khi nhờ Lương Khải Siêu giới thiệu với Nhật xin giúp kéo quân sang Việt Nam đánh Pháp), mà không biết mình rất có thể đã “cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi về dày mả tổ”, mở đường cho sự quan tâm của Quân Phiệt Nhật tàn bạo đánh chiếm và giết chết nhiều triệu người Việt Nam…phải nhờ Lương Khải Siêu ban phát cho lời khuyên can mới hiểu ra sự nguy hiểm của lời yêu cầu Nhật đem quân đến Việt Nam giúp đánh Pháp, và tất cả đều chống Cộng…nên việc “đòi quyền lợi” hay “đòi quyền tham chính” của tất cả các cá nhân, tất cả các phe nhóm chính trị bên ngoài Đảng Cộng Sản Việt Nam là điều không tưởng, vô duyên, khôi hài và bất công, nếu không muốn nói là hành vi bất lương của kẻ cướp muốn thụ hưởng quyền lực chính trị trong khi đã không có bất kỳ công sức đóng góp nào cho Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngoài sự chống phá ngay từ bản chất”.
Trời đất! Nghị Phước ơi! Tôi đâu có ngờ ông vác cái bằng “thạc sĩ” ở đâu về nhét ngăn kéo mà ông chẳng hiêu gì về lịch sử dân tộc, cũng như điều kiện, hoàn cảnh, tình thế đất nước qua từng giai đoạn, từng thời điểm lịch sử. Ông cũng không hiểu tí nào về những cụm từ như: “hoàn cảnh lúc đó”, “ bối cảnh lịch sử”, “ý thức tìm đường cứu nước”, và phổ biến hiện nay người ta hay dùng trên bình diện phân tích thời luận là “xu thế thời đại”…Ông ở thành phố Hồ Chí Minh, hoặc đến các đô thị khác, ông không nhìn thấy những đường phố mang tên Phan Bội Châu lừng lững à? Ông viết như thế, mà tự không thấy mình mang tội “đại phạm thượng” và hỗn láo với Cụ Phan hay sao? Và chứng tỏ ông cũng không biết gì về mối quan hệ của cụ Phan Bội Châu với nhà canh tân Lương Khải Siêu. Chỉ một đoạn văn ngắn mà ông xúc phạm cả hai danh nhân vốn là “chính trị gia có tư tưởng và việc làm canh tân vì dân vì nước thời đó. Mà cụ Phan Bội Châu bỗng dưng không đâu bị ông kéo vào bài đa đảng thì cũng thật là oan ức cho hương hồn của Cụ. Sao ông mắc chứng loạn ngôn quá quắt đến nỗi bị lẫn lộn người yêu nước với kẻ bán nước? Ông bị lú lẫn thế nào mà quên phắt câu thơ trong bài Theo chân Bác của Tố Hữu: “Phan Bội Châu, câu thơ dậy sóng” (!?)
Ông biết được bao nhiêu về Lương Khải Siêu? Và mối quan hệ, cùng sự phối hợp giúp nhau trên cơ sở cùng chung quan điểm canh tân thời đó giữa Cụ Phan với Lương Khải Siêu? Sao ông dám viết rất liều rằng: “…nhờ Lương Khải Siêu ban phát cho lời khuyên can mới hiểu ra sự nguy hiểm của lời yêu cầu Nhật đem quân đến Việt Nam giúp đánh Pháp, và tất cả đều chống Cộng…”. Làm gì có trang chính sử nào ghi như thế? Thông tin này ông lấy ở đâu ra mà lại đem cột nó vào bài viết để thóa mạ Cu Phan vốn chẳng có tội tình gì với ông? Ông hãy nghe những thông tin và sử liệu thực sự tin cậy như sau:
Lương Khải Siêu (1873 - 19290, tự: Trác Như, hiệu: Nhiệm Công, bút hiệu: Ẩm Băng Tử, Ẩm Băng Thất chủ nhân. Ông là nhà tư tưởng và là nhà hoạt động chính trị Trung Quốc thời cận đại. Ông cùng với thầy là Khang Hữu Vi thuộc phái Tân Học, muốn canh tân, đổi mới đất nước, cải biến xã hội. Hai thầy trò đã đè xướng biến pháp. Khang Hữu Vi liền tranh thủ vận động được 1.300 sĩ tử cùng ký tên vào Bức thư vạn chữ (Vạn ngôn thư) của mình, đề nghị Hoàng đế không phê chuẩn điều ước Mã Quan với Nhật và cần làm gấp cuộc Biến pháp Duy tân (nói vắn là biến pháp). Trong khi đó, Lương Khải Siêu cũng đã thảo thư với nội dung tương tự, kèm theo chữ ký của 190 cử nhân tỉnh Quảng Đông.
Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu được Hoàng Đế Quang Tự cho mời vào cung. Khi nghe hai ông trình bày chủ trương Biến pháp xong, Hoàng đế tỏ ý rất đồng tình. Công cuộc Biến pháp bắt đầu bằng hàng loạt các sắc lệnh của Hoàng đế, như mở trường học, làm đường sắt, cải cách chế độ thi cử, giảm biên chế các tổ chức hành chính, luyện tập quân đội theo lối mới, v.v...Trong khoảng chưa đầy ba tháng, hơn một trăm đạo chiếu được ban ra, làm cho cả trong triều lẫn ngoài tỉnh xôn xao. Đúng là toàn biến và tốc biến như khẩu hiệu đã đề ra. Lúc này Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu đều được Hoàng đế phong chức Kinh khanh để có điều kiện lo cho công việc.
Cuộc Biến pháp đang tiến hành, thì vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu (sử gọi là Hậu đảng), mà người đứng đầu là Từ Hi Thái Hậu. Bà ban lệnh cấm sĩ dân dâng thư, phế bỏ cục Quan báo, đình chỉ việc lập học hiệu, dùng lại lối văn tám vế để chọn kẻ sĩ, bỏ khoa thi đặc biệt về kinh tế, bỏ các tổng cục nông công thương, cấm hội họp, cấm báo quán, cấm biểu tình, tụ hội và cho truy nã các Chủ bút (nhất là Lương Khải Siêu). Để tránh họa truy nã của Từ Hy Thái Hậu, Lương Khải Siêu phải chạy lánh sang Nhật Bản…
Nhưng, chuyện này dài lắm, nay chỉ thêm một đoạn là Lương Khải Siêu đã giúp Phan Bội Châu viết cuốn “Việt Nam vong quốc sử”. Có chuyện Phan Bội Châu khóc. Nhưng cái khóc của cụ Phan Bội Châu không đơn thuần như nghị Phước đã xuyên tạc, không phải khóc do yếu đuối , đớn hèn, người mau nước mắt thì đau giám đi ra nước ngoài tìm cchs cứu nguy dân tộc? Là người yêu nước ai mà không động lòng trước cảnh nước mất nhà tan, cả dân tộc bị rơi vào ách nô lệ? Hơn nữa, gặp Lương Khải Siêu, biết là có đường hướng cho cách mạng Việt Nam, cụ Phan đã khóc. Cũng giồng như: “Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc / Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin” ( Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên). Đó là lẽ thường tình. Cớ gì mà trong bài viết ông lại đưa nước mắt Cụ Phan từ đời xưa để chê bai, diễu cợt như thế!
Về giá trị của cuốn “Việt Nam vong quốc sử “ thì dân ta ai cũng biết rồi. Nhưng với nghị Phước, tôi phải trích ra đây những nhận xét xác đáng về công lao cũng như ý nghĩa việc sang Nhật của Cụ Phan, để mong “ông nghị” đừng tái phạm sai lầm. Một sai lầm quá lớn là xuyên tạc lịch sử. Đây, ông nghị Phước nếu chưa đọc, thì mời đọc; nếu bị quên, thì rất nên đọc lại:
1_ Khoảng đầu năm 1945, Phan Bội Châu viết “Việt Nam vong quốc sử”, sau đó được Lương Khải Siêu đề tựa và in giúp. Thư cục Quảng Trí (Thượng Hải, Trung Quốc) ấn hành lần đầu tiên vào tháng 9 năm 1905. Năm sau (1906) sách được tái bản, và chỉ tính đến năm 1955, tác phẩm đã được in thêm 3, 4 lần nữa.
2_ Theo David Marr, thì Việt Nam vong quốc sử là tác phẩm tiêu biểu cả một thời kỳ trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
3_ Trong bài Việt Nam vong quốc sử - Một tác phẩm tiêu biểu của Phan Bội Châu, tác giả Hồ Song viết:
“Trong công tác tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu, Việt Nam vong quốc sử được coi là tác phẩm mở đầu và tiêu biểu nhất của ông…Với những điều mắt thấy tai nghe, lần đầu tiên ông đã dựng lên một bản cáo trạng khá toàn diện và có chiều sâu về tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam…Lên án chủ nghĩa thực dân Pháp, dụng ý của Phan Bội Châu không phải là làm cho người đọc hướng về nội tâm bi phẫn, mà là thúc giục họ đứng lên hành động cứu nước. Vì vậy, ông thuật lại những tấm gương hy sinh anh dũng của những chí sĩ đã bỏ mình vì nước từ buổi đầu chống xâm lược đến thời kỳ ứng nghĩa Cần Vương””…
4_ Trong Phan Bội Châu niên biểu, tác giả kể: “Thượng tuần thánh 8., ông (Phan Bội Châu) đến Quảng Đông (Trung Quốc), vào thăm Lưu Vĩnh Phúc, nhân tiện để yến kiến ông Nguyễn Thiện Thuật là Tham tán Tam Tuyên ngày trước. Đã hơn mười năm nay, ông Thuật nghiện thuốc phiện, nhưng sau khi đọc xong chương trình Duy Tân hội và cuốn Việt Nam vong quốc sử, ông đã đập bàn đèn và tiêm móc, rồi nói to với ông Phan rằng: Các anh là bọn hậu tiến còn lo nghĩ thế này, có lẽ nào tôi cứ sống mãi ở trong vòng đen tối hay sao. Rồi từ đó, ông Thuật quyết chí cai nghiện thuốc phiện”.
5_ Nhà phê bình văn học Hoài Thanh: “Chỉ vì đọc Phan Bội Châu mà hàng nghìn thanh niên đã cắt tóc bím, vứt hết sách vở văn chương, nghề cử tử, cùng cái mộng công danh nhục nhã gắn trên đó; lìa bỏ làng mạc, nhà cửa, vợ con, rồi băng ngàn lội suối, bất chấp mọi nỗi đói thiếu, nguy hiểm, khổ sở để qua Xiêm, qua Tàu, qua Nhật mà học hỏi, mà trù tính việc đánh Tây. Đó là một thành công vĩ đại. Trong tác dụng ấy của văn thơ Phan Bội Châu, có Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư đóng góp một phần rất quan trọng”.
Ở Việt Nam, dưới thời Pháp thuộc, tác phẩm này được coi là một trong số những yêu thư, yêu ngôn, bị chính quyền lúc bấy giờ cấm lưu hành và tàng trữ. Tuy nhiên, ngay khi in xong, sách vẫn được bí mật đưa về, nhưng chỉ được phổ biến trong một phạm vi hẹp. Năm 1907, sách Việt Nam vong quốc sử được dùng làm tài liệu học tập của trường Đong Kinh nghĩa thục.
Hiện nay, sách Việt Nam vong quốc sử in lần đầu chỉ còn một bản duy nhất và đang được cất giữ tại Thư viện trường Viễn Đông bác cổ (nay là Thư viện Viện Thông tin Khoa học xã hội (ở Hà Nội), mang ký hiệu A. 2559.
Vậy, ta nói nghị Phước cố tình xuyên tạc lịch sử có phài là vu khống, làm oan sai cho ông ta hay không? Và thêm nữa, bởi cái bênh huyênh hoang, khoác lác, khoe mẽ, cao ngạo, phớt đời nên đã mắc trọng tội phạm thương khi quân./.
B.V.B