Sự vô cảm của cơ quan quản lý sử học,của Hội Khoa học lịch sử đối với đòi hỏi giải quyết một nghi án lịch sử tồn đọng hơn 10 năm qua giữa Thủ đô đã gây ra hoài nghi về sự minh bạch trong công tác quản lý di sản lịch sử và nói lên một phần nguyên nhân của thảm họa “học sinh chán chường học môn sử”!
Nguồn gốc phát sinh giả thuyết lịch sử “Đô đốc Đông chính là Đô đốc Long” có từ năm 1973(tk XX) khi giáo sư Phan Huy Lế phát hiện một số di bản di vật quý đời Tây Sơn ở Lương Xá và chùa Trăm Gian(cùng thuộc huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội)Qua khai thác các tư liệu lịch sử trên,đặc biệt là ba di bản (bằng chữ Hán):Đặng gia phả ký,bản“Sắc” và văn bia Tông đức thế tự bi,giáo sư đã nêu kết luận:nhân vật đời Tây Sơn được đề cập trong các di bản này là “Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Đông cũng chính là Đô đốc Long đang khuyết lai lịch”Phát hiện của GS Phan Huy Lê sau đó đã được một số cơ quan quản lý NN về văn hóa,xã hội công nhận (Viện Sử học,Viện Nghiên cứu Hán nôm…).Từ đó,tên”Đô đốc Đặng Tiến Đông” đã thay thế tên Đô dốc Long trên mọi hoạt đông xã hội:đặt tên cho một đường phố ở Hà Nội,đưa vào danh mục trong Từ điển Bách Khoa VN,được sử dụng trong các “Thư viện mở toàn cầu”(Wiki)trong sách giáo khoa,trong các Bảo tàng lịch sử ở TƯ và Bình Định
Song từ đầu năm 1999,người đầu tiên nêu phản biện đối với giả thuyết “Đặng Tiến Đông…” của GS Phan Huy Lê là nhà Khảo cổ học Đỗ Văn Ninh(sau này là phó giáo sư-tiến sĩ Đỗ Văn Ninh) cũng qua khai thác các di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá đã đăng bài phản biện trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử(Viên Sử học) số tháng 3-1999) nêu rõ:”tên của nhân vật trong các di bản không phải là “Đông”(Đặng Tiến Đông) mà phải đọc là “Giản”(Đặng Tiến Giản)và“Đô đốc Đặng Tiến Giản” trong di bản là một tướng Tây Sơn khác,không phải là Đô đốc Long”và nhấn mạnh:lập luận của GS Phan Huy Lê.chỉ là một giả thuyết không đáng tin cậy!.Ngay tiếp sau đó,T/c NCLS số 4-1999 đăng bài phản hồi của GS Phan Huy Lê phản bác bài viết của ĐỗVăn Ninh và khẳng định lại:“tên nhân vật là “Đông”(Đặng Tiến Đông) và“Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long là“một giả thuyết có cơ sở”.Nhiều nhà khoa học đã đồng tình với khám phá mới của tác giả Đỗ Văn Ninh.Năm 2000 ngoài Đỗ Văn Ninh còn có các ông Trần Văn Quý(sử học,Hán nôm học) Lê Trọng Khánh(sử học) cũng trên cơ sở khai thác các di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá đã viết bài đăng trong cuốn “Đối thoại sử học(Nxb Thanh Niên-2000)”do sử gia Bùi Thiết chủ biên(tạm gọi là nhóm “Đối thoại sử học”) cung cấp thêm lập luận chứng cứ để khẳng định phản biện của Đỗ Văn Ninh là phù hợp với sự thật lịch sử,giả thuyết của GS Phan Huy Lê là sai.
Các phát hiện mới của “nhóm Đối thoại sử hoc”đã có sức thuyết phục,nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội trong và ngoài nước đã lên tiếng đồng tình và yêu cầu cơ quan quản lý NN về khoa học xã hội sớm vào cuộc để giải tỏa nghi án lịch sử này,trả lại sự thật cho lịch sử.Nhưng đáng tiếc yêu cầu chính đáng đó của công luận không được các cơ quan có thẩm quyền đáp ứng.Nghi án lịch sử này có nguy cơ chìm xuống!Trong khi “nhóm Đối thoại sử học”với những lý do khác nhau không tiếp tục cuộc tranh luận(học giả Trân Văn Quý đã từ trần năm 2003),một số nhà nghiên cứu khác đã tình nguyên kế tục với hy vọng làm sáng tổ triệt để các vấn dề xung quanh nghi án này.Sau nhiều năm sưu tầm chứng cứ,đặc biệt là có trong tay các di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá bằng chữ Hán để đối chiếu,cuối năm 2007,một công trình phản biện hoàn chỉnh về giả thuyết “Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long”của GS Phan Huy Lê do Luật gia,nhà báo nhà nghiên cứu Lê Ngân chủ biên đã được trình lên các Bộ,ngành có liên quan kèm theo kiến nghị được xem xét giải quyết và trả lời.Công trình phản biện lần này có kế thừa những lập luận do “nhóm Đối thoại sử học” phát hiện đồng thời có bổ sung chứng cứ mới là việc giải mã triệt để văn bia Tông Đức thế tụ bi để xác nhận thông điệp từ văn bia Tông đức thế tự bi do Phan Huy Ích biên soạn và Ngô Thì Nhậm nhuận sắc,khắc bia đá vào năm 1797(Cảnh Thịnh đời thứ 5)cho thấy nội dung văn bia “Tông đức thế tự bi”đề cập đến Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản thuộc Đặng tộc ở Lương Xá là vị đại tướng Tây Sơn giúp Nguyễn Huệ diệt trừ phản nghịch Nguyễn Hửu Chỉnh ở Thăng Long đầu năm Mậu Thân(hoàn toàn khác với Đô đốc Long giúp vua Quang Trung đánh thắng quân Thanh dịp Tết Kỷ Dậu).
Đầu năm 2008 công trình phản biện và kiến nghị nêu trên đã có hồi âm tích cực từ lãnh đạo Bộ Thông tin vàTruyền Thông,Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch,văn phòng Thành ủy Hà Nội…Riêng Bộ trưởng Bộ VHTTDL có công văn số 21/BVHTTDL/DSVH ngày 04/01/2008 do thứ trưởng Trần Chiến Thắng ký gửi Viện Khoa học Xã hội Việt nam.Công văn nêu “Đây là vấn đề có liên quan đến bộ môn khoa học lịch sử và văn bản học,vì vậy Bộ VHTTDL trân trọng chuyễn thư kiến nghị của ông Lê Ngân để Quý Viện xem xét,giải quyết và trả lời đơn thư” Sau ba năm chờ đợi không thấy Viện KHXHVN hồi âm,trên cơ sở tiếp khiếu của đương sự,Bộ trưởng Bộ VHTTDL có tiếp công văn số 4275/BVHTTDL/TTr ngày 01 tháng 12 năm 2010 kính gửi ông Viện trưởng Viện KHXHVN do thứ trưởng Lê Khánh Hải ký thay bộ trưởng với nội dung nhắc lại công văn 21/BVHTTDL-DSVH ngày 04/01/2008 gửi Viện KHXHVN và “đề nghị Viện KHXHVN xem xét và trả lời luật gia Lê Ngân theo quy định của pháp luật”.Đến nay sắp kết thúc năm 2011,ông Viện trưởng Viện KHXHVN vẫn “im lặng”?
Như vậy,kể từ ngày đầu tiên phát sinh phản biện về giả thuyết”Đặng tiến Đông chính là Đô đóc Long” của GS Phan Huy Lê đến nay cũng đã trên một thập niên,các nhà khoa học đi đầu trong phản biện hầu hết đã qua đời(Trần Văn Quý mất năm 2003,Đỗ Văn Ninh mất tháng 7/2011) các ông nhắm mắt xuôi tay mà chưa yên lòng vì chưa biết kết quả sự cống hiễn của mình cho lịch sử đất nước.Kết luận về nghi án lịch sử này không quá phức tạp vì phía nêu giả thuyết cùng phía nêu phản biện đều xuất phát tù một nguồn tư liệu lịch sử nhưng với 2 cách khai thác khác nhau dẫn đến 2 kết luận khác nhau.Các di bản dời Tây Sơn ở Lương Xá không còn nằm ở góc hẻo lánh xa xôi như trước đây (vào những năm 70 của thế kỷ trước)mà đã được đưa về thư viên ở Hà Nội,được dịch ra tiếng Việt xuất bản thành sách(Đặng gia phả ký) 2 di sản còn lại cũng đã được sưu tầm giới thiệu lần đầu tiên nguyên tác chữ Hán cùng lời dịch trên Tạp chí Huế Xưa và Nay(cơ quan của Hội Khoa học lich sử tỉnh Thừa Thiên Huế)số 90(tháng 12/2008)và đến nay đã được giới thiệu rộng rãi trên một số báo in,báo mạng,thư viên mở toàn cầu …hoàn toàn không khó cho số cán bộ có trình độ sử học,Hán nôm trong các Viện khoa học xã hội nghiên cứu kết luận để trả lại sự thật cho lịch sử.Vậy vì sao Viên KHXHVN vẫn tránh né không thực hiện yêu cầu rất chính đáng của lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch? Mong ông Chủ tịch (Viện trưởng)sớm trả lời công luận.
Hà Nội Đông năm Tân Mão(11/2011).