Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

SAO KHÔNG THẤY AI CÚI CHÀO ?

Trần Trương
Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2011 6:13 AM
 
Nhiều lần xem trên Tivi tôi và (chắc nhiều người) đều thấy mỗi lần các vị lãnh đạo của nước Nhật Bản hay Hàn Quốc, Singapor v..v..khi bước lên bục diễn đàn hoặc khi bước vào cuộc họp đông người,tôi thường thấy Nhật Hoàng, Thủ tướng hoặc những vị có chức sắc khác đều cúi chào lá cờ tổ quốc , sau đó cúi chào các cử tọa phía dưới  rồi mới bước lên bục diễn đàn trong tiếng vỗ tay chân thành ,đầm ấm và trang trọng.Vậy mà ở ta , lại có hình ảnh ngược lại.Tức là khi có vị lãnh đạo nào đến dự hội nghị(kể cả cấp TW, cấp tỉnh, cấp huyện) thì hay đến muộn hơn ít phút , rồi khi họ bước vào với khuôn mặt nghiêm trang,  lạnh lùng như có sự ban ơn nào đó và rồi đi thẳng đến ghế chủ tịch đoàn hoặc hàng ghế danh dự trong tiếng vỗ tay của cử tọa, và  lại có cả băng rôn :Nhiệt liệt hoan nghênh đồng chí…A, B.. đến thăm và nói chuyện với Đảng Bộ và Nhân dân tỉnh nhà..”…!! Có người bảo :biểu hiện văn hóa ở mỗi nước một khác, văn hóa “cúi chào” là gỉa tạo và hình thức không cần thiết,ở nước ta là nền văn hóa “Tiên tiến”, không cần cầu kỳ và tránh mọi biểu hiện của phong kiến, chúng ta có dân chủ , bình đẳng và cấp dưới phải kính trọng cấp trên trước đã, chứ không ai làm ngược lại. chả thế mà có vị chức sắc nào đó khi lên phát biểu còn lên giọng “đe dọa” và thách thức cử tọa. Nhưng chắc cũng  do ảnh hưởng tư duy trên đây và vẫn còn tự ti dân tộc hoặc chưa đủ bản lĩnh  mà nhiều lúc một vài vị trưởng đoàn có cương vị hẳn hoi đi nước ngoài , khi vào phòng đón tiếp người ta bắt một tay thì mình cúi người bắt cả hai tay, người ta ôm hôn một lần thì mình ôm hôn ba lần, người ta nói chuyện ,trao đổi tự nhiên thì mình cứ cầm giấy đọc vì sợ lỡ miệng, người ta nét mặt nghiêm trang thì mình  lại cười vô lối.Thế mới biết văn hóa của lãnh đạo thật quan trọng,dù rằng văn hóa nước này không thể áp đặt cho nước kia, song cái hay của họ ta vẫn có thể học tập  chứ chớ có vội vã tẩy chay hay phê phán  …Những sự dẫn chứng trên đây, tôi không có ý chê hoặc phê phán các vị lãnh đạo nào đó của ta hoặc khen lãnh đạo nước họ, mà chỉ muốn nêu một ý kiến nhỏ để cùng suy ngẫm trước những hành vi được quy định bởi một nếp sống văn hóa cộng đồng.