Truyền hình còn ngọng nữa là...
Thứ Bẩy, ngày 12/11/2011, 09:45 (24h.com)
(giao duc) - Theo PGS.TS Đỗ Việt Hùng, Trưởng khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội: “Chỉ khi nào xã hội thực sự có sức ép lên mỗi cá nhân, biến nó thành yêu cầu cho từng ngành nghề thì tự ắt việc nói ngọng sẽ được giải quyết. Còn bây giờ thậm chí một số vị trả lời trên truyền hình còn nói ngọng…”.
Đọc bài viết của PGS.TS Đỗ Việt Hùng, qua tiếp xúc hàng ngày với nhiều thành phần xã hội, nhiều lứa tuổi, trình độ (Kể cả cán bộ trong ngành giáo dục,văn hóa và người có chức quyền) ở nhiều địa phương trong cả nước, kể cả ở Hà Nội, thủ đô “Ngàn năm Văn hiến” tôi đã gặp nhiều người nói ngọng. Vậy mà họ cứ thản nhiên như không có “vấn đề” gì. Với một dân tộc có văn hóa, một xã hội văn minh, thiết nghĩ “bệnh nói ngọng” cũng cần phải “chữa” như một căn bệnh nan y vậy. Từ suy nghĩ ấy, tôi đã nghĩ ra một “phương thuốc” chữa nói ngọng bằng…Thơ ! Sang kiến này đã được thử nghiệm qua các thầy cô giáo một số trường học ở Hải Phòng và một số trường ở tỉnh bạn áp dụng cho học sinh tiểu học rất hiệu quả. Cách “chữa” rất đơn giản: Đây là thơ lục bát tứ tuyệt (bốn câu). Tác giả (Trịnh Anh Đạt) đã dùng phương pháp cố ý đặt các âm có vần L và N xen kẽ nhau, cũng như âm có dấu =,?...liền kề, bắt buộc người đọc phải phát âm chuẩn. Chỉ cần người bị ngọng học
thuộc thì đọc đi, đọc lại cả ngày cũng không hết bài. Tranh thủ mọi lúc, mọi nơi khi rảnh rỗi nhẩm bài, luyện phát âm chuẩn (vần L và N), đảm bảo chỉ “Ba bẩy, hai mươi mốt ngày” sẽ khỏi “bệnh nói ngọng”.
Bài thơ có tựa đề “ BÀI THƠ VỠ LÒNG LÁ ĐUÔI LƯƠN” như sau :
Lỡ lời nên lỗi níu lâu
Nói năng lấp liếm lá đau đáu buồn
Làn đuôi quẫy mỏi lối vườn
Nông luồn, no lặn…nỗi lươn lấm đầu…
( Đọc tiếp )…
Lỡ lời nên lỗi níu lâu…
………..
Qua trang mạng “trannhuong.com” tôi xin mạnh dạn phổ biến “sáng kiến” này. Mong được bạn đọc khắp miền đất nước thử áp dụng. Đảm bảo sẽ hết bệnh… “LÓI NGỌNG”!...
Hải Phòng,12-11-2011
T.A.Đ