Năm 968, sau khi đánh tan 12 xứ quân với âm mưu xẻ chia đất nước thành nhiều mảnh. Đinh Bộ Lĩnh đã thành vua Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Năm 970, Đinh Tiên Hoàng cho đúc đồng tiền đầu tiên trong lịch sử nền tài chính Việt Nam. Từ hình ảnh và bài học lịch này có một tâm linh nào đó đến năm 2011 đối với ngành giao thông vận tải (GTVT) ở nước ta xẩy ra trong gần ba thập kỷ đổi mới nền kinh tế - từ kế hoạch bao cấp trì trệ sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa! Ngành GTVT trong thời gian đổi mới, những ai khó tính với GTVT cũng không thể phủ nhận mồ hôi và sức lao động của cán bộ kỹ thuật, những công nhân kỹ thuật lành nghề cùng hàng triệu người lao động chuyên nghiệp, thời vụ trong ngành GTVT đã đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân cùng với hệ thống đường bộ Quốc gia đạt trình độ của các nước cận hiện đại. Chỉ đơn cử trong xây dựng cầu trên quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh thì mới thấy hết kết quả mà ngành GTVT đóng góp bởi trên toàn bộ những con sông lớn mà trước đây vận chuyển bằng phà đã trì trệ thời gian, mức độ nguy hiểm về mùa mưa biết nhường nào, thì nay không còn nữa. Thế hệ trẻ hiện tại không còn cảm giác ăn trực nằm chờ ở c ác bến phà lớn vào mùa mưa lũ, vất vả biết nhường nào trên con đường dọc theo Đất Nước. Bên cạnh đó ngành GTVT đã đánh mất uy tín của mình trên các mặt đường gập ghềnh khói bụi, trong những dự án tiêu rất nhiều tiền của Nhà Nước, nhân dân mà tiến độ không hoàn thành và khi hoàn thành thì chất lượng xuống cấp nhanh… Như những giọt nước làm tràn ly niềm tin của nhân dân đó là các vụ tham nhũng lớn nhỏ, mất đoàn kết nội bộ trong ngành GTVT, mà điển hình PMU18, VINASHIN… Rồi dẫn đến Bộ trưởng cũng nghỉ hưu sớm, phải thay Bộ trưởng bằng những Bộ trưởng không học chính nghề GTVT. Hiện tại lãnh đạo “Nhà nước” GTVT là Bộ trưởng họ Đinh – Ông có bằng Đại học đầu tiên về ngành Tài chính. Ông lên “ngôi hoàng” tháng 8 năm 2011 do được Quốc hội khóa XIII chấp thuận.
Trong nội tạng của ngành GTVT có rất nhiều cơ cấu phức tạp trải dài khắp các tỉnh thành trên mảnh đất hình chữ “S” thân thương. Nếu chỉ tính các PMU thì cũng vô cùng vất vả bởi quá nhiều – nhiều từ vĩ mô đến vi mô len lỏi vào các xã, phường đều có các dự án giao thông mà đã có các dự án giao thông là có PMU – PMU là tên của cụm từ tiếng Anh: Project Management Unit dịch sang tiếng Việt : Đơn vị quản lý dự án. Trong quản lý kinh tế mà càng nhiều ban bệ thì số người gián tiếp càng nhiều và sự hao hụt trong quá trình chuyển động của tiền đầu tư công càng có nhiều kẽ hở rơi vãi… Có nhiều dự án chưa thi công xong đã hết vốn. Thế là tìm mọi cách để có tiền phát sinh thầu, hoặc thay đổi nhà thầu vì không có năng lực, v.v. Đồng thời, sau khi hoàn thành một dự án thì lại xuất hiện vốn dư. Vì cái vốn dư này nên PMU nghiễm nhiên tồn tại để quản lý vốn dư… PMU đã bị Việt Nam hóa, thông lệ quốc tế; khi hoàn thành một dự án thì PMU của dự án ấy phải giải thể. Đây mới chỉ đơn cử một tổ chức PMU đa phức tạp là vậy, trong khi đó còn Đường sắt, Đường bộ, Đường sông, Đường biển, Đường trên không cùng rất nhiều tổ chức phụ giúp việc để hình thành một tổ hợp khổng lồ ngành GTVT. Sẽ để ra một bên về luận bàn kinh tế mà chỉ nhìn vào hai thực tế nhức nhối còn tồn đọng trong ngành GTVT đó là nạn tắc đường và số người chết trong các vụ tai nạn giao thông ngày một cao. Nguyên nhân chính là ngành GTVT đầu tư lệch và số lượng người sử dụng xe máy quá nhiều, nhiều với cảm giác đường xá xây dựng ra để phục vụ xe máy. Mặt đường tốt, tốc độ xe máy, ô tô cao và những nhà đầu tư kinh doanh vận tải muốn có lợi nhuận cao, cộng thêm ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân còn kém về am hiệu luật giao thông là nguyên nhân gây ra va chạm tai nạn giao thông. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XXI ngành GTVT đã cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A nối Hà Nội với Thành phố Hồ Chí Minh, song đã bỏ rơi vận tải đường sắt Bắc – Nam. Thời điểm đó ngành GTVT cũng đầu tư nâng cấp và xây dựng đường đôi thì lượng hành khách, hàng hóa lưu thông từ Bắc vào Nam và ngược lại sẽ kinh tế biết nhường nào. Chắc chắn nạn ùn tắc, tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1A sẽ rất ít vụ xẩy ra. Chúng ta đã quá coi trọng phát triển đường ô tô và đã biến nước ta thành một thị trường tiêu thụ ô tô, xe máy. Dân số càng cao, lượng ô tô, xe máy càng nhiều, trong khi ấy mạng lưới đường không kịp nhu cầu và còn trái chiều với quy hoạch thì ách tắc và tai nạn giao thông cao là một điều dễ hiểu và xót xa…
“Loạn” ở ngành GTVT không phải 12 xứ quân mà gấp nhiều chục lần. Nên phải lựa chọn phương án dẹp loạn. Ông Bộ trưởng họ Đinh đã chọn ùn tắc giao thông thay cho lựa chọn nóng về tai nạn giao thông, loạn về chậm tiến độ, chất lượng nhiều công trình kém, cán bộ chủ chốt chăm đánh golf hơn chăm việc công,… chỉ là việc vặt. Địa điểm chọn để bình ổn nạn ùn tắc giao thông là Thủ đô Hà Nội. Câu dậy “Thượng bất chính. Hạ tắc loạn” sẽ đúng khi ùn tắc giao thông ở Thủ đô đã được chinh phục thì các tỉnh thành bé cùng các địa phương lấy đó làm tấm gương mà làm theo. Âu, cũng là một bài toán kinh tế tối ưu(!) Cách đây hơn 1100 năm Đinh Bộ Lĩnh với cách đánh vào những xứ quân mạnh nhất, rồi thu phục họ nên các xứ quân nhỏ không cần đánh đã tan. Bài học ấy nay được hậu sinh áp dụng, hy vọng sẽ thành công. Từ sự thành công này sẽ mở toang cánh cổng của ngành GTVT tiếp cận với tất cả vấn đề mà gần nửa thập kỷ đóng cửa bảo nhau vẫn còn đó bao điều khó nói… Nên, hình như buông xuôi như thân bèo trên mặt nước, mặt nước – mặt nước ấy không trong mà lại đục – đục nước béo cò. Đến sự thể này thì phải học các nước EU là bắt những ngân hàng tư nhân phải bù đắp vào để khắc phục cái nghèo chung của GTVT. Nếu thế thì động chạm đến vô vàn trở ngại do tập quán, do Luật pháp chưa phủ kín để dem lại công bằng cho mọi người… Có lẽ đây là rào cản để Bộ trưởng họ Đinh hành động thành công trong nhiệm kỳ 5 năm ngắn ngủi.
Hà Nội, tháng 10 năm 2011
Nguyễn Đăng Minh