Nguyễn Thị Tị
Có vẻ như các học giả uyên bác đã đi quá xa vấn đề trọng tâm. Đó là phân tích đánh giá tác phẩm “Lời nguyện cầu trước lửa” của Trần Gia Thái hay dở ở chỗ nào. Đường như trong cuộc tranh biện trên TN.c mới chỉ có Trần Mạnh Hảo và Trần Huyền Nhung là đã đọc tác phẩm. Một người chê quyết liệt và một người nói nước đôi. Còn những vị khác chỉ toàn nhằm vào những kẽ hở trong lập luận của nhau để bài bác nhau, thậm chí lăng mạ nhau. Một chuyện hết sức vớ vẩn và vô bổ. Một tác phẩm thơ bốc mùi khét tiếng như thế mà các học giả lại không phân tích xem nó thơm hay thối mới là điều lạ. Chứng tỏ họ chưa đọc tác phẩm mà chỉ tập trung vào “đập” TMH. . Hay dở của thơ tùy theo cảm nhận mỗi người. Nhà phê bình là người hướng dẫn, gợi ý người đọc cảm nhận cái hay cái dở của tác phẩm. Có thể nhận được sự đồng thuận, có thể không. Tị tôi ít học, hiểu biết nông cạn, nói sai chắc chẳng ai thèm chấp. Tôi thiển nghĩ rằng người ta khen tập thơ này là để chuẩn bị dư luận cho việc đưa tác giả của nó vào vị trí vinh danh hay vơ chút lợi lộc nào đó, chứ Tị tôi đọc qua mấy câu trích dẫn của các quý vị trên TN.c chẳng mảy may rung động chút nào. Nếu cuộc tranh biện này khiến nhiều người phải lần mò đi tìm thơ của nhà thơ kia đọc thì chính ông Trần Mạnh Hảo là người góp phần ghi được bàn thắng cho TGT. Có lẽ tác giả TGT phải cảm ơn TMH rất rất nhiều . Một sự kích cầu để bán được sách, còn tác phẩm có sống, có tồn tại được hay không thì còn chờ thời gian thử thách. Trong thời buổi hỗn loạn các giá trị này, một tập thơ được mấy vị tai to mặt lớn trong làng văn đứng ra quảng bá thì mọi người đọc hãy cẩn trọng cảnh giác xem xét, bởi nó là sản phẩm của một nhà lãnh đạo tài ba có thể nâng tầm hoặc vùi dập một trí giả nào đó bằng cách riêng của mình. Không tin, cứ nhìn vào vụ nhà văn Nguyên Ngọc bị cho là thế nọ thế kia thì rõ. Rất có thể mấy ông A, B, C…L, M kia sợ uy danh hay có một sức ép nào đó mà phải khen thôi, chứ thực lòng không muốn. Chỉ có TMH dũng cảm nói lên sự thật.
Tị tôi không sành về thơ phú văn chương, xin các nhà hiền triết hãy chỉ vẽ xem tập thơ kia hay dở ở chỗ nào trên TN.c. Dù bốc thơm hay bốc thối thì cũng đều đáng đọc cả.
Quay lại một chút về lịch sử triều Trần. Sau khi đã ép được Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi vua cho Trần Cảnh, Trần Thủ Độ tính bài diệt tận gốc nhà Lý bèn ép Trần Cảnh phải lấy vợ của Trần Liễu, tức chị dâu mình, lúc đó đang mang thai Trần Quốc Tuấn. Nhà Trần truất ngôi nhà Lý và trở nên thịnh trị từ đấy.
Trong trận “hỗn chiến” trên sân chơi TN.c mà Tị hàng tôm tôi lợi dụng khi ông TN mở cửa đã nhẩy vào, vác đòn gánh phang bừa bãi đánh hôi, chẳng cần nhắm mục tiêu, thì chính ông Trần Mạnh Hảo chủ xướng, Trần Huyền Nhung chủ họa, Trần Đình Trợ tiếp ứng, chủ web Trần Nhương dàn dựng võ đài, TP Trần Gia Thái được chọn làm tiêu đề tranh hơn thua. Biết đâu một loạt các tên tuổi bút danh khác cũng là họ Trần? Vụ này họ Trần chiếm đa số, rặt người tài. Đám văn nhân xứ Nghệ cũng đáng nể phục
Trong vụ này, TMH mất nhiều (có thể cả danh lẫn công) TGT được nhiều, N84 có dịp quảng bá trang Blog.mới khai trương, tức cũng được kha khá, các đấu sĩ khác cũng được dịp xả hơi, xả xì choét.(Và cũng được nâng “tầm” kiến thức đấy chứ?). Tị tôi cũng được dịp nói càn. Được ông Trần Nhương cho nói, thực cảm ơn lắm lắm!