Mượn tên tập thơ 2009 của Việt Phương nói về tình trạng văn học trẻ hiện nay là xác đáng. Lúc này, khó tìm được một cây bút thế hệ 9X “máu nghề” đủ “cuồng say” để theo đuổi văn chương thành nghiệp suốt đời, huống hồ mong một “đội hình” hùng hậu, dẫu lạc quan nới tay mà liệt kể, đếm kể.
Quy luật của kế tiếp, nguy cơ loại thải không thể chống lại. Chỉ trụ hang khi giữ phong độ hoặc chiếm lĩnh vị trí không ai thay thế nếu tạo dựng được phong cách riêng biệt, tầm vóc lớn. “Phiên đổi gác” của thơ VN thời mở cửa tính từ Sự mất ngủ của lửa của Nguyễn Quang Thiều đến thế hệ Văn Cầm Hải, Trần Tuấn, Lê Anh Hoài, Nguyễn Quang Hưng...là sự thực về một lớp tác giả không thể phủ nhận.
Biết ghi nhận, tôn vinh người khác là nhân cách và tầm văn hoá. Tiếc thay ở làng văn VN, kẻ đố tài đông như cỏ, mà người biết liên tài thì không được mấy bàn tay. Có những tác giả ra đi, khoảng trống là vĩnh viễn. Có người đang tồn tại mà nhập nhờ mờ nhạt. Khái niệm khoảng trống cần được hiểu rộng sang mảng đề tài và phong cách cái tôi mạnh thì anh yếu, chúng ta bù trừ cho nhau, cùng đua sáng, cùng tạo nên sự đa dạng.
Đó là Khoảng trống mà Văn Cao viết năm 1987: “Đêm nay thay phiên gác/ Anh lấp vào/ khoảng trống /của tôi”.
Trước, các nhà văn được trả lương, được xuất bản để viết văn, làm thơ.
Nay, muốn xác định tính chuyên nghiệp, cũng chỉ là chuyên nghiệp tương đối, nửa vời.
Chuyên nghiệp, phải coi sáng tác là công việc chính, sống được bằng nghề. Đa phần các cây bút sống bằng viết báo, viết kịch bản phim, vật lộn mưu sinh. Vất vả “ cày” được bản thảo tâm đắc, bỏ tiền túi để in còn bị đánh tơi bời nhiều “chiến binh” chột luôn ngay sau cuốn đầu tay. Số người năng động tự xin tài trợ, vận động kinh phí thật hiếm. Muốn được đầu tư thì cần phải là hội viên, muốn là hội viên thì ít nhất phải có 2 đầu sách, giải thưởng; phải chọi 1/20, tỷ lệ thường xuyên khi Hội thường nhận 500 – 600 đơn mỗi năm xin kết nạp (trong số đó, lượng người tuổi trung niên, sắp lưu, đ• hưu là chủ yếu). Có tấm thẻ hội viên là một xác tín được ghi nhận, không phải tất cả. ở Đại hội 8, đại hội toàn thể Hội Nhà văn VN tháng 8/2010, nhiều cái tên, ngay cả người quan tâm đến Hội, chăm đọc, còn chưa từng nghe, huống hồ hòng công chúng biết!. Cơ chế thả nổi trong xuất bản, cứ không “vấn đề” là được cấp phép, khiến văn thơ in ấn tràn lan, vô thưởng vô phạt, mất lòng tin với độc giả. Chúng ta tự hào VN là đất nước thi ca, mà người dân khắp nơi từ làng quê tới thị dân Thủ đô phần đông không phân biệt được thơ và vè. Thơ bị nhạo báng ở b•i bia, quán nhậu, khiến thơ và nhà thơ đích thực bị hạ thấp. Chẳng ai “đánh” và để ý đến những cuốn sách dở, tác giả bất tài, mà mọi mũi dùi luôn nhằm vào những gì khác thông thường. Nhà thơ người Tày Trùng Khánh Cao Bằng – Y Phương (63 tuổi), tự nhận là “già bản” đ• quả quyết: “Viết văn thời này là một sự nguy hiểm. Nếu không làm mới thì không ai đọc, không ra văn chương. Muốn làm mới phải chấp nhận hy sinh. Dám đối mặt với thất bại”. Nhưng ai dám? Xem lại các tập truyện ngắn, thơ chọn lọc xuất bản vào các dịp Hội nghị NNVVT mới thấy tốc độ “rơi rụng” của các cây viết thật ghê gớm. Ngày nay, lực lượng tưởng đông, chất lượng lại không cao. Đó một hiện thực tan hoang đông đảo. Những cái tên: Đỗ Bích Thuý, Nguyễn Ngọc Tư, Phong Điệp, Nguyễn Danh Lam, Trần Nh• Thụy, Văn Cầm Hải, Đỗ Do•n Phương, Vi Thuỳ Linh v.v... thực sự làm nên một thế hệ vàng của những người viết trẻ khi họ có độ bền sáng tạo chiếm thời gian nửa số tuổi mình. Sự thực ấy không phụ thuộc vào việc công nhận hay không của một số người trong nghề không sòng phẳng khi nhận định, mà ở sự thừa nhận của công chúng. Nhà văn Phùng Văn Khai (1973) kết nạp Hội NVVN cùng năm 2007 với tôi, có bài “Tản mạn về người viết trẻ” khá xác đáng trên báo Người Hà Nội số 35 (26/8/2011): “Có lúc tôi thấy người viết trẻ giống thợ săn đi săn mồi, càng thiện chiến, càng thích mạo hiểm và táo bạo. Có thợ săn giỏi nghề, ưa phục kích, chọn thời cơ, rình và kết liễu loài thú theo tính toán ổn định, kín đáo, nguyên tắc và chắc thắng. Loại có những thợ săn ưa mạo hiểm, chắc ăn mà không thèm bắn, đánh động cho thú chạy hoặc lao vào tấn công mình, lúc ấy mới nổ phát súng quyết định đầy khoái cảm”.
Những “thợ săn” loại thứ hai, điệu nghệ và tự tin như thế ở làng văn ta, hiếm lắm!
Không có trường đào tạo ra nhà thơ, nhà văn, chỉ có thể bồi dưỡng, thúc đẩy, nâng cao năng khiếu. Tôi không tin chất lượng các trại sáng tác và các vận động phong trào. Sức mạnh của đám đông rất “vũ b•o” trong những cuộc cần huy động nhân lực, âm lượng, lá phiếu, không làm nên sức cộng hưởng thúc đẩy tài năng. Một tài năng, dù viết theo đặt hàng, cũng viết khác một tay “thợ”. Người viết trẻ hôm nay bị giằng xé chằng chéo giữa bòng bong mâu thuẫn. Lứa già bảo thủ không chịu thừa nhận lớp trẻ, ra sức phản bác, chỉ trích, dội b•o, xả giận vào hạt mầm, cây non rồi thách chúng cho những vụ mùa bội thu. Bản thân nhiều cây bút trẻ thì nặng tiếp thị, “nổ”, PR quá đà thành gian dối gây thất vọng. Không dốc lòng vì văn chương, coi đó là “cuộc chơi” tuỳ tiện, lại nóng lòng mau mau nổi tiếng. Sự phân r• của đám đông người viết trẻ còn bởi thiếu đoàn kết. Lại dẫn tới một mâu thuẫn khác.
Sáng tác phong trào không phải là cách hữu hiệu thúc giục các tài năng “bùng nổ”. Sáng tạo, cần cô đơn tuyệt đối, nhưng khi viết xong, cần sự sẻ chia. Hàng thế kỷ trước, các nhân tài khắp châu Âu đổ dồn về Paris, đến đó họ mới thành danh hoạ, nhạc sĩ thiên tài; được kinh đô sáng tác công nhận, thì cả thế giới mới biết đến. Các đô thị lớn thường là trung tâm văn học nghệ thuật. Không khí, môi trường sáng tạo, sự cạnh tranh, ganh đua, cộng hưởng rất cần cho mỗi nghệ sĩ. Một nhân tài nếu suốt đời chỉ ở tỉnh lẻ, không được “thử lửa” chốn đô hội, sẽ bị thui chuột, chìm khuất.
Bệnh háo danh lây lan khắp các lĩnh vực, từ trẻ tới già, thì nên chọn khu vực ngoài văn chương. Vì văn chương là lao động nặng, gian nan, chưa cống hiến, chưa dám xả thân, dấn bước đ• muốn nổi tiếng, chẳng phải đ• quá mưu toan. Phùng Văn Khai cho rằng: “Người trẻ viết văn như việc một mình giăng buồm ra biển thẳm”. Tôi thấy nhiều người cả đời chỉ loanh quanh vùng vịnh, chưa một lần nghĩ tới ra phao số 0, nói gì khát vọng vươn xa, vừa chuẩn bị căng buồm đ• sợ b•o, lại mong bội thu tăm tiếng ... Người viết như kẻ một mình vào sa mạc, đ• dám vào thì phải chịu qua nắng cháy, không có chỗ trú, cô đơn cạm bẫy; như người ở vùng Bắc/ Nam cực ngút mắt tuyết băng... Khổ thế, yên thân là tốt, mong gì được nâng niu, bàn giao, đổi gác ... mà chờ!
Vỗ về, khích lệ rất quý. Ta viết đâu phải vì điều đó. Vì độc giả ư? Câu đó chưa thật, từ sâu thẳm trước hết phải vì chính ta, bởi ta là người sáng tạo và độc giả đầu tiên của mình. Ta hạnh phúc, đớn đau, sung sướng hay tuyệt vọng phải thành thật, thì mới rung động được người khác. Ta vì ta trước thì mới quyết tâm đương đầu, chịu thua thiệt, hy sinh hay hưởng vinh quang, danh tiếng. St John Perse định nghĩa rất thú: “Nhà thơ là người có mặt để giúp ta phá vỡ các thói quen. Vì vậy, dù chẳng muốn, nhà thơ vẫn thấy mình gắn bó với những biến đổi lịch sử”. Đừng áp đặt áp đảo, bắt các cây bút trẻ phải giải quyết các vấn đề lớn lao của dân tộc, thời đại. Sự cô đơn, tâm trạng con người là lớn hay nhỏ, vẫn là đề tài của bao tác phẩm khắp thế giới đó sao?
Sự mệt mỏi, trống rỗng, hoang mang của con người thời công nghệ qua những trang viết của những người trẻ, có thể hơi nhiều, nhưng h•y để họ có thời gian điều chỉnh, tìm kiếm và trấn tĩnh. Vẻ ngoài tự tin, họ đang gánh nhiều áp lực. Trong số đó, áp lực được khẳng định là căn cốt. Tuổi trẻ có quyền ngông cuồng, tham vọng, họ có thời gian để làm lại, dù phải trả giá và đánh đổi. Một số muốn có những “vụ nổ”, lại chỉ phát ra tiếng lẹt đẹt của pháo tép.
Hội Nhà văn VN, Ban Nhà văn trẻ những năm gần đây đ• tích cực tìm kiếm các cây bút triển vọng, khích lệ, tạo diễn đàn, cơ hội cho họ trình diễn, công bố tác phẩm qua các Sân thơ trẻ dịp Ngày thơ VN. Thật mừng, sau thế hệ vàng, chúng tôi thấy có dịch giả Cao Việt Dũng, Nguyễn Bích Lan, hai nhà phê bình trẻ Trần Thiện Khanh, Đoàn ánh Dương đ• xuất hiện chững chạc và phong độ.
Tuổi trẻ là báu vật đời người, đáng để ngưỡng mộ, khao khát, tuổi trẻ có sức bật và độ “cuồng say” dám xé toang những thách thức, bạc đ•i, thua thiệt, giễu nhại bủa vây. Chấp nhận trả giá. Mồ hôi, sức lực và nước mắt. Nước mắt của khổ nhọc và xúc động thực sự chứ không phải nước mắt chảy... do buồn ngủ (!) “Chúng tôi hiểu một điều lớn hơn cả hội trường/ Lớn hơn những d•y ghế dài, lớn hơn những điều rao giảng.../ Tôi nhìn thấy ngọn đèn đặt giữa trái tim/ Chính vào lúc không ngờ nhất/ Một bàn tay xoè lửa thắp lên” (Đỗ Do•n Phương).
Thắp lên đi, thắp lại những ngọn lửa trong mỗi chúng ta, trong mỗi cây bút trẻ bằng những đêm trắng viết. Căn cước của nhà văn là tác phẩm, không phải bằng sự đánh bóng của những cái nh•n hào nhoáng và “diễn” trong thơ văn lẫn trong đời, biến mỗi kỳ “Hội” thành lễ hội hoá trang.
Tôi ngưỡng mộ Bùi Xuân Phái (1920 - 1978) và càng kính trọng khi đọc nhật ký của danh hoạ. Sinh thời, Bùi Xuân phái kết giao với nhiều nhà văn lớn. Một tài năng vạm vỡ luôn đáng kính nể viết, vẽ hay, giỏi mà ít tác phẩm thì không thể bằng đáng nể bằng viết hay, mà có sự nghiệp đồ sộ. Từ khi trẻ Bùi Xuân Phái đ• nhắc mình và nhắc suốt đời: “Picasso vẽ được 25.000 bức tranh, còn ta làm được bao nhiêu?”.
Tinh tú luôn thuộc về số ít. Không thể đòi hỏi 112 ĐB sẽ thành 112 nhà văn, nhà thơ. Đừng mơ điều đó, một nhắc nhở dành cho cả Ban tổ chức, những người quan tâm và chính từng ĐB!
Muốn biết có mấy nhiêu người sẽ thành tác giả “có căn cước” trong số họ, h•y dùng khoảng cách trước Hội nghị lần thứ 9 để thử thách và sẽ điểm danh. Và để có mặt đáp lời khi được điểm danh bởi công chúng (hơn cả Ban tổ chức) mỗi cây bút phải dám trả giá.
Nghệ thuật không phản bội ai thực lòng yêu say. Chỉ có những tay rởm, giả, phản bội, bôi hoen, chức danh nghệ sĩ và nghệ thuật mà họ vờ theo đuổi làm đồ trang sức. Đừng hỏi sẽ được gì: tiền, tiếng và cả tình? H•y viết, lao động cật lực đi! H•y dám là mình, đến tận cùng, đừng nhìn trước ngó sau, đừng tự mài trơn nhẵn thành hòn bi lăn nhanh, nhưng có thể lăn vào 1 góc nào đó mất hút.
Ai chỉ nghe thấy “trả giá” đ• hốt hoảng, lo lắng, hèn nhát, thì đừng đeo đuổi văn chương. Một tình yêu chỉ đến tình yêu. Chiếm hữu sự tin cậy của độc giả, phải dành cho văn chương tình yêu lớn. Những tính toán, mưu toan không thể dung chứa nơi tâm hồn nghệ sĩ thực thụ khi sáng tác, nếu mong được chấp nhận và dung chứa trong nghệ thuật.
Tham luận, tranh c•i rồi chẳng chứng minh được gì ngoài tác phẩm. Đoạn viết này của Bùi Xuân Phái đáng để chúng ta suy nghĩ cho văn chương : “Những tay nói nhiều thường vẽ ít vì thì giờ còn dùng để nói. Thật lố lăng khi kẻ bất tài ngông nghênh hơn cả người có tài. Những hoạ sĩ lớn làm việc nhiều vô kể. Không thể có một hoạ sĩ làm việc lơ mơ mà lại có tài năng lớn bao giờ Phải say mê giữ lửa liên tục, nguội lạnh là chết. Vẽ là sống là thở. Ngày mai không còn giống này nay. Nghệ thuật không thay đổi tức là không có sức sống mới nữa. Không phải cứ nhảy bừa vào làng thơ, làng hoạ là thành nhà thơ, nhà hoạ một cách dễ dàng đâu. Những con mắt tinh đời, sành sỏi, uyên bác sẽ đánh giá anh ở vị trí nào”.
Những con mắt xanh tinh đời luôn ít, kẻ “nhảy bừa” nghiệp dư hoá văn chương thì đông. Người biết yêu, dám yêu, phải sống tận cùng sự lựa chọn của mình.
Trước cơn khát muốn thành “sao”, vốn liếng “ít”, một số chỉ là “đom đóm”. Tôi đoán ở kỳ Đại hội lần 9, sẽ chỉ có 1/10 số đại biểu hôm nay còn trụ được. Thế cũng là mừng. Đến nhà thơ lớn Pabslo Neruda còn tự nhận: “Tôi là kẻ heo hút nhất các nhà thơ. Nhưng tôi luôn tin vào con người. Tôi không bao giờ để mất hy vọng”, thì chúng ta phải tin ông và hy vọng chứ .
Còn tôi, sẽ tiếp tục con đường văn chương với tinh thần liên tài, và hy vọng đ• yêu thì phải tin, dù thấy được những người viết trẻ hôm nay sự phân r• trong đông đảo, chao đảo tự tin, nóng vội nhấp nháy, tản mạn khát khao, tan hoang sôi nổi.
Các đại biểu dự Hội nghị NNVVT toàn quốc lần 7 chụp ảnh lưu niệm tại Mỹ Lai (Quảng Nam) 2006.
ảnh Nguyễn Đình Toán