Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

TRAO ĐỔI VỀ ĐỊA DANH HỌP HỘI NGHỊ BÌNH THAN VÀO THÁNG 10 NĂM 1282 THUỘC ĐỜI NHÀ TRẦN

Nguyễn Đăng Minh
Thứ năm ngày 14 tháng 4 năm 2011 1:55 PM

 

Chỉ còn hơn một năm nữa là đến kỷ niệm 730 năm, ngày mà vua Trân Nhân Tông ngự thuyền từ kinh thành Thăng Long ra cập bến Bình Than để chủ trì Hội nghị ở làng Trần Xá, mà trong Đại Việt sử ký toàn thư còn lưu lại với nguyên văn :” Mùa đông tháng mười, vua ngự ra Bình Than đóng ở vũng Trần Xá họp vương hầu và trăm quan, bàn kế sách công thủ và chia nhau đóng giữ ở những nơi hiểm yếu”. Vũng Trần Xá được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư chính là làng Trần Xá hiện tại bởi trong lịch sử mang tên Trần Xá từ thời mà dòng họ Trần cư trú ở Việt Nam vào khoảng 1110. Trong bách khoa toàn thư mở Wikipedia có ghi:” Tổ tiên dòng dõi nhà Trần có nguồn gốc dân tộc Mân ở quận Tần Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Ông Trần Kinh từ Phúc Kiến sang Việt Nam vào khoảng năm 1110, thời vua Lý Nhân Tông (1072 – 1127). Lúc đầu cư trú tại xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ngày nay, sinh sống bằng nghề chài lưới trên sông nước, trên đường làm ăn chuyển dần vào hương Tứ Mạc, huyện Thiên Trường, nay là xã Lộc Vượng thuộc ngoại thành Nam Định”. Làng Trần Xá nằm bên bờ sông Kinh Thầy (Bình Than) là dòng sông duy nhất để dòng họ Trần di chuyển vào Lộc Vượng và địa danh Trần Xá cách An Sinh khoảng một ngày đi thuyền, hơn nữa nằm cạnh một khúc sông chuyển hướng nơi mà cá, tôm lưu trú rất nhiều phù hợp với nghề nghiệp của họ Trần; do vậy, vũng Trần Xá trở thành một nơi cư trú của một bộ phận gia đình họ Trần là một điều tự nhiên, hợp lý và được đặt tên là Trần Xá! Mục 821 được ghi chú: “Đoạn sông Lục Đầu chảy qua huyện Chí Linh tỉnh Hải Hưng ngày nay.”; mục 822 ghi chú:”Vũng Trần Xá (Trần Xá loan), có lẽ là chỗ hợp lưu hai con sông Thái Bình và Kinh Thầy. Chỗ này về sau vẫn còn xã Trần Xá”.(Phần chú giải trong Đại Việt sử ký toàn thư).

Ngày 25 tháng 2 năm 2008, nhà sử học Lê Văn Lan, nhà văn Ngô Văn Phú (tả giả của nhiều câu chuyện về lịch sử Việt Nam), cùng nhiều quan chức của tỉnh Hải Dương, huyện Nam Sách, xã Nam Hưng (làng Trần Xá thuộc xã Nam Hưng) đi bộ và đi thuyền khảo sát vùng đất và sông nước địa danh Trần Xá đồng thời tham chIếu với bản đồ Việt Nam, khu vực rồi đua ra một nhận xét chung: Đây là vùng đất có vị trí đặc biệt bởi một đoạn sông Kinh Thầy dài khoảng 5km nơi bắt đầu (thượng lưu) tách ra khỏi sông Thái Bình (cửa Đại Than) đến ghềnh Gốm nơi có đền thờ Trần Khánh Dư đã uốn cong theo hình chữ “S” và các địa danh như dền Kiếp Bạc, đền thờ Trần Khánh Dư, Trần Xá, thị trấn Nam Sách đều năm trên kinh tuyến 106 độ 20 phút, đặc biệt thị trấn Nam Sách còn ở vĩ độ 21 chẵn. Và khoảng các các địa danh đã có khoảng cách đối xứng nhau kỳ lạ. Một thực tế cần lý giải khoa học về đoạn sông kinh Thầy từ Trần Xá đến đền thờ Trần khánh Dư dài khoảng 2 km đã có dòng chảy ngược lên hướng chính Bắc tức là trùng với kinh tuyến 106 độ 20 phút và khúc sông này có dòng chảy ổn định hàng nghìn năm. Vào khoảng năm 1992 đã cuộc Hội thảo khoa học về Hội nghị Bình Than tổ chức ở Bắc Ninh. Hội nghị không đạt kết quả do địa danh thuộc tỉnh Bắc Ninh không phù hợp với Đại Việt sử ký tòan thư. Đoàn khảo sát lịch sử do Nhà sử học Lê Văn Lan, là đoàn rộng mở đầu tiên tiếp cận địa danh nêu trong Đại Việt sử ký toàn thư về Hội nghị Bình Than đời nhà Trần, đã đưa ra những ý kiến có chất lượng khi được các quan chức cao nhất của tỉnh Hải Dương nghênh tiếp. Hội thảo khoa học về lịch sử của Hội nghị Bình Than mở rộng diễn ra ở tỉnh hải Dương tiếp theo cuộc Hội thảo khoa học về Hội nghị Bình Than ở Bắc Ninh năm 1992 là cần thiết và có luận cứ thực tế hơn.

          Cho đến thời điểm hiện tại (năm 2011), các di tích lịch sử xuất xứ, gắn bó với nhà Trần đã được hoàn chỉnh chỉ duy nhất có Hội nghị Bình Than còn bỏ ngỏ. Chính vì sự chậm chễ này, nên sách giáo khoa lớp 7 về môn lịch sử đã biên soạn sai địa danh đã được chỉ rõ ràng trong Đại việt sử ký tòan thư. Đã đến thời điểm các nhà biên soạn sách gáo khoa dạy học trò về lịch chống ngoại xâm của triều đại nhà Trần cần nói có sách, mách có chứng về Hội nghị Bình Than – Một hội nghị mà theo các nhà sử học có uy tin và giầu tri thức về lịch sử Việt Nam đều đánh giá về vua Trần Nhân Tông đã lập lại trật tự họ Trần, xóa kỷ luật và phong chức tước tương xứng với tài đức của từng người, bàn kế sách chuẩn bị cho cuộc chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai. Thống kê lịch sử đã thừa nhận, trước thời đại Hồ Chí Minh thì lịch sử  ba lần chống giặc ngoại xâm của quân dân nhà Trần là tiêu biếu và còn được lịch sử thế giới ghi nhận. Thực tế hàng năm, vào dịp đầu xuân, người khắp mọi miền đất nước đổ xô đến Trần Miếu ở Nam Định để xin dấu ấn… Xem ra thiên hạ chỉ nghĩ đến quyền lợi trước mắt mà quên một bộ phận lịch sử quan trọng của dòng họ Trần trong ba cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm!

          Sự cần thiết Hội thảo khoa học về Hội nghị Bình Than đầy đủ, thấu tình đạt lý mà Hội sử học Việt Nam đứng chủ đạo rộng mở, còn địa phương được nêu danh trong Đại Việt sử ký toàn thư, đăng cai; bên cạnh đó được sự đồng thuận của dòng họ Trần và các tổ chức, cá nhân ngữơng mộ họ Trần thì chắc chắn mảnh đất địa linh họp Hội nghị Bình Than vào tháng mười năm 1282 của thế kỷ XIII sẽ được chỉ rõ trên bản đồ của nước Việt Nam hiện đại.

Hà Nội, tháng 4 năm 2011

Nguyễn Đăng Minh