Ngày 2 tháng 4 là sinh nhật H.C.Andersen- văn hào vĩ đại không chỉ của nhân dân Đan Mạch, mà còn của cả nhân loại. Gần 150 nam truức, vào ngày 6-12-1867 Anđersen được tặng bằng Công dân danh dự của thành phố quê hương Odense. Từ một cậu bé mồ côi, nghèo kiết xác, Anđersen đ• trở thành một ông hoàng giữa lòng xã hội Đan Mạch.Với đủ các nghi thức long trọng, một bức tượng bán thân mang vòng hoa đặt giữa hội trường lớn, 400 vị khách danh dự và riêng các vị trong Hội đồng hàng tỉnh mặc đồng phục đứng xếp hàng tề chỉnh đón chào người con ưu tú của quê hương. Ngày hôm đó cả thành phố được trang hoàng lộng lẫy, học sinh các trường nghỉ học. Lúc đón chào bức điện chúc mừng của nhà vua, dàn nhạc trống kèn thổi bài Đan Mạch - Tổ quốc tôi tạo một niềm háo hức đối với đông đảo công chúng.
Xúc động dâng trào! Đêm về trằn trọc m•i không sao ngủ được, Anđersen đã ghi vào Nhật ký ấn tượng sâu sắc ngập tràn hạnh phúc:“Tôi được đối xử như một ông Vua; người ta cũng không tổ chức long trọng hơn thế, ngay cả đối với ông vua và hoàng hậu.”
Đúng như vậy, điện mừng, thư từ khắp bốn phương gửi về chỉ cần ghi đơn giản: H.C. ANDERSEN - DENMARK cũng chẳng khác gì sau này người ta gửi cho: LEP TÔNXTÔI- nước NGA. Điều gì đã khiến cho Anđersen được hưởng niềm vinh quang kỳ diệu đến thế? Thật không phải dễ dàng giải đáp câu hỏi của nhiều người trên thế giới từng đặt ra và cũng không dễ đồng thuận.
Được tắm mình trong suối nguồn văn hoá dân gian từ độ tuổi mẫu giáo, ngày ngày cậu bé bám theo bà nội đến bệnh viện làm phúc, nơi đó bà làm việc vun bón mảnh vườn hoa.Bà vốn là người có tài kể chuyện và bịa chuyện, cậu bé háo hức nghe bà kể triền miên bao nhiêu truyền thuyết, huyền thoại, cổ tích, ngụ ngôn... Thỉnh thoảng cậu lại còn được nghe một số bà già lẩn thẩn trong bệnh viện kể vô vàn thứ chuyện hấp dẫn, quái dị, có khi mất đầu thiếu đuôi, chẳng mạch lạc gì, song vẫn đầy thú vị. Còn ở nhà, Anđersen từng ghi lại: “Bố tôi rất chiều tôi. Ngày chủ nhật, bố tôi cắt những miếng bìa làm các phong cảnh bài trí từng mảng tháo rời ra được và cũng lắp lại được. Ông làm cho tôi cái sân khấu tí hon và còn đọc cho tôi nghe từng trích đoạn kịch, đọc các truyện Nghìn lẻ một đêm, đọc Ngụ ngôn La Fontaine và hài kịch của nhà văn Đan Mạch Holberg”.
Hơn nữa, vùng đất quê hương vốn là nơi giàu huyền thoại và lễ hội. Nơi đây viên quan quý tộc tỉnh trưởng say mê hội hè đ• gợi mở bao điều tưởng tượng bay bổng trong tâm hồn trẻ thơ đầy nhạy cảm của Anđersen. Năm lên bảy, Anđersen còn được cùng bố mẹ đến nhà hát xem múa rối, xem xiếc, xem kịch và cả nhạc kịch bằng tiếng mẹ đẻ, có khi bằng tiếng Đức. Những cảnh tượng ấy thổi vào tâm hồn cậu bé niềm say mê kỳ lạ đối với văn nghệ, với sân khấu. Về nhà cậu cứ tự bịa ra những hoạt cảnh cho riêng mình. Không sao có tiền mua vé, cậu tìm cách làm quen với viên quản lý nhà hát để được vào xem, hoặc ít nhất cũng xin được bản chương trình vở diễn.Say mê đọc sách, nhưng lại không có sách, Andersen tìm đến cô Bunkeflod- một gia đình quý tộc có tủ sách đồ sộ. Cậu viết một số bài thơ nhỏ tặng cô, rồi mượn được hàng loạt sách về nhà đọc. Từ đấy chân trời kiến thức được dần dần rộng mở.Số phận dun dủi, năm 14 tuổi từ biệt tuổi thơ, cậu đi bộ lên thủ đô với khát vọng cháy bỏng trở thành diễn viên nhà hát, bởi cậu có giọng hát rất hay, tuy trong túi vẻn vẹn có 13 đồng. Sau hai năm làm việc linh tinh ở nhà hát, nào ngờ được Ngài Collin, thành viên ban l•nh đạo Nhà hát Hoàng gia, vừa là nghị sĩ giàu có nhận đỡ đầu, mang về nhà coi như con nuôi, rồi cho vào trường nội trú ăn học; bởi lẽ Ngài nhìn thấy phía sau các “vở kịch nháp” chưa thành của Anđersen đang lớn dần một “năng khiếu thơ bẩm sinh”.Qua mấy năm học tại trường, Anđersen- người con trai bà thợ giặt và bác thợ giày- đ• đỗ tú tài, vào năm 1828, vừa tròn 23 tuổi.
Phải chăng mầm hạt giống quý được gieo đ• sinh hoa kết trái.Trong tập thơ đầu tiên được xuất bản (1830), Anđersen viết : “ Lúc còn bé, niềm vui lớn nhất của tôi là được nghe những chuyện cổ tích và phần lớn những câu chuyện ấy vẫn còn sống động trong ký ức của tôi...Tôi xin kể một câu chuyện ra đây. Nếu được hoan nghênh, tôi sẽ kể nhiều hơn và một ngày kia, tôi sẽ kể tiếp hàng loạt truyện dân gian Đan Mạch”. Quả như lời hẹn ước, Anđersen cho ra mắt tập truyện mang tên Chuyện kể cho trẻ em (1835), trong đó có 3 truy?n dân gian cải biên và 1 truyện tự sáng tác khá hấp dẫn: đấy là Những bông hoa của bé Iđa. Ngày nay bông hoa đầu tay này đ• được dựng thành phim khỏ hay dành cho thiếu nhi. Những bước thành công mở màn ấy dẫn nhà văn trẻ say mê viết tiếp. Âm điệu văn hoá dân gian đã tạo nên nguồn cảm hứng chủ đạo cuốn hút Anđersen đi xa m•i.
Trong số 178 truyện, thì Nàng tiên cá là nổi tiếng nhất. Câu chuyện này từng được hãng Walt Disney dựng thành bộ phim hoạt hình mới mẻ, hiện dại, cực kỳ hấp dẫn, dài tới 83 phút, với vô vàn chi tiết phức tạp, phong phú đến tuyệt vời. Song đây lại là đề tài nhằm bộc lộ khát vọng sống bất tử và sự hy sinh bản thân. Thật ra câu chuyện này vốn đã có từ bao đời trong văn hoá dân gian phương Tây, nhung dười ngòi bút tài hoa của Anđersen, nó trở thành văn bản nghệ thuật được phổ biến sâu rộng, rồi được bay lên cùng bức tượng Nàng Tiên cá làm xao xuy?n bao ngu?i. Bởi lẽ hạnh phúc lớn lao nhất của con người từ xưa đến nay là được sống m•i, sống m•i. Chả thế mà Nàng tiên cá khao khát được làm người, dù chỉ là một ngày trên trái đất.“ Cháu sẵn sàng cho ba trăm năm sống của cháu để làm người, dù chỉ trong một ngày, để sau được chia sẻ cuộc sống trên trời”
“ Tim nàng mơ đến hạnh phúc con người và linh hồn bất tử ”... Nhưng rồi nàng sẵn sàng hy sinh chấp nhận cái chết để chàng Hoàng tử - người nàng yêu tha thiết- được sống. Nàng đã hóa thành “người con gái của không trung”.
Câu chuyện huyền thoại đẹp như một bài thơ trữ tình, vừa cảm động, vừa sâu sắc về lớp nghĩa triết lý không chỉ dành cho trẻ thơ, mà chủ yếu dành cho người lớn. Cùng với Nàng tiên cá nơi biển sâu thì Chim hoạ mi chốn trời cao lại ở trong cung hoàng đế Trung Hoa càng làm nổi bật thêm tài năng của văn hào Đan Mạch. Ngày ngày, với “tiếng hót kỳ diệu nhất trên đời..., Hoạ mi cất tiếng hót hay đến nỗi hoàng đế vô cùng cảm động, nước mắt trào ra”.
Bỗng nhiên xuất hiện con chim hoạ mi nhân tạo do hoàng đế Nhật gửi tặng...Tình thế đổi thay đột ngôt. Thế là bọn nịnh thần vội vàng ngợi ca tiếng hót của con chim giả. Tất nhiên hoạ mi thật bị trục xuất khỏi hoàng cung. Nào ngờ chẳng bao lâu sau, con chim máy bị hỏng, không sao cất lên tiếng hót được nữa, dù cho nhà vua đang ốm thập tử nhất sinh đang cần một tíếng hót dịu dàng an ủi. Mặc cho vua thét lên: “ Hãy hót lên chim ơi! Ta đ• ban thưởng cho mi vàng bạc châu báu... Nhưng Thần chết vẫn cứ chằm chằm nhìn nhà vua...”.
Bất ngờ nhận được tin vua ốm nặng, chim hoạ mi từ rừng xanh trở về; tiếng hót véo von, êm ái đ• mang lại cho nhà vua một tia hy vọng. Nghe tiếng hót du dương, nhà vua được hồi sinh và muốn chim kia m•i m•i sống bên cạnh mình. Vua còn nói rõ là sẽ đập tan tành con chim giả. Song họa mi đã can vua, mà tâu rằng, chim không thể sống trong cung vàng điện ngọc: “Xin nhà vua h•y cho phép chim muốn tới lúc nào thì tới. Chiều chiều chim sẽ đậu trên cành cây, hót lên cho nhà vua vui vẻ, hoặc mơ màng. Chim sẽ hót lên cuộc đời của những kẻ sung sướng cũng như cuộc đời của những người đau khổ. Chim sẽ hót lên những việc tốt và những việc xấu người ta làm xung quanh nhà vua. Tiếng hót của nhà vua nhỏ bé này sẽ vọng tới tận những túp lều của dân chài nghèo khổ, của nông dân, đến tận những người sống xa hoàng đế và triều đình. Hoạ mi này trọng tấm lòng nhà vua hơn ngai vàng có tính chất thiêng liêng...” ( t.II/84-bản dịch)
Đấy là ngôn từ của bậc tôi trung, đâu phải lời lẽ cơ hội của bọn nịnh thần. Vào năm 1992, người viết bài này trong một lần dự hội thảo về Anđersen trên quê hương Nàng tiên cá, có đến thăm gia đình và chuyện trò với vợ chồng một vị bác sĩ rất yêu Việt Nam; ông ta nói: “Andersen nói chuyện với người lớn thông qua trẻ em”. Đúng thế, có thể hiểu rộng hơn là truyện Andersen mang “cái vỏ cổ tích” ở phần nổi dành cho trẻ em, đồng thời phần chìm lại đậm tính thời sự - hiện đại vừa là thông điệp cho người lớn xưa cũng như nay, gợi mở bao điều cần suy nghĩ qua các yếu tố kỳ ảo. Vì thế cho nên truyện Anđersen vẫn sống m•i, không chỉ với đất nước Đan Mạch, mà còn với cả năm châu bốn biển.
Quả thật, đất Bắc Âu vốn giàu có chuyện dân gian là điểm tựa nên thơ cung cấp năng lượng cho ngòi bút tài hoa của Anđersen tung hoành, viết nên những tác phẩm ngọt ngào, thú vị cuốn hút hàng triệu triệu người đọc trên khắp hành tinh. Nhà văn kể rằng, một người bạn tên là H. Mai đến nhà chơi, rồi hỏi: - Có phải truyện “ Ông già làm gì cũng đúng” được lấy từ Truyện cổ Grim?
Andersen liền đáp:- “ Grim chưa bao giờ sáng tác một truyện thần tiên, ông ta chỉ là một người sưu tầm”.
Nguồn văn hóa dân gian Đan Mạch- bầu vú sữa màu mỡ của Anđersen- chứa đựng biết bao câu chuyện thần tiên lấp lánh muôn màu muôn vẻ, gắn liền với phong tục tập quán bản địa dồi dào sức sống, nuôi dưỡng tâm hồn đẹp đẽ của nhà thơ và đốt lên ngọn lửa sáng tạo bay bổng đến huyền ảo. Tất nhiên mọi thành tựu lớn lao của văn hào đều gắn liền với ý chí nỗ lực học tập nhằm chiếm lĩnh kiến thức khoa học, hòa cùng niềm say mê lao động nghệ thuật, không tách rời những chuyến đi du lịch gặp gỡ trao đổi với các nhà văn hóa lớn ở châu Âu; và chắc chắn không thể thiếu tài năng bẩm sinh phong phú đến nỗi nhà tiểu thuyết lịch sử B.Ingeman, người thầy vừa là người bạn vong niên từng ng?i ca: “ Từ bất kỳ cống rãnh nào, anh ấy cũng tìm thấy ngọc trai..”./.
Hà Nội, tháng 4-2011
Nguyễn Trường Lịch
(ĐHHQGHN)