Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

MỘT QUỐC GIA KHÔNG CÓ ĐƯỜNG ĐI

Trần Mã Thượng
Thứ tư ngày 6 tháng 3 năm 2019 3:11 PM

Trần Mã Thượng

Nếu đi từ thành phố Hồ Chí Minh lên Gia Lai thì người ta thấy trên đất Bình Dương có hai trạm BOT thu phí 15000đ/ lượt đối với xe ô-tô con,các trạm còn lại, cứ cách nhau 70km là có một trạm, mỗi tram thu 35000đ/lượt đối với ô-tô con,140000đ/ lượt đối với ô-tô tải. Trên đoạn đường trên dưới 800 km này người ta phải chi vào khoảng 500000đ tiền thu phí (đối với ô-tô con), số tiền này tương đương với một nửa tiền xăng dầu của chiếc xe.

Câu hỏi đặt ra là nếu người ta không muốn đi trên đường BOT thì còn có con đường nào để đi không? Nếu không thì rõ ràng quốc gia không có đường đi. Vậy là đường đi là tài sản riêng của những người có tiền? Ai cho phép họ tự tiện tiếm quyền của đất nước? Đây là việc làm tệ hại hơn thời kỳ phong kiến, thực dân! (Trần Mã Thượng)




BOT, BOT và BOT !!!


Việt nam có thể là quốc gia duy nhất không có đường đi cho quốc dân đồng bào mình ,theo một cái nghĩa nào đó vì lẽ đơn giản là muốn đi, người dân phải bỏ tiền ra mua đường, nếu không thì họ không bao giờ đi đâu được. Ai cho họ qua trạm BOT?

Có một nổi buồn cay đắng hơn khi người ta lấy tên vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới, vì người ấy mà hàng triệu người sẳn sàng hy sinh tính mạng và của cải để xả thân chiến đấu giành lại độc lập, tư do cho dân tộc, để đặt tên cho một con đường, đó là đường Hồ Chí Minh. Ấy vậy mà con đường ấy không bất kỳ ai có thể đi được nếu không phải móc tiền ra.

Nếu đi từ thành phố Hồ Chí Minh lên Gia Lai thì người ta thấy trên đất Bình Dương có hai trạm BOT thu phí 15000đ/ lượt đối với xe ô-tô con,các trạm còn lại, cứ cách nhau 70km là có một trạm, mỗi tram thu 35000đ/lượt đối với ô-tô con,140000đ/ lượt đối với ô-tô tải. Trên đoạn đường trên dưới 800 km này người ta phải chi vào khoảng 500000đ tiền thu phí (đối với ô-tô con), số tiền này tương đương với một nửa tiền xăng dầu của chiếc xe.

Câu hỏi đặt ra là nếu người ta không muốn đi trên đường BOT thì còn có con đường nào để đi không? Nếu không thì rõ ràng quốc gia không có đường đi. Vậy là đường đi là tài sản riêng của những người có tiền? Ai cho phép họ tự tiện tiếm quyền của đất nước? Đây là việc làm tệ hại hơn thời kỳ phong kiến, thực dân!

Một khía cạnh khác là ai mà không biết Ban Quản lý đường Hồ Chí Minh đã sử dụng hàng trăm ngàn tỷ ngân sách vào việc xây dựng con đường này mà sao giờ nó lại biến thành tài sản của các nhà mạo nhận BOT? Vì lý do họ cơi nới ra thêm một chút mà tất cả đều thành sở hữu của họ?

Cái lắc léo là nó nằm ở chổ cơi nới, thêm thắt chút đỉnh này. Nó có ý đồ và kịch bản ngay từ đầu. Một thứ chủ trương xấu xa, bẩn thỉu của lợi ích nhóm mà trong đó chỉ “nhà đầu tư” trá hình, những kẻ nắm tiền và Bộ Giao thông. Họ kê khống cho cố sát những khoảng đầu tư bổ sung mà đôi lúc cũng chưa thật sự cần thiết, để chia chát ngay từ khi dự án vừa chuẩn bị đầu tư và ngay lúc khởi công. Họ đổi chác nhau thời gian thu phí với những tính tính khác xa thực tế và viễn cảnh phát triển kinh tế đất nước. Đây cũng lại là một khoản tiền bỏ túi không nhỏ của những kẻ có thẩm quyền.

Sự lộ mặt sau vụ việc trạm BOT Dầu Dây bị cướp, cho đến việc thanh tra vào cuộc và kết luận rằng “không có gì bất thường”, người ta nhắm mắt cũng biết nó là cái gì. Giờ đây người dân bò ra đường để đếm xe qua trạm, làm lộ rõ những toan tính khốn nạn của những nhóm lợi ích thì Nhà nước trã lời như thế nào đây? Do tính toán dỡ, tính không sát thực tế ư? Láo ! Các ông là những kẻ gian hùm đầy mưu ma chuớc quỷ, khôn lõi và lọc lừa chứ đừng nói là thơ ngây.

Bây giờ biết hết rồi thì tính sao đây hay tiếp tục lì lợm và chay mặt chịu đấm để tiếp tục ăn xôi? Nhân dân đòi hỏi Quốc hội, Chính phủ phải nhìn thẳng vào sự thật để có biện pháp tức thì chứ không thể để cho bọn đầu trâu mặt ngựa ngang nhiên tung hoành xâm phạm tài sản quốc gia và lợi ích của nhân dân. Trước mắt là giãm giá xăng dầu, trừ ngay cái khoản tiền cầu đường cấu thành trong giá đó.

Đất nước này có ngóc đầu nổi không khi để các nhóm lợi ích ngang nhiên tồn tại? Xuất nhập khẩu có thể cạnh tranh hay không khi mà phí chồng lên phí? Và đất nước này có vô lý hay không khi không có con đường đi cho người dân? Có ngôi nhà nào được xây lên ở chổ không có lối đi ? Có kiến trúc sư nào ngu ngốc đến thế không? Có Chính phủ nào kiến tạo như thế không?

Tôi đang nói đến không chỉ là con đường Hồ Chí Minh mà muốn nói đến tất cả con đường trên toàn lãnh thổ Việt Nam nhưng cay đắng nhất vẫn là con đường mang tên Hồ Chí Minh (QL14).

Hay là đến một ngày nào đó con đường Hồ Chí Minh trên biển cũng sẽ có trạm BOT?