Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

SUY NGHĨ VỀ BÀI THƠ “CON CÓC”

Phạm Mạn
Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011 5:57 AM
 
Bài thơ bị nhiều người chế diễu nhất lại là bài thơ chiếm nhiều kỷ lục nhất! Đó là bài thơ “con cóc”. Tác giả bài thơ này có tài điều khiển ngôn từ thật là trác việt. Thử hỏi ,có bài thơ nào gây cười cho hàng triệu người mà toàn bài thơ chỉ có 32 con chữ. Nhưng thực ra tác giả chỉ sử dụng có 9 từ : “con”- “cóc”- “trong”- “hang”- “nhảy”- “ra”- “ngồi”- “đó”- “đi” rồi lắp ghép mà thành. Ở đây cái “cực tiểu” (9 CHỮ) đẻ ra cái “cực đại”. Chỉ có 9 chữ nhỏ nhoi ấy đã tạo ra cái bao la vĩ đại xuyên không gian và thời gian: Cả đất nước Việt nam là không gian! Cười hết đời này qua đời khác là thời gian!
    Đó là nói về hình thức bài thơ.
    Cái hay đích thực, cái hay lớn lao của bài thơ là nó đã gây cười cho hàng triệu người Việt nam qua nhiều đời. Thử hỏi có bài thơ nào được như thế!? Theo quy luật thông thường thì một bài thơ sống lâu hay chết nhanh khi cái “chất phi thơ”trong bài có ít hay nhiều: Một bài thơ hay, là bài thơ tải nặng chất thơ.Nghĩa là có rất ít hoặc không có “chất phi thơ”.Đó là những bài thơ  khiến độc giả nhớ đời. Ngược lai, những bài thơ không có “chất thơ”, nói cách khác là bài thơ tải nặng “chất phi thơ”, là những bài thơ yểu mệnh, hữu sinh vô dưỡng.Đó là “quy luật khách quan” chưa thấy có một sức mạnh nào thay đổi được.Âý thế mà tác giả bài thơ “con cóc” đã làm được cái việc đảo lộn cả quy luật khách quan mà chưa có ai làm được. Mà lý do thì ai cũng nhìn thấy. Sỏ dĩ bài “con cóc” sống mãi với thời gian là nhờ vào bài thỏ tải nặng,quá nặng là khác, “chất phi thơ”. Nói cách khác là bài thơ đạt đến độ “PHI THƠ TRIỆT ĐỂ”. Có lẽ phải để thơ “con cóc” vào chức Đại nguyên soái trong thơ trào phúng thế giới!
   Đến đây ta phải hỏi: Tác giả bài thơ “con cóc” là ai?Cụ sinh ra từ bao giờ?
Trước Lý thường Kiệt hay trước Nguyễn Trãi? Hay xa hơn nữa, trước cả Lý Bạch hay Đỗ Phủ ở bên Tàu? Chẳng ai trả lời được! Chỉ biết nó đã sống xuyên nhiều thế hệ và còn sống mãi…CÓ THỂ LÀ SỐNG MÃI MÃI!!!
PHAM  MẠN