chuyện phiếm của Trung Hậu
Có anh bạn trẻ mang đến tặng một nhà thơ cao niên với tấm lòng chân thành và khiêm như¬ờng, anh nói
- Kính biếu bác tập thơ em vừa mới in - Anh ta vừa cư¬ời vừa nói - thơ em là thơ con cóc bác đọc tạm nhé. Và anh ghi lời đề tặng rất kính cẩn.
Cầm tập thơ quà tặng nhà thơ già nói
- Cậu viết thơ con cóc à?
- Dạ - vẫn giọng khiêm tốn anh bạn trẻ đáp và anh đọc như¬ để minh chứng - Con cóc trong hang, con cóc nhảy ra… ấy mà.
Bỗng nhà thơ già nhìn chằm chằm vào anh bạn trẻ
- Nếu cậu làm được thơ con cóc tớ bái phục đấy.
Nhà thơ trẻ suýt phì cư¬ời
- Bác cứ đùa chứ thơ con cóc ai chả làm được.
- Cậu mới là thích đùa chứ. Tớ không nói chơi đâu. Làm đ¬ược bài thơ con cóc như của các cụ xưa là khó lắm. Tớ không bao giờ dám mơ tới.
Nhà thơ trẻ cố nhịn để khỏi bật c¬ời thành tiếng trư¬ớc giọng nói rất nghiêm văn chỉnh của vị nhà thơ đàn anh.
- Tớ nói nghiêm túc đấy. Vì giờ mới có thời gian đọc lại, suy ngẫm mới thấy các cụ thâm thuý thật.
Anh bạn nhà thơ trẻ thì ngơ ngác nh¬ư vừa lạc vào thế giới hài hư¬ớc và anh vẫn cho nhà thơ đàn anh kia đùa chứ bài thơ con cóc thì đến anh mù chữ cũng làm đ¬ợc.
Phát hiện thái độ ngờ vực của anh bạn thơ trẻ nhà thơ đàn anh nói ngay
- Cậu đừng t¬ưởng bài thơ con cóc xư¬a là bài thơ hạng ruồi đâu nhé. Phải nói rằng, chỉ với bốn câu thôi Con cóc trong hang, con cóc nhảy ra, con cóc ngồi đấy, con cóc nhảy đi, không kể những câu láy lại, mà đã nói lên bao điều thú vị rồi đấy.
Bạn thơ trẻ bây giờ mới hơi chú ý. Nhà thơ già giảng giải:
- Con cóc ở trong hang nghĩa là ở trong xó tối, không có thông tin gì liên hệ với bên ngoài. Có nghĩa là bị cô lập. Nh¬ưng đến câu hai “Con cóc nhảy ra”. Phải, nó nhảy ra khỏi hang tức là nó muốn thoát khỏi đêm tối, muốn khám phá thế giới, muốn đư¬ợc biết vạn vật xung quanh, khung cảnh thiên nhiên rồi tiết trời ra sao. Có nghĩa là nó muốn biểu hiện thế giới quan của nó. Đến câu thứ ba thì mọi suy tư¬ của nó hiện ra rõ nét hơn “Con cóc ngồi đấy”. Chỉ có ngồi nhìn xã hội hoạt động nó mới thấm thía câu nói nổi tiếng của Cụ Nguyễn Tiên diền Thà rằng chẳng biết cho xong/ Biết bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu! Phải không nào?
Có vẻ như¬ nhà thơ trẻ đã nhận ra vị nhà thơ đàn anh kia chẳng đùa bỡn chút nào nên anh thể hiện sự chăm chú trên nét mặt. Nhà thơ già tiếp mạch bình phẩm
- Cậu có nghe tiếng chẹp chẹp từ miệng con cóc không? Cái âm thanh chứa đựng những tâm sự bức xúc của nó. Nó phàn nàn về hiện trạng đời sống mà nó ngồi đấy mới có vài phút đã chứng kiến bao nhiêu là chuyện. Nào là xe máy phóng nhanh v¬ượt ẩu đánh võng ngoằn ngoèo gây ra tai nạn kinh hoàng. Nào là chợ búa lấn ra vỉa hè, lòng đ¬ờng và buôn gian bán lận điêu chác, bịp bợm. Nào là những đoạn đư¬ờng vừa mới làm xong đã sụt lún từng mảng, ổ gà, ổ voi xuất hiện liên tục khiến ngư¬ời tham gia giao thông phải chịu khổ sở. Nào nhà chung c¬ư chư¬a kịp bàn giao đã bong tróc từng đám.…Rồi nó nghe đư¬ợc tiếng ngư¬ời xì xào bàn tán về chuyện tham nhũng ở công ty này, cơ quan nọ, ở vị chức sắc này, ở tổ chức công quyền kia. Nó nhìn thấy những ng¬ười dân ôm cả một chồng đơn kêu cứu, khiếu nại đến các cấp mà chỉ nhận đ¬ược những lời hứa rất ngọt ngào rồi ngâm đấy đến cả chục năm vẫn im lặng chờ ý kiến chỉ đạo. Cậu thấy rồi chứ. Con cóc nó còn chứng kiến những ông chủ công nông, những ngư¬ời làm lên lịch sử dân tộc mà chịu nghèo khổ hơn đám đầy tớ hàng ngàn lần…
Nói đến đây giọng nhà thơ đàn anh nghẹn lại khiến anh bạn trẻ cũng im lặng, nét mặt đầy vẻ ¬ưu tư¬, thầm nghĩ : Thì ra các cụ ta x¬a sâu sắc thật. Anh bèn hỏi
- Thế sao con cóc không hành động gì mà lại nhảy đi ạ?
- Có thể nó nghĩ, nói ra những điều nó thấy, nó đau lòng có khi lại bị quy chụp thế này thế khác. Không chừng lại bị bắt bỏ rọ đem bán để làm ruốc cho ng¬ười suy dinh d¬ỡng. Cũng có thể nó cho rằng tất cả đã trở thành quốc nạn, thành bệnh nan y thì mình nó có hành động gì cũng khó có kết quả. Cho nên im lặng là cách tốt nhất. Và thế là nó lặng lẽ nhảy đi! Như¬ng đừng vội nghĩ nó nhảy đi để trốn trách nhiệm đâu nhé. Nó không hề vô cảm tr¬ớc nhân tình thế thái đâu bởi nó còn có vị thế là cậu ông Trời nên nó đã có công văn chất vấn Trời tại sao hạ giới lại kém công bằng, văn minh thế? Trời trả lời bằng một câu xanh rờn Hãy tự cứu lấy mình ! Thế là con cóc ở trong hang cứ nghiến răng ken két hết ngày này qua ngày khác thể hiện sự bức xúc chư¬a đư¬ợc giải toả.
Đấy, bài thơ con cóc là phải hiểu nh¬ư thế, đúng không?
- Dạ đúng ạ.
Và nhà thơ đàn anh nói thêm
- Văn học là nhân học. Các cụ x¬a đã m¬ượn con cóc để nói thân phận kẻ sống d¬ưới đáy, trong tối tăm tù đọng. Một cách nhân hoá giỏi đến mức tuyệt vời.
Càng nghe anh bạn nhà thơ trẻ càng nh¬ư tỉnh ra. Anh như¬ vừa đư¬ợc nghe một bài bình thơ hay vào loại tuyệt bút. Xem ra các nhà bình thơ hiện đại cũng khó có bài nào đ¬ược như¬ thế.
Lúc chia tay nhà thơ đàn anh còn nói thêm
- Làm đ¬ược thơ con cóc thì đáng khen lắm, chứ làm thơ cóc chết thì rất nặng mùi,không ai chịu nổi đâu