Bà “xã” tôi là con một gia đình cố nông (thành phần do Đội cải các ruộng đất năm 1956 quy định), chỉ được học chưa hết lớp ba, chưa đọc thông viết thạo đã phải ở nhà bế em, băm bèo…Cho nên để phần nào bù đắp về sự thiệt thòi ấy, mỗi khi đọc sách báo, hay đi đâu biết được điều gì mới lạ, tôi thường kể lại với bà ấy…
Một hôm đọc bài: “Cúc cu cho…Thụy Sỹ” trên báo Văn nghệ, Thấy có nhiều điều mới lạ. Ngồi ăn cơm tôi kể:
Mình như con ếch ngồi đáy giêng, chẳng biết trời cao đất rộng đến đâu, cứ tưởng cái anh Thụy Sỹ chỉ nhờ có mỗi cái đông hồ mà nổi tiếng khắp thế giới. Hóa ra không phải. Đất nước ấy có một nền tự do đầy hào hứng, phóng khoáng. Các công dân Thụy Sỹ có thể khởi động một đạo luật, nếu thu thập được hơn 100.000 chữ ký. Hoặc một đạo luật ra đời sau 100 ngày nếu bị 50.000 ý kiến phản đối. Quốc hội sẽ phải bỏ phiếu lạị.
Năm 2005 Hội Kinh tê trí thức Thê giới đã xếp hạng cuộc sông 111 nước và nhận ra rằng, Thụy Sỹ đứng đầu về chín chỉ tiêu:
1- Chế tạo vật liệu . 2- Sức khỏe .3- Ổn định chính trị .4- An ninh gia đình
5- Hài hòa cộng đồng. 6- Khí hậu. 7- An ninh việc làm. 8- Tự do chính trị
9- Bình đẳng giới.
Nếu xếp hạng theo tiêu chí “buồn khổ con người”, thì Thụy Sỹ đứng hàng sát đáy.
Nếu so sánh về trạng thái thể chế và chính sách (để xác định mức thông thoáng của đất nước), thì Thụy Sỹ được xếp hàng thú hai, chỉ sau Mỹ (số liệu của Diễn đàn kinh tế thé giới, nơi tập trung 1.000 tổ chức kinh tế mạnh nhất hành tinh).. Tiếp sau là Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Phần Lan và Singapore.
Bà Michelin Calmi - Rey, tổng thống Thụy Sỹ nói: ‘‘Các quyền cá nhân ở nước chúng tôi được tôn trọng triệt để. Và chúng tôi không phải là một đất nước đẹp đến quyến rũ, nhưng chúng tôi đặt con người vào trung tâm các hệ thống”.
Giáo sư Stephane Garelli nói: “Thịnh vượng không phải là mỗi ngày một cái áo đẹp, mà là sự kính trọng và an khang cho chính người mặc áo”.
Thế đấy! Họ chẳng có những chiến công vang dội ở ngoài chiến trường, và càng không thể có những vị anh hùng bách chiến băch thắng như Napôlêông, như Quang Trung Nguyễn Huệ. (Ít nhất cũng từ 500 năm trở lại đây). Và họ cũng chẳng cần phải liên minh với quốc gia nào, khối nào, kể cả EU. Họ chỉ là và cương quyết chỉ là một nước trung lập. Nhưng do có nền kinh tế thịnh vượng, phát triển, có đời sống chất lượng hàng đầu thế giới, nên họ vẫn dành được sự kính trọng của cả loài người.
Bà “xã” tôi bảo:
- Những điều ông vừa kể thì tôi chưa đươc biết. Nhưng riêng cái đồng hồ của họ, thì đúng là tốt thật. Bác Hãn, con trai ông Bẩy địa chủ, đi bừa, đánh rơi chiếc đông hồ Rado xuống ruộng. Tìm mãi không thấy, đành chịu mất. Năm sau Cải cách ruộng đất. Đội chia sào ruộng ấy cho nhà mình. Năm nào cũng cày cấy hai ba vụ, nhưng đến năm thú ba, ông ngoại mới thấy chiếc đồng hồ ấy. Rửa sạch, đeo vao tay nó vẫn chạy như thường.
Người ta bảo loaị đổng hồ ấy không cần lên giây, không chạy bằng pin, mà chạy bằng “cảm ứng thân nhiệt” của người sử dụng.
Biết tin, bác Hãn đên xin chuộc. Ông ngoại bảo: “Ngày cải cách ruộng đất, địa chủ là kẻ thù của giai câp nông dân. Nhưng đấy là Đội cải cách họ bảo thế, chứ bác với em thì vẫn là chỗ anh em họ hang. “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Của bác đánh rơi, em nhặt được thì giả lại bác, chứ sao lại phải chuộc?”.
Bác Hãn rất cảm động. Bây giờ bác ấy vẫn còn dùng chiệc đòng ồ ấy đấy.
Kể từ ngày đánh rơi đến khi thấy vừa đúng bốn năm. Bốn năm vùi trong bùn đất, nắng mưa, mả không han dỉ, không hư hỏng. Chả trách đồng hồ Thụy Sỹ nổi tiêng là phải./.