Nhà Sản năm thứ 66, mùa Đông Tân mão, tiết trời u uất. Thuận theo lệ cũ, xứ An Tĩnh mở hội Tao Đàn, mang tên nữ sỹ Hồ Xuân Hương cho thêm phần danh giá. Trưởng Hội Tao đàn An Tĩnh lúc bấy giờ là Mai Nhạc Sỹ. Vì không muốn bị chê bai như mấy lão tiền bối, lần này họ Mai quyết một phen “tài nào giải nấy”, nên đã tấu trình xin bãi việc giám khảo vừa là ứng thí. Tổng đốc An Tĩnh nghe có lí nên đã chuẩn tấu, đồng thời ban cho giám khảo được phần thưởng xứng đáng để công tâm xét giải.
Họ Mai mệnh bạc, tấu trình vừa được chuẩn thì lâm bạo bệnh, thế là đành phải gạt lệ từ biệt anh em, ra Hà Thành dưỡng bệnh. Được đâu nửa năm thì ngài mất. Lúc này, Hội đã vào giải được phân nửa công việc, tiếng ì xèo bắt đầu nổi lên. Nhiều văn nhân có tấu chương kể lể đủ thứ tội của giám khảo, của người được giao mở hội.
An Tĩnh, 66 năm dưới triều nhà Sản, chưa bao giờ văn nhân lại nháo nhác như lúc này.
Thấy văn nhân nháo nhác, hội có dấu hiệu loạn xét, Phạm Xuân mới đem luật lệ ra bàn. Thiên hạ được phen té ngửa, hóa ra từ đầu đến cuối, chế định, thể lệ…của Hội Tao đàn năm nay đều đã phạm luật. Tấu trình của họ Phạm bị bỏ ngoài tai nên nội dung này được đăng lên mấy tờ nhật trình. Lại nữa, nhân việc đó, mấy tay ký giả điều tra ra nhân vật thao túng mùa hội, lợi dụng trưởng hội lâm trọng bệnh đã làm lại tấu trình buộc Phó Tổng đốc An Tĩnh thay đổi chuẩn y lại chính là Thị Phét, Phó trưởng Hội.
Phét nghe vậy tức tối đến sa sầm mặt mày, ngày đêm tìm cách hóa giải, nhưng đầu óc mụ mị, chưa nghĩ ra kế sách. Bấy giờ, Vàng Anh cũng đang được lợi từ mùa hội do thói loạn xét nên ngày đêm cất công động viên Phét. Thị nghĩ, xưa nay chị ngã em nâng là thường tình, huống chi ta đang nhờ cậy Phét chạy cho được giải trong mùa hội này, hầu mong chạy vào được Việt hội Tao đàn, lại càng phải cứu Phét. Chẳng phải, có Phét ắt có ta đấy ru.
Đoạn thị lựa lời nói với Phét: Muội đừng rầu, ở đời có giá cả, muội bị cánh ký giả bêu tên thì lại được bọn tẩu tiến cúng. Tẩu hứa, chỉ lấy giải thôi, còn tiền của hội thì tặng lại cho muội, âu cũng cũng là lẽ được mất ở đời, việc gì mà phải buồn. Phét nghe xong, lòng phần nào bớt tức tối. Từ hôm đó, Vàng Anh và Thị Phét đóng cửa bàn tán, chẳng ai đoán định được chuyện gì.
Nhận được giây thép, Hắc Hải, Chánh ủy Tuyên – Giáo - Mác An Tĩnh lập tức đánh xe sang gặp Thị Phét. Hôm ấy nhằm vào ngày 16/11, năm Tân Mão, buổi sáng, giờ Thìn.
Thấy Phét và Vàng Anh tỏ ra lo âu, Hắc Hải đằng hắng mấy tiếng, nhấp một ngụm trà, rồi phán: Nhị vị cô nương xem ra tối kiến nhỉ. Họ Phạm đã khui ra việc này thì mình tìm cách đổ vấy cho nó trò khác. Như ta đây, cứ mỗi lần cánh ký giả bêu tên, ta lại gửi thư ngỏ đi khắp nơi, dựng chuyện ra mà bôi xấu lại bọn chúng. Một trăm người nhận, ít nhất cũng có một người nghe theo ta. Tương kế tựu kế là vậy đó. Nghe xong, cả Vàng Anh và Thị Phét, bốn mắt sáng rực, rồi đồng thanh: Diệu kế, diệu kế! Buổi sáng, cả bọn ngồi với nhau rôm rả lắm. Đến giờ Tỵ thì Hắc Hải vời nhị vị cô nương lên xe, đi đâu không ai rõ. Thấy xe nhả khói chạy đi, có người nói: Ba người một ngựa. Còn bọn văn nhân tẹp nhẹp thì bóng bẩy hơn: Cỗ xe tam mã.
Ba ngày sau, đất An Tĩnh được lợp trong thư ngỏ, mà nội dung là bôi nhọ họ Phạm đủ điều, trong đó có vu cho họ Phạm, theo lối ám chỉ, viết nên “Hoan Châu thâm cung ký”.
Nói đến Thị Phét, được Hắc Hải hà hơi nên tỏ ra mạnh bạo lắm, đem hết mọi chuyện đổ vấy cho cố Trưởng Hội Mai Nhạc Sỹ. Thì ra ngay từ đầu, Phét đã không muốn xóa đi đặc quyền vừa xét vừa thi, vì như thế thì thu nhập của thị giảm đi phân nửa. Lợi dụng trưởng hội hấp hối, thị bịa ra tấu trình mới, sau khi hội trưởng qua đời, thị đổ vấy cho ngài. Người đã chết, ai mà biết được.
Trước đây, khi hội trưởng tổ chức đám cưới cho con, thị Phét đã rộng lòng mang 3 triệu quan đến mừng. Thị tự bạch, bỏ tép bắt tôm chẳng phải là người khôn ngoan xưa nay vẫn làm đấy sao. Nhưng, Mai Nhạc Sỹ là người đứng đắn, trước giờ li biệt, ngài vẫn hối công việc của Hội cho người khác, tuyệt không giao trọng trách cho Phét. Tức tối, đợi ngày ngài bất tỉnh nhân sự, Thị Phét đến nhà, nẻ cổ gia nhân họ Mai đòi lại 3 triệu quan tiền mừng.
Nói về Vàng Anh đất An Tĩnh thì ai cũng phải kính nể về khoản đại dâm của thị.
Lúc bấy giờ, đất Hà Thành có nữ dâm tặc tên là Vàng Anh đang nổi như cồn về tuyệt chiêu mây mưa. Nói chuyện về Vàng Anh Hà Thành mà không ai không có câu cuối cùng: “Làm gì bằng Vàng Anh An Tĩnh”. Bấy giờ ở An Tĩnh vẫn lưu truyền câu chuyện, chưa rõ thực hư vì không thấy chính sử chép lại. Sau liên hồi tai tiếng, Vàng Anh Hà Thành đi làm con hát, rồi mò mẫm thế nào vào đến đất An Tĩnh. Vừa xuống xe lại gặp ngay Vàng Anh An Tĩnh. Vàng Anh Hà Thành tự dưng quỳ sụp, phủ phục xuống đất, miệng khấn liên hồi: Tiểu dâm nữ đất Hà Thành kính muôn ngàn, vạn lạy Đại dâm lão bà bà.
Thiên hạ tròn xoe mắt, đến Vàng Anh đất Hà Thành mà phải tôn mụ là Đại dâm lão bà bà thì đúng là vô đối. Số là, Vàng Anh An Tĩnh tính tình lả lơi, thi thoảng điểm dăm câu thơ để ve vãn đàn ông. Số đàn ông rơi vào tay ả như muỗi mắc mạng nhện, không sao kể xiết, chỉ biết trong số đó có Mai Thi Ca.
Họ Mai ban đầu mê mẩn Vàng Anh lắm lắm nên mới đồng ý cho thị cùng ra Hà Thành để dễ bề hoan lạc. Được đâu độ hai tháng, thì mặt mày hốc hác. Có hôm kiệt sức, Mai nằm bất tỉnh rồi ứa nước mắt sống. Bạch mao tiên cô, đầu tóc trắng tinh từ đâu xuất hiện. Y bật dậy, hoảng loạn xin tha. Tiên cô ân cần hỏi han: Vì sao ngươi khóc? Mai ú ớ hỏi lại: Ngươi là người hay ma? Tiên cô ấm áp, nói: Người hay ma đều không đáng sợ. Ngươi nằm ngủ mơ mình sắp chết phỏng? Sợ hãi quá, Mai phủ phục xin chỉ giáo. Tiên cô, giảng giải: Nhà người đang nặng về âm khí, lại có hơi đàn bà ám suốt ngày đêm. Ngươi là người hay ngao du thiên hạ mà không nghe người An Tĩnh có câu nói rất hay đó sao. Mai Thi Ca run lên cầm cập, rồi xin Bạch mao tiên cô chỉ giúp. Tiên cô chỉ tay vào không trung, tức thì một quầng sáng hiện lên, Mai đọc rõ một một dòng chữ lấp lánh: “Ma hút hồn không bằng L. rút ruột”. Sáng sớm hôm sau, họ Mai tức tốc cho người lo vé tàu xe, tống tiễn Vàng Anh về An Tĩnh để bảo toàn mạng sống.
Ai cũng biết, “miếu” hiệu Dâm lão bà bà được “châu phong” cho Vàng Anh là từ phi vụ động trời trước đây. Hôm đó nhằm ngày 20/11, Vàng Anh diện một bộ áo dài mỏng dính. Thị thướt tha đến nhà lão Đại nghễnh ngãng, xin cho thằng con lão là Văn San đưa thị đi một số thầy cô giáo. Lão Đại sẵn rượu, hơn nữa Vàng Anh chỉ thua lão vài tuổi, đáng mẹ thằng San, nên đồng ý. Rồi lão chờ, 12 giờ đêm, 1 giờ sáng…Văn San vẫn không về. 2 giờ sáng, lão nhờ thêm người đi tìm con. Lão bảo, không ở đâu cả, con dâm tặc này chắc chắn đã hại đời con trai lão rồi. Lão đập cửa xông vào nhà Vàng Anh thì thấy quần áo xộc xệch, giường chiếu bừa bộn, nhưng không thấy San. Một lát sau, lão lôi cổ thằng San đang trần như nhộng từ vách ngăn giữa bếp và nhà tắm ra. Chẳng nói chẳng rằng, lão nổ thằng San ba bạt tai rồi quay lại nổ Vàng Anh ba cái nữa, cột cột lôi San về nhà.
Văn San qua vụ ấy thì bị sốc, hắn trốn khắp nơi nhưng ở đâu cũng thấy nhung nhúc khuôn mặt Vàng Anh. Hễ thấy đàn bà lớn tuổi, diện áo dài là hắn lại nôn thốc nôn tháo. Cuối cùng lão Đại phải vay mượn cho San vượt đại dương sang trời Tây, hầu mong San quên đi khuôn mặt tởm lợm của thị. Nhưng rồi hắn cũng chẳng quên được, ngày nào hắn cũng lợm mửa. Hắn tởm lợm đến mức, chẳng dám lấy vợ nữa…
Phần Vàng Anh, tuy được “châu phong” là dâm lão bà bà nhưng vẫn cứ chứng nào tật nấy. Thị chẳng buồn áy náy mà học theo cách của Hắc Hải, suốt ngày rao giảng luân lý, đạo đức.
Vậy nên, người đương thời có thơ than rằng:
Cùng phường giá áo, túi cơm
Làm thơ rồi lại khạc đờm ra thơ
Tham tiền, cố vị, danh hờ
Vàng Anh, Thị Phét bao giờ mới nên.