Bài thứ nhất: Không có tựa đề, không tác giả.
Cảm xúc trước tứ thơ hay do bạn đọc cung cấp, Đỗ Đức đã viết lời bình bài thơ này, công bố ngày 30/4/2011 trên TT&VH. Nhiều người đoán rằng tác giả là phụ nữ, nhưng không phải cây bút chuyên nghiệp, hình như là một nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ, thập kỷ 60, 70 của thế kỷ trước:
Mải mê đuổi nắng giữa đồng
Ngày về cải đã lên ngồng gió đưa
Em về phơi kỷ niệm xưa
Muối thời con gái làm dưa ăn dần .
Bài thứ hai: Có tựa đề: “Muối dưa” trang 88 tập thơ “Cỏ cháy” Tác giả là một cây bút chuyên nghiệp: Nhà thơ Phạm Xuân Trường (Hải Phòng) Tâp thơ “Cỏ cháy” đã đoạt giải C của Liên hiệp các hội VHNT Quốc gia 2007:
Mải đi về phía cầu vồng
Quay về cải đã lên ngồng khổ chưa ?
Em ngồi phơi kỷ niệm xưa
Muối thời con gái làm dưa ăn dần!!!
Dễ nhận ra hai bài thơ có tứ giống nhau, nên đã gây tranh luận khá sôi nổi trong và ngoài giới văn chương thành phố Hoa phượng đỏ, đến nay chưa có hồi kết…Nhân đây xin mời độc giả của TN.com vào cuộc , góp phần làm minh bạch xem ai “đạo” thơ ai, hay bài thơ thứ nhất chỉ là “dị bản” của bài thơ thứ hai ?
Là người quan sát, tôi rất vui khi ngộ ra rằng: Người dân quê ta vẫn còn say thơ lắm. Ai bảo rằng: “Bây giờ người đời đang quay lưng lại với thơ!” cũng cần suy ngẫm lại... Niềm hạnh phúc lớn nhất của người cầm bút là đưa được tác phẩm của mình tới công chúng ( Họ còn nhớ cả nội dung bài thơ dẫu chẳng nhớ tên tác giả lẫn tựa đề…)
Ăn theo câu chuyện văn chương hy hữu này, đọc kỹ hai bài thơ trên, tôi mạo muội trình làng “bản dịch “ thơ này :
Mải mê đuổi nắng trên đồng
Ngày về cải đã lên ngồng dưới mưa
Em ngồi hong kỷ niệm xưa
Nén thời con gái làm dưa ăn dần.
Xin góp một khổ thơ vào bài của Bác Trịnh anh Đat :Dịch thơ tiếng ta...
Mải mê phấn đấu chữ đồng
Tỉnh ra cải đã lên ngồng khổ chưa
Em ngồi hong kỷ niệm xưa
Muối thời con gái làm dưa ăn dần
Lẩn Thẩn