Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Không rỗi cũng nghĩ chơi

Vương Cường
Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2011 2:38 PM
 
      Hôm trước cứ tưởng vì tiết trời mát mẻ, lại có ngày chủ nhật, rỗi nên nghĩ chơi. Hóa ra không phải. Thì đó, hôm nay rét 11 độ, sáng đi làm, chiều đi làm, vậy mà cũng cứ nghĩ chơi!.
      Quay đi quay lại các vụ án, đâm chém nhau, tòa xử, tai nạn giao thông, động đất, sóng thần, điện hạt nhân Nhật Bản đọc mãi rồi. Quay sang trannhuong.com, nguyentrongtao.org thì cũng đọc rồi.
     Hóa ra các nhà văn ta cãi nhau về Dị hương, Hội thề…Nhà thơ TMH cảm thì đúng mà luận chứng, không được như trước đây khoảng hơn 10 năm. PQT thì vừa làm quan vừa làm dân. Bố thằng nào dám nghĩ PQT lại viết sai, chỉ có cái thư viện là sai thôi. Đ N T thì, tưởng đứng bên này hóa ra lại bên kia haha…TĐT thì dạy…vén váy. Nhưng đến bài anh Đặng Văn Sinh và Từ Quốc Hoài…thì bái phục và yên tâm về cách đánh giá công phu Hội thề của các anh. Thôi, mình không biết thì dựa cột mà nghe các bác nói về Hội thề hay Dị hương, chỉ biết dặn mình, những tác phẩm viết về các nhân vật lịch sử thì phải trung thành với lịch sử rồi từ đó mới nói sáng tạo. Không được chủ quan áp đặt ý mình núp dưới quyền hư cấu của nhà văn. Những cái xấu trong Hội thề và Dị hương khoác cho nhân vật lịch sử thì các nhà văn cũng như bạn đọc không đồng tình thì đúng lắm.    
     Nhưng các nhà văn ơi, chuyện lịch sử xa xưa quá khó còn thông cảm cho nhau nhưng sao chuyện gần đây người ta vẫn hư cấu, là sao? Trên báo Văn Nghệ trẻ số 1-2 ra ngày 2 và 9-1 có bài của nhà thơ Trần Quang Quý, nhan đề:”Bi kịch của “triết gia khoán mười”, kể về ông “Thiết bán vé số”. Mình lấy làm lạ lắm, hoang mang quá, mình cứ nghĩ, khoán 10 chẳng liên quan gì đến khoán Kim Ngọc mà ông Thiết có tham gia. Ngay cả khoán chui trước 1980, do mấy anh nông dân ở Thổ Tang ( Vĩnh Phú), Yên Thành (Nghệ An), Kiến An (Hải Phòng) tránh chết đói mà liều “chui” vì năm 1980, năm kết thúc kế hoạch 5 năm, 1976-1980, bình quân lương thực một tháng, một nông dân là 11,4 kg, họ đâu biết  khoán Kim Ngọc! Khoán chui thành  khoán 100 năm 1981, được BBTTW thừa nhận, cũng chẳng dan díu gì... Sinh thời nhà thơ Xuân Diệu có nói vui, làm nhà thơ sướng thật, muốn nói gì thì nói. Hay là đã nhà thơ thì muốn nói gì thì nói thật nhỉ? Nhưng đâu chỉ nhà thơ mà nhà điện ảnh cũng thế. Người ta làm phim Bí thư tỉnh ủy, ý ca ngợi ông Kim Ngọc.
 
     Chuyện khoán của bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc ở Vĩnh Phú có gì bí mật nhỉ?  Lịch sử còn chưa xa, nhân chứng còn nhiều, thế mà có người hình như đã quên hoặc không trở về đúng với lịch sử khi đó. Hay là họ không nhớ, lich sử - cụ thể là một phương pháp cho ta thấy đúng cái đã xẩy ra? Hay mình hiểu sai, dũng cảm lên trình bày cho mọi người biết cái sai ấy. Sợ hãi mình cũng cứ nói lên sau khi tim đã bớt đập hoảng loạn:
Cuộc kháng chiến chống Mỹ thời đó, mình tưởng  là cuộc đối đầu lịch sử của hai phe, XHCN và TBCN. Vì vậy mà nó được sự ủng hộ cả vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân thế giới và trước hết là các nước trong phe XHCN. Tuy nhiệm vụ có lúc khác nhau nhưng giữa hai miền Nam – Bắc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quyết tâm giành độc lập dân tộc đã được khắc lên trên nhiều đỉnh núi ”Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược!” “Tất cả cho tiền tuyến”.
     Hợp tác xã nông nghiệp không chỉ là mô hình kinh tế mà còn là mô hình chính trị - quân sự như nhiều người nói. Mô hình đó đang không phù hợp với phát triển kinh tế, ngay khi vừa ra đời, năm 1961, phụ nữ Phú Bình đã không đồng tình rồi, nhưng rất phù hợp với chiến tranh. Chúng ta đang tập trung sức người, sức của cho tiền tuyến. Nhớ rằng trên chiến trường trước Mậu thân chưa có dấu hiệu Mỹ phải rút quân. Chúng ta đang hướng tới mục tiêu đó bằng cách chuẩn bị tổng tiến công trên toàn chiến trường. Việc đó là quan trọng nhất và cần sự chuẩn bị thật chu đáo và chắc thắng. Mọi người đều biết lới chúc tết năm 1968 của Bác Hồ kết thúc bằng câu: Tiến lên toàn thắng ắt về ta! Đó là mệnh lệnh theo nghĩa đen, cả miền nam cùng nổi dậy! Cuộc tiến công, nổi dậy đó tuy chưa đủ giải phóng hoàn toàn miền Nam nhưng buộc Mỹ phải nhìn thấy con đường rút khỏi miền Nam. Cả nước là chiến trường khẩn trương chuẩn bị như thế, trong hoàn cảnh đó, miền Bắc tuy khó khăn nhưng rất yên ổn với cơ sở kinh tế - xã hội chủ yếu là HTX. Không ai dại gì làm khó mình khi đưa ra chủ trương khoán để tăng sản lượng lúa mà phá vỡ cơ sở kinh tế - xã hội đang thuận lợi cho cuộc kháng chiến. Hơn nữa, giờ chỉ bắt cụ rùa trong cái hồ Hoàn Kiếm mà chuẩn bị hàng tháng, huống chi chuẩn bị chiến dịch Mâu thân trên toàn chiến trường! Dù có tăng sản lượng đến cả trăm lần thì cũng không thể giải quyết được lương thực thực phẩm, súng ống, đạn dược cho chiến trường. Tất cả những điều đó, ai ở chiến trường thì biết có sự giúp đở vô cùng to lớn của Liên Xô, Trung Quốc…Ngay một số tỉnh miền trung như Quảng Bình – Vĩnh linh, một phần Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng ăn gạo viện trợ. Khoán của bí thư Kim Ngọc đáng trân trọng nhưng chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước khi đánh giặc là nhiệm vụ hàng đầu, phát triển kinh tế là thứ hai! Nếu ai cho mình hay nịnh TU, mình chấp nhận vì khi đó chính TU không đồng tình với khoán Kim Ngọc!
Hơn chục năm về trước, người ta còn khen ông bí thư đi xe đạp. Trong số những người ca ngợi có nhà văn mình kính trọng nhiều mặt nhất là kiến thức. Tự biết sự hạn chế của mình nên khi thấy ông Sevatnatde, khi làm bộ trưởng ngoại giao Liên xô, thời gian đọc báo, nắm tin tức là khi bước lên xe từ nhà riêng đến cơ quan. Ông này xa dân, chẳng ai ca ngợi đâu, nếu ông về VN!