Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

ÔNG CỤ 90 TUỔI DOẠ CHẾT VÌ…

Nguyễn Bá Cự
Thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2011 8:20 PM
Truyện của : Nguyễn Bá Cự
Ở quê  tôi có cụ ông 90 tuổi mà sức khoẻ vẫn “vô biên” nói đến chuyện người đẹp là mắt cụ vẫn sáng long lanh, cụ còn buông ra câu “ Người phụ nữ đẹp của tạo hoá sinh ra không biết tận hưởng hương sắc đó thì chẳng phải đàn ông, vứt vứt…Nhưng đam mê vào chuyện ấy quá thì cũng vứt…v…ư.. ứt” . Song điều đáng kính nể cụ là bộ óc của cụ vẫn thông tuệ , phân biệt rõ ràng đúng sai để trò chuyện với con, cháu, chắt . Sách đông –tây- kim cổ cũng biết nhiều lắm, tuổi 90 vẫn ham đọc sách báo thường ngày. Thật chả thú nào bằng . Cụ vốn xuất thân gia đình gia giáo có nòi . Nghe nói thời cải cách gia đình cụ bị quy địa chủ phải đốt bỏ mấy bồ sách , cụ ngơ ngẩn mất mấy năm vì tiếc sách hơn tiếc của. Tôi lớn lên cũng học được nhiều điều quý hoá của cụ, đi đâu xa gần về vẫn thường tới thăm cụ và mong học được dăm ba câu chữ thánh hiền, về đạo làm người. Biết tính ham đọc sách báo của cụ , cháu đích tôn sắm cho cụ hẳn chiếc máy vi tính, đấu mạng INTENET dành cho cụ đọc báo. Bữa tôi về sang thăm  cụ cười rung râu bảo “ thời buổi hiện đại quá xem cả thế giới trên màn hình chả phiền hà gì, nhưng đọc cập nhật thời sự, tin tức ,tra cứu…chứ đọc văn chương vẫn đọc bằng sách mới thú . Các cháu nó dạy cho vài “miếng nghệ” mới biết mở các trang trên mạng đó.” Thi thoảng cụ ngồi rung đùi ngâm thơ, đặc biệt có hai câu của Nguyễn Trãi thì chả khi nào cụ bỏ ngâm : CỔ LAI THỨC TỰ ĐA ƯU HOẠN / PHA LÃO TẰNG VÂN NGÃ DIỆCVÂN
( nghĩa là : Người trí thức xưa nay thường lắm ưu tư hoạn nạn. Xưa Tô Đông Pha nói thế nay tôi nói thế ) Cụ nói rõ là “ Trong quốc âm thi tập của cụ Nguyễn tôi tâm đắc với hai câu đó lắm. Như vận vào mình vào các người có tri thức”.
Tôi đi công du ít ngày về quê nghe mọi người đồn cụ dip này đang doạ chết… Tôi không tin vì con người có tiết tháo như cụ doạ chết. Hay sự “lẩm cẩm” của cõi nhà ma chăng ? Sáng hôm ấy tôi sang thăm cụ sớm . Tới ngõ vẫn nghe  cụ rít thuốc lào như pháo bắn . Bụng bảo dạ “ Rít thuốc lào thế chưa chết được”. Bước vào tới hiên, tôi kính cẩn thưa cụ . Cụ vẫn ngồi  khoanh chân thư thái trên chiếc sập gụ cổ xưa , giọng nói trầm trầm ( khác với mọi ngày) chứ chẳng sang sảng như mọi khi . Cụ chào tôi :- Mời nhà văn vào uống nước, lâu lâu mới gặp nhau.
Tôi xin phép cụ ngồi ghé vào bên chiếc sập rồi hỏi thăm sức khoẻ. Cụ giơ tay ra hiệu bảo : - ngồi uống chén trà đã , các cụ xưa dạy “ bình minh nhất trản trà” mà.
Cụ gọi người cháu vào xúc ấm pha trà rồi vào chuyện với tôi, cụ cũng chả ngần ngại gì nói luôn : - Dạo này tôi đang muốn chết đây thầy ạ. 
- Thưa cụ ! cụ dạo này thấy trong người chắc không được khoẻ lắm ạ - Tôi hỏi vậy, nhìn dung nhan cụ thấy da dẻ  hồng hào, đôi mắt là thần khí vẫn sáng lắm . Cụ thở dài não nuột, giọng nói u ẩn.
- Tuổi tôi sống thêm nặng gánh cho con cháu, cho xã hội .Có làm gì được, có điều mắt còn sáng, tai còn thính, chân còn đi được. Dân làng quý, con cháu trọng nên có việc thì hỏi , có miéng ngon tới đón, nhất là việc cưới hỏi cho cháu chắt, chúng nó đón rước phiền, mình còn đi nổi, tới thì cho cháu chắt tí quà của cụ gọi là lộc chứ. Cháu , chắt , họ mạc đông cụ tới chả có cho cháu chút quà thì có mà vứt. Vậy lấy tiền đâu ra, lương mình chả có. Ngay như mọi thứ đóng góp người cao tuổi, lễ, hội đã bỏ mẹ rồi .Nhìn con cháu lo bao thứ tiền đóng góp, tiền chăm chút mấy sào lúa ngô… nghe ra đắt đỏ quá lấy công làm lãi. Rồi chúng phải theo tập tục của dân làng chứ, tết  giỗ, cưới treo. Chà nhoài người, thế mình tuổi già chả gánh nặng thêm cho con cháu à. Ấy là còn may khi trong nhà không có người ốm đau.
Cụ cứ thế chuyện trò với tôi dứt không ra, nào thì chuyện nhà hàng xóm nghèo quá, con ốm đau  cho đi bệnh viện, tới bệnh viện chả có tiền tình cảm thì “ cứ nằm đấy”nằm thì viện phí cũng đủ chết. Các thầy thuốc cứ bảo “ lương y như từ mẫu”hiếm như kim cương, thầy thuốc bây giờ như mụ dì ghẻ ấy. Nó kinh doanh trên thân xác người bệnh mà, đành mang con về nhìn cái chết.  cũng như thầy giáo thì làm giàu bằng dạy thêm. Lắm mánh khoé lắm .   
- Thế gia đình, dòng họ không gom góp vào mà cứu người chứ cụ. Họ gom góp chỉ như muối bỏ biển, mà họ có phải ai cũng …có những người keo kiệt lắm chứ, ấy anh giàu thì chả hỏi có người xin đám cho vay. Anh nghèo khổ mấy người cho vay, sợ không trả được. Ông nội cái cháu ốm đó đi làm quần quật chả có tiền. lại trông vào mấy triệu tiền 142 của chính phủ đãi ngộ cho phục viên, xuất ngũ thời đánh Mỹ, chờ mãi chưa có thì khổ quá bị cảm não chết luôn, tội thế.
Tôi ngồi nghe mà bái phục thông tuệ của cụ, chuyện làng xóm , xã hội cái gì cũng tường tận . Vốn người minh mẫn, cụ lại đọc sách, đọc mạng học thêm vô khối điều . Loay hoay mãi tôi vẫn chưa lựa được lời để vào chuyện cụ “đang muốn chết” làm con cháu cụ hoảng loạn . May quá tôi chộp được lời than thở của cụ : 
- Cuộc sống bây giờ bảo sướng , đúng là sướng quá đi chứ. Tuổi già như tôi cũng tiếc nhưng chán lắm  muốn chết quách cho khỏi nặng nợ con cháu.
- Thưa cụ đại xá cho, các cụ sống được nhờ âm phúc tổ phần, khoẻ minh mẫn chúng cháu mong nhờ cậy cụ chỉ bảo thêm cho.
Cụ bày tỏ cái điều muốn chết vì phiền toái quá. Con cháu chăm lo cho cụ phần ăn uống thì cụ bảo giờ cái gì cũng đắt đỏ , giá lên vùn vụt, lợn thì dịch bệnh tai xanh, tai đỏ chết như ngả dạ. Cánh buôn thịt chả từ thủ đoạn nào đã cân điêu nhưng lợn ốm, lợn dịch nó trộn lẫn vào phản thịt lợn ngon giá vẫn ngất ngưởng. thế có phải giết nhau không . Ngay như việc sang tháng 3 này giá điện lên ngất ngưởng. Cụ than thở bảo rằng . Thủ tướng cứ nghe bộ công thương, nghe mấy cha kinh doanh điện, thằng nào chả có lý lỗ. Tôi biết ngay mấy thằng giám đốc chi nhánh điện huyện cũng mỗi thằng có chiếc ô tô con sang trọng. Lỗ lấy đâu ra, nói gì công ty to. Đường dây vẫn xập xệ chứ thằng điện có đầu tư gì đâu. Đúng vậy dây điện của dân như mạng nhện, bao nhiêu vụ chết người ? chết là thiệt có ai việc gì. Thậm chí ngành điện bảo bắc đồng hồ của ngành cho dân không mất tiền. dối trá, rối trá cấp trên, lừa dưới. Mấy thằng thầu điện mang bắc cho dân bắt khoan bắt nhạt phải nộp năm trăm ngàn một đồng hồ, gia đình nào bắt được thì hơn một triệu. Có người biết lên hẳn chi nhánh điện lực hỏi thì lãnh đạo bảo không có vậy. ở dưới thằng thầu nó chầy cối ra. Vậy thì sao nó dám làm, phải có cung phụng thì mới bao che chứ? Nghe cụ nói với những chứng cứ , biện minh khúc triết chả ai cãi vào đâu được. Vì cụ toàn thâu tóm các thông tin trên báo, đài, trên mạng , cuộc sống quanh cái làng xóm này cả . Nên cụ quyết định phải chết, nhưng theo cụ phải chọn giờ, ngày tháng tốt mới đi nhằm giúp cho con cháu chứ. Chiểu theo ý nguyện của cụ hẳn trên ngọc hoàng cũng ra tay cứu rỗi. Thực ra thì sức sống như cụ tuyệt lắm, có điều giá cả cá thứ cuộc sống tăng ác quá mà cụ không làm gì ra tiền. Chỉ tiền điện thắp sáng, điện dùng cho chiếc vi tính của cụ đã đủ chết. Cụ còn nói một câu làm tôi ngẩn người .
- Tuổi tôi chết không tiếc thì không đúng. Nhưng những điều hỗ trợ cho sức khoẻ, tinh thần thì hỏng bét cả , đồ ăn thì thuốc kích thích, thuốc ngừa sâu nhé. Món ăn tinh thần … trời ạ chả biết nghe ai. kẻ sĩ muôn đời nay vẫn luôn để cho người đời kính trọng . Vậy mà gần đây thấy họ chí choé xưng hùng xưng bá với nhau.
- Thưa cụ giới văn nghệ nghệ sĩ đang tranh luận về mấy cuốn sách đấy ạ.
- Nói thế có gì đẻ cãi. Tôi chả thấy các ông ấy luận gì về văn chương mà mượn văn chương để cãi, dăn dạy nhau. Vấn đề xã hội cần nói đầy ra đấy thì sao không nói. Cho nên tôi chả dám đọc nữa đỡ tốn tiền điện. Mà con người không cần những thứ ấy thì chết, chết quách cho song. Các ông quan lại các cấp tham nhũng bằng đủ mưu mô thì một số nhà văn, nhà báo , luật sư che đậy cho. Chả ăn chia làm sao ?Một xã hội hiện đại lại đầy các mỹ từ giả dối đấy. Nhân cách con người còn gì, xấu hổ lắm chứ.
Quả nhiên là cụ tuyệt thực không ăn uống gì. Con cháu hết lời động viên cụ vẫn quyết không. Con cháu cụ hoảng quá, huyết áp cụ tụt xuống là dĩ nhiên. Hay cụ đọc lắm sách quá đâm ra có dấu hiệu thần kinh. Con cháu lừacụ đi thăm thú mãi cụ lên xe tắc xi … Tới nơi cụ mới biét lừa đi khám bệnh. Ừ sự đã đành cứ để xem sao, cánh nhà y nghe nói hư thực thế nào. Cụ quyết tâm chịu bẩn nằm chung giường bệnh nhân quay đầu. Sáng ra khoảng hơn 8 giờ thấy y, bác sĩ khám bệnh, tiêm thuốc cụ giả đò ngây ngô thế là mấy mẹ mặc áo blu mắng té tát cầm cái  kim tiêm nó lao đánh phịch một phát  vào cánh tay đau điếng. Có vài người nhà bệnh nhân ngẫm thương cụ ghé tai bảo “ cụ muốn không đau thi lót tay 20 ngàn cho người tiêm, còn để được quan tâm con cháu cụ phải làm việc với trưởng khoa”. Cụ bực quá hét toáng lên trong viện , mấy cô y tá quát lại “Viện vò gì ông lẩm cẩm đây không phải chỗ cho ông quát tháo, đồ thần kinh”. Chả phải tiêm tọng gì nữa, sau cú quát của nhân viên bệnh viện cụ trở thành bất động không nói năng cựa quậy gì nữa.
Ngày 16-3-2011
N-B-C