Trời đã sắp sáng, chợ hoa đôi chỗ vẫn tối sẫm. Những ngọn đèn điện đường xung quanh chợ, chiếu một vùng thứ ánh sáng vàng vọt rắc chảy thành những hạt dích dắc trong cơn mưa bụi bay mờ, rải thứ nhàn nhạt xuống đầu, xuống vai người và hoa. Hai bên những dãy xe chở hoa, người mua, người bán bán rối rít, nhộn nhịp trao đổi với nhau trong cơn mưa bụi vào xuân. Hoa như rừng mà chợ đầu mối người ta không bõ công bán cho những người mua ít.
Thế là đã sắp sang ngày hai chín tết. Các xe máy chở hoa từ ngả sông Hồng, từ Mê linh tấp nập sang. Chợ hoa hàng trăm loài đang chờ được khoe sắc rực rỡ ở một nơi khác, trong những căn nhà để đón tết. Những sọt chở từng bó lớn hoa, buộc trong các bao nynon chỉ lác đác loe hoe đỏ, trắng, đôi lúc vàng hươm, hờ hững lẫn trong những bó lá xanh.
Không để ý được, chàng thanh niên chuẩn bị đi một vòng chợ, dừng chiếc xe máy tàng tàng trước con đường xuống chợ, rồi rẽ vào một hàng quán bình dân. Chợ hoa đã bắt đầu thưa người, những người bán lẻ đem hoa đi khắp các ngả để còn kịp bán vào lúc sớm mai.
Cơn mưa dầm lành lạnh làm Hà không ra khỏi quán vì chưa đến lúc đón Hiền. Hiền lặng lẽ giữa cái lạnh của những ngày cuối năm. Màu áo xanh xanh còn tươi mới, cái mũ vải ươn ướt cặm cụi bên gánh hàng hoa giữa chợ, em đi bán hoa cũng là một điều vui mừng lắm đối với Hà.
Hà không khỏi rùng mình khi nghĩ đến lần ấy. Hà đi làm về muộn, Đêm về trên chỗ căn nhà Hà thuê ngoại ô thành phố, không đèn đường tối đen, mờ mờ vắng vẻ cuối con ngõ. Căn nhà của chủ cũ là một cái chòi ven đường làng để trông coi ruộng mía và ngô. Chòi được sửa sang vài lần thành chỗ chữa xe đạp có hiên rộng phía trước, lợp bằng tôn trên hai cái cột nhỏ. Cái mái ngăn thứ ánh sáng nhợt nhạt trên trời hắt lên từ phía thành phố, làm phía dưới nó chìm hẳn trong tối tăm.
Ruộng ngô sát cạnh nhà, vung những lá gió lay lên trời nhưng báo hiện điều gì chẳng lành. Cơn gió đột ngột theo ào vào tận trong nhà khi Hà mở cửa. Hà bật đèn lên, vùng sáng hắt ra như một chỗ dựa cho chính mình.
Hà giật mình, ngây người nhận ra ngay gần góc cửa, dưới mái che trước nhà có một đống to đang nằm tựa sát vách tường. Hà chợt tỉnh, nhìn cái bao tải có miệng buộc chặt bằng một đoạn dây nylong. Hà bước từ từ đến bên, nhìn cho kỹ. Khi đang run run lần mở nút dây buộc, Hà hốt hoảng bởi cái bao khe khẽ động đậy. Có tiếng thở ra nghe khá rõ ở phần đầu kia. Ánh sáng trong nhà lan sang qua cửa một vùng tối mờ. Chỗ cái mép bao vừa cởi, thò một chân ra, rồi hai chân. Nó là chân người. Hà giật mình ngã bệt xuống đất. Rất nhanh nó đứng lên tụt cái bao ra khỏi đầu. Hà chỉ kịp nhìn rõ cái khuôn mặt tròn tròn, cặp mắt to mà đen, dài dại. Nó vùng dậy cắm cổ chạy biến vào trong ruộng ngô, Hà chỉ kịp thấy một cái bóng nhỏ, mái tóc đen ngắn hất hất phía sau. Chắc là một đứa con gái.
Hà để nguyên một lúc cái cảm giác lạnh toát cả người ấy trong im lặng, cả cái dâng dâng nỗi gai gai trong người. Khoảng tối trước nhà những toán quân âm binh lại vung những thanh kiếm lên trời. Cái ngây ngây lạnh tiếp từ cơn gió đột ngột ào lên. Hà đứng lặng nhìn chiếc bao cái bao tải cũ, bằng thứ vải nynong đựng đồ nông sản xẹp lép, lật lên rồi lật xuống. Không có dấu hiệu gì có thể báo tin tìm ra được chủ nhân của nó. Hà dốc ngược chiếc bao và chợt lạ lùng khi nhìn hàng chục gói nho nhỏ rơi ra. Không hiểu sao Hà cúi xuống vơ lại rồi vào nhà, lo sợ đóng chặt cái cửa lại.
.
Những ngày sau qua đi, tuy có lúc vẫn giật mình, Hà vẫn kiểm tra cẩn thận chỗ ấy, nhất là những lần về muộn, xem có gì khác không. Công việc lắp đặt, cặm cụi với việc đưa hàng đồ điện của hãng đến tận nhà người dùng làm Hà không có nhiều thời gian. Hà vẫn tranh thủ, nhiều đêm Hà thức rất muộn, cố gắng ôn luyện bài vở để tiếp tục ôn thi đại học lần nữa. Tuy được học hành nhưng Hà không đủ điểm thi vượt phổ thông vào cửa đại học đã hai lần. Hai lần ấy làm mất đến bốn năm, để lại cho Hà rất nhiều thất vọng. Cũng may nhờ có sức trẻ kéo lại.
Có tiếng gõ cửa.
- Ai đấy, cứ vào!
Từng vệt nắng muộn xuyên qua đám lá cây ngô dày đặc sau sát phía sau cửa sổ, len lỏi vào bên trong nhà, lành lạnh. Lại những cảm giác rân rân. Một cô bé xuất hiện trong bộ quần áo bò hơi nhầu nhĩ. Phía trên, một cái mũ con gái trùm xuống thấp dưới mắt, chỉ thấy đôi má hơi trẻ con. Hà đã đắp chiếc mền mỏng, chỉ nhổm người dậy nhìn ra cửa. Ngoài trời vẫn mưa nhỏ, tuy còn sớm nhưng căn nhà chưa bật đèn nên không nhìn rõ.
- Cô cần gì ?
- Ư… không.
Hà định ngồi dậy, nhưng cô bé đã quay lưng lại định đi, nói với lại:
- Cám ơn anh chuyện vừa rồi.
- Chuyện gì?
- Chuyện về cái bao tải.
- Này này! Cô dừng lại tôi bảo.
Hà nhảy xuống giường.
- Thì ra là cô. Hôm ấy cô có bị việc gì không?
- Không.
Thế rồi chạy biến ra ngõ.
Bẵng đi một thời gian không gặp lại cô ta, Hà gần như quên chuyện ấy. Công việc lần đầu lắp máy điều hoà loại hai cục, hai chiều Hà vẫn chưa thuộc, nên khi lắp xong mà không điều khiển được nó. Hà trèo lên lần nữa tấm ô văng ngoài nhà che trên cửa sổ tầng hai, sửa lại cái cục nóng bên ngoài một khách sạn nhỏ. Hà nhìn quanh, chợt bắt gặp đôi mắt ấy nhưng không phải là bộ quần áo bò, mà cái áo trắng bó sát trong chiếc váy ngắn nhiều nếp xoè ra. Một cặp mắt giống hệt lần trước từ bên dưới đang nhìn lên.
Bất chợt cô ta nhận ra và Hà cũng ngạc nhiên khi vô tình gặp lại. Hà trèo xuống tiến lại gần. Bây giờ mới nhìn kỹ được.
- Này cô bé, cô tên gì thế.
- Hỏi làm gì?
- Tôi hỏi cũng chỉ là vô tư thôi.
- Lắm chuyện.
Cô ta cúi xuống đi lại chiếc dép gót cao vừa văng ra. Đúng là sợi dây chuyền bằng đồ mỹ ký chẳng đáng tiền nhưng khá đẹp. Hà thật sự giật bắn mình khi bị một cái tát bất ngờ lúc tình cờ nhìn vào chỗ có vật gì sáng lóng lánh ấy.
- Ấy đừng đánh nữa.
- Cho chết.
- Tôi không nhìn thấy gì cả.
- Bọn con trai thì trăm thằng như nhau cả trăm. Thấy gái thì tít mắt lên.
Một đứa con gái có thể nói là còn dại như thế, mà ghê gớm thật.
- Tôi định hỏi thăm cô thôi, về chuyện sức khoẻ ấy mà.
- Hỏi nữa thì còn bị đòn nữa đấy.
- Ừ ừ. Không có gì.
Chiều ấy Hà về sớm hơn thường lệ vì phải đi lấy tiền hàng cho công ty. Hà vốn dĩ là người có thể tin cậy, nên chủ hàng và người mua hàng thường giao tiền qua Hà, trả tiếp phần đã ứng trước về cho công ty. Mới khoảng nửa chiều, cái đầu hơi nhưng nhức. Hà rẽ vào một quán ăn, gọi mua mang về một xuất cơm. Về đến nhà Hà lên giường nằm, định nghỉ một lát.
Cô bé đột ngột xuất hiện tại nhà Hà. Cô bỏ chiếc mũ gấp lại trong tay, nhìn quanh căn nhà của Hà. Căn nhà không có vật gì đáng giá ngoài chiếc ti vi ọc ạch. Cô ta nhìn lại một lượt như để ghi lại những đặc điểm của nó rồi mới ngẩng lên:
- Anh ở một mình à?
- Ừ, ừ. Cô đến thăm tôi hay tìm ai?
- Không! À anh có gì ăn không?
- Có, có. Tôi có cơm đây.
Hà để cô ta ngồi chỗ góc cái bàn nhỏ và mang phần cơm vừa mua về cho cô bé. Nhìn cô bé ăn như một đứa con trai, chưa hết miếng này đã tiếp ngay miếng khác chắc bị bỏ đói từ lâu. Hà tế nhị quay đi chỗ khác. Hà chợt nghĩ đến số tiền của công ty mà Hà vừa nhận được từ khách hàng trả, nó không hề nhỏ đối với Hà, ngỡ mất thì chết. Hà lại tủ áo lục lọi lấy ra cho vào trong ngực áo, trong bụng thầm buồn cười.
Loáng một cái chỗ cơm hết veo. Cô gái vét vét cái đáy hộp đựng cơm vẻ như còn muốn ăn nữa. Hà hỏi:
- Còn mấy bắp ngô luộc đây, cô ăn nữa không?
Cô bé ngẩng đầu lên nhìn Hà bằng đôi mắt trẻ con, không nói gì.
Hà lại mở tủ lấy ra ba bắp ngô luộc từ hôm trước. Gần như bất ngờ cô bé như giằng bắp ngô từ tay Hà rồi lại gặm ăn ngấu nghiến. Cái cảnh ấy làm Hà ngạc nhiên, chắc cô ta bị đói quá mức mà sức ăn quả là ghê đối với một người bé nhỏ như cô.
- Cảm ơn ! - Cô ta nói sau khi ăn xong, khuôn mặt vẫn vô cảm – Em về đây.
Chợt đứng lại, cô bé hỏi liền :
- Anh có tiền không?
- Sao?
- Em cần để làm vốn để bán hàng. Anh có thể cho em vay khoảng năm triệu được không?
- Anh còn chưa cả biết tên em!
- Tên Hiền được chưa?
Bộ quần áo bò lem nhem, cả tay chân dính cả nhựa cây bẩn bẩn, chỉ có đôi mắt thật sáng nhìn Hà. Hà cười thầm, sao lại có thể thế được “bắc thang lên hỏi ông trời, tiền mà đưa gái có đòi được không ?”. Mới biết mà đã hổi vay tiền, chắc là cô ta chưa đủ khôn khéo.
- Em bán hàng gì?
- Hàng hoa.
- Anh không có!
Cô bé lại chạy biến ra ngõ.
Hà không kịp giữ cô ta lại. Cảnh giác nhưng không thể giải thích được khiến cho Hà lại thôi, còn có cả cái giật mình đánh thót, nếu cứ cố tình chuyện gì, sợ một cái tát nữa không chừng.
Hình như trong cái vô thức ấy, có lẫn cái cảm giác thương hại, làm Hà chìm vào mông lung. Gió như mang mưa vào, thành từng giọt âm thanh chập chờn u u giữa giấc ngủ cho những ai chợt thức giữa đêm khuya thanh vắng, nhất là lúc bây giờ. Gần hai mươi sáu tuổi, Hà không còn dại dột để nói cái gì thì cứ hồn nhiên, cũng không còn như một đứa trẻ, chưa đủ để bực bội thì có thể nín lặng được. Cái cảm giác là lạ lần ấy của cô bé làm Hà thắc mắc.
Những năm tháng nỗ lực một mình để có điều kiện thi lại lần nữa làm Hà luôn là người đúng giờ. Bây giờ Hà lại phải thêm một việc Hiền lại nhờ chở xe cho cô ta đi chợ. Hà đón Hiền bằng xe máy buổi sáng sớm chỗ chợ hoa, theo thường lệ như một người làm xe ôm. Bây giờ thì một số người ở chợ đã quen mặt Hà, nghĩ Hà là người quen thân với cô ta, vì người ta chỉ thấy Hà thường gọi cô ta là “Cô bé”. Hà chở cô bé về nhà nhưng chỉ dừng ở đầu con ngõ nhỏ, chưa bao giờ cô ta cho Hà được vượt qua cái đầu ngõ ấy.
Chợ hoa ngày mồng một đầu tháng, Hà đến muộn. Trời đã sáng rõ, mà vẫn còn đông nghịt kẻ mua người bán. Hà tìm mãi khắp cả chợ, hỏi thăm những người quen, nhưng không thấy cô bé đâu. Chỉ có một người đàn bà lớn tuổi biết Hà vẫn đưa đón cô bé, bảo:
- Người yêu, người đương gì mà không biết, Hiền nó ốm đấy. Đến nhà mà tìm.
Qua con đường xóm trọ quanh co, rẽ vào theo con ngõ cụt bị cấm. Con ngõ ốm yếu cong queo, cõng trên lưng nó chục nóc nhà xiêu vẹo, lợp ngói, lợp tôn tạm bợ, chật chội. Hà hỏi thăm, không một người biết Hiền là ai. Đi tìm Hiền, Hà lạc trong một nơi yên ắng, đên tận cuối ngõ mới có một người đàn bà, sau khi nhìn Hà chắm chằm, nhỏ nhẹ: “Cậu là gì với cô bé ấy? Sao đi tìm người tên là Hiền mà có vẻ lo lắng thế. Ở đây chỉ có một cô thuê nhà tôi, tên là Hoài thôi ”.
Hà đứng lặng lẽ một mình dưới cơn mưa bụi tại cái nhà thuê. Hà tìm được Hiền nhưng lại đúng là Hoài. Hoài không đi chợ không phải vì ốm mà ở những dịp đầu tháng người ta không cho chịu tiền vốn mua hoa.
Có cái gì làm Hà ngập ngừng. Hà nâng cốc bia còn đến gần nửa lên ngang mặt mà không uống, lơ đãng như trong cơn mơ nhớ lại. Cốc bia rẻ tiền như cất bớt đi một nỗi khắc khoải. Hà đột ngột đổ ngược cái cốc vào miệng, làm tràn cả ra ngoài. Lần ấy thế mà cách đây đã được gần nửa năm. “Cô bé này là ai vậy? ”
Cơn mưa nhẹ hạt cũng đã ngừng. Hà ra khỏi quán đi đón Hiền. Hôm nay Hà sẽ nói với cô bé một điều quan trọng.
Hai người đi trên xe bên nhau trong cơn gió đầu mùa thu se lạnh. Hà thấy mừng cho cô bé, gần đây cô có vẻ như đã vui lên. Hà bỏ một tay, kéo cái cổ áo mình cao lên, rồi đột nhiên hỏi:
- Hoài à, Em mặc thế có lạnh không?
- Thương hại hả?
- Không, không vô tư mà.
- Em thích anh gọi em là Hiền.
- Ừ …ừ.
- Hiền này, chúng mình kiếm cái gì ăn sáng một chút nhé.
- Cũng được, hôm nay em kiếm được, Em mời anh.
- Thôi thôi, để khi nào trả hết nợ và cả tiền xe ôm thì hãy mời.
- Anh lấy đâu ra nhiều tiền cho em vay thế.
- Tiết kiệm thôi.
- Nếu em buôn bán bị lỗ thì sao?
Hà im lặng, thực ra số tiền cho Hiền là tiền hàng của công ty. Hà đã mấy lần lấy chỗ nọ bù chỗ kia, có lần bằng cả tiền lương.
- Hôm nay anh có việc quan trọng cần nói với em.
- Thôi để tết nhé, em sẽ đến nhà anh cùng ăn tết với anh.
- Được, được tết này anh sẽ ở quê lên sớm để đón em. Mùng bốn nhé, được không?
- Không! mà không ai như anh.
- Sao không? Em đến nhà anh, anh phải chọn ngày tốt chứ.
“Nhưng cô bé này là ai?” Phải nói là cô bé có khuôn mặt dễ thương. trời lại cho một thân hình thon thả không dễ có. Con người này có gì lạ lắm. Càng ngày Hà ngày càng thấy, cô ta không giống với những kẻ bụi đời. Bóng đêm đường phố mờ dần, làn sương vàng nhạt đổ xuống xung quanh ngọn đèn đường như sắp tắt, cảnh vật vẫn chìm trong sương hư ảo đã vuơng chút tia sáng sớm mai. Hà và cô bé ăn qua loa để còn kịp đi làm.
Hà ngắm Hiền đi lui đi tới, đi lui. Chiếc áo thun đen cộc tay, sát người ngắn trên chiếc quần Jean xanh bó. Cô bé đến mang theo một bó hoa, và một cuốn lịch năm mới. Trong khi Hà chuẩn bị món ăn thì cô tự sắp đặt trang hoàng lại căn nhà. Cô bé cắm hoa vào lọ đặt lên giữa bàn. Cô cầm chiếc búa trên tay, ngậm trên miệng một cái đinh, ngoẹo cổ ngắm nghía tìm một chỗ vừa ý để treo cuốn lịch. Đón tết trong căn nhà ấy mâm cơm cũng có đủ bánh chưng, xôi nếp, thịt gà dưa hành muối và cả rượu Hà mang ở quê lên nữa. Tết là vui, nhưng là vui về cái gì thì Hà cũng không biết. Nhìn cô bé, Hà nghĩ có thể Hiến coi Hà là một người tốt bụng.
Hình như Hiền hôm nay không muốn ăn. Đôi mắt của Hiền cứ nhìn ra ngoài trời, về một cõi xa xăm nào đó.
- Gì vậy Hiền? Tết này có em, thật là lạ lùng, anh rất vui – Hà nói có phần khách sáo.
- Em cũng vậy. Em chưa một lần ăn tết nào cả. - Giọng Hiền nghèn nghẹn thật thà - Em có mặt trên cõi đời này đã mười chín năm mà chưa lần nào được thế này.
Câu nói không chỉ cứa vào lòng, Hà còn để ý đến giọng nói thật lạ, có vẻ một chút của người được học hành hẳn hoi.
- Không đùa đấy chứ, Thôi trông em kìa, tết vui vẻ lên nào.
- Biết bao giờ em mới lại nhìn thấy một con chuồn chuồn ớt nhỉ. Ở thành phố lấy đâu ra anh?
Hà biết chắc là Hiền không đùa nhưng không hiểu nổi, nên đành đánh trống lảng khi lần đầu từ lúc biết Hiền, nhìn thấy mắt Hiền ươn ướt.
- Em có về nhà ăn tết với bố mẹ có vui không?
- Em không có bố!
- Mẹ em có khoẻ không? - Hà thấy như dội một gáo nước lạnh.
- Mẹ em ốm lắm. Nhà chỉ có một mình mẹ em, và một người bà con trông nom mẹ em. Thôi nói chuyện khác vậy.
Hà thấy cái gì như nước mắt dấn ra nơi khoé mắt.
- Tết này em bán được kha khá, gom được một ít nên không sợ hết tiến vốn. Bán hoa thì không cần vốn lớn đâu, ra tết người ta lại cho chịu được. Hôm nay em mang tiền trả anh đây.
- Thôi em cứ cầm lấy mà đi chợ. Anh còn đủ, có khi còn nhiều nữa đằng khác. Cho nợ luôn cả tiền công xe ôm.
- Anh cứ cầm lại đi.
- Em vất vả quá.
- Ăn thua gì, em từng làm đủ việc mà cũng có việc, làm quần quật mà không ra tiền, Em bán hàng rong đủ thứ, thôi thì rau quả, bún ốc, ngô nướng mà không đủ nuôi hai mẹ con.
- !!!
- Có cả những lần em đi cả bán những thứ cần cho các tay chơi thiếu gia ở khu vực quanh các khách sạn, côt là kiếm được tiền thuốc thang cho mẹ em, khi bệnh mẹ ngày càng nặng lên. Có lần đi theo mấy đứa con gái ăn cắp trên tàu hoả Nam Bắc. Em thật tồi tệ phải không anh?
- Anh hỏi thật em nhé? Sao em bị nhốt vào trong cái bao tải lại để trước nhà anh?
Đã định không nhắc đến nhưng lỡ mất rồi, Hà nhìn lại Hiền và chuẩn bị một lời xin lỗi.
Khuôn mặt Hiền tự nhiên đanh lại. Mái tóc cắt ngắn, run run. Cô bé nói chuyện bằng một giọng chậm rãi, có phần dè dặt, chừng mực.
- Có lúc đau đớn, đã có lần em nghĩ đến chuyện tự kết liễu đời mình. Sao mà cuộc đời bi thảm đến thế. Cũng may mà lúc đó có anh. - Hiền lấy chiếc khăn thấm thấm quanh mắt - Anh có bao giờ mơ mình đi đến trường mà không mặc quần áo trong một cơn ác mộng tối qua không? Cơn ác mộng ấy kéo dài mãi nhưng ngày sau và em mong chỉ là giấc mơ như vậy. Không may lần ấy gặp một lũ côn đồ rủ em ra chỗ tối lấy hàng rồi bất ngờ một thằng bịt mồm em, trong khi hai thằng giữ chặt em. Em chỉ kêu được mấy tiếng, rồi mê đi không biết gì nữa.
- Chết thật. Em bán cái gì?
- Em bán bao “khủng”.
- Sao chúng nó bỏ em ở đây?
Hà thấy đôi mắt ngan ngán nước. Hà đứng dậy đi vào mở tủ lấy chiếc khăn mùi xoa đưa cho cô.
Em chỉ biết khi tỉnh lại em thấy mình nằm co quắp trong cái bao tải, cùng mấy cái bao cao su. Em nằm im lặng, chỉ có cách đợi khi bên ngoài có tiếng người hay xe cộ đến gần em sẽ la thật to hy vọng có ai cứu đỡ, nếu không thì giả vờ bị thuốc mê đến lúc mở bao tải, thế nào em cũng sẽ cố chạy - Cô bé nói như muốn khóc - Sau em mới biết chúng bị lộ. Cảnh sát biết chuyện ấy từ chỗ khách sạn. Chúng nó tin cho nhau rồi bỏ em ở đấy rồi chuồn.
Hiền thấm nước mắt cố không để chảy xuòng thành giọt.
- Chết thật. Em lúc nào cũng chỉ có một mình? Em còn đi học nữa chứ?
- Không em chỉ học đến lớp chín. Thày giáo dạy văn luôn khen em. Có lần thày còn bảo em là có năng khiếu đấy, thày bảo “Em cố lên nhé!”
Cô bé đơn độc mảnh dẻ này phải là thứ gì uẩn khúc bên trong lòng lắm. Hà thấy cái cảm giác là lạ trong mình cứ dâng lên. Nó không hẳn thương hại, cũng không phải là một thứ trân trọng.
- Mẹ em ốm thế nào?
- Mẹ em chết mất thôi. – Đôi mắt bỗng nhiên ầng ậng nước - Thôi anh đừng hỏi nhiều quá.
- Anh xin lỗi em!
Hà không muốn kéo dài thêm những chuyện của cô làm cô đau lòng.
Lần về quê Hiền lần này có Hà làm xe ôm, khi hay tin mẹ Hiền ốm nặng lắm. Mẹ Hiền ung thư giai đoạn cuối rồi. Hà cũng không biết phải làm sao. Tất cả câu chuyện chiều nay với mẹ Hiền, Hà đoán mẹ Hiền vui lắm. Bà cầm tay Hà:
- Bác biết em nó thương bác lắm, nếu bác có mệnh hệ gì thì bác nhờ anh khuyên giải cho nó với nhé !
Con đường đê qua làng ban ngày ồn ào là thế, khi ban đêm về không một tiếng cười nói, chỉ có tiếng thầm thì của những con dế. Bờ đê sông dài uốn khúc cao lên trên làng quê Hiền chỉ đôi chỗ có ánh đèn le lói.
- Trước khi bỏ học em là đứa học giỏi và chịu khó. Em muốn làm cho mẹ vui vì em thương mẹ em lắm. Khi mẹ đột ngột bảo em là mẹ đã bị ung thư không thể cố để em theo học được nữa thì em bỏ. Nếu mẹ em chết thì em sẽ chết theo. Em không sống làm gì nữa!
Giọt nước mắt tràn ra rơi trên má mang đốm sáng lấp lánh ánh trăng trăng trắng thành đường dài xuống. Hà thấy mình như có lỗi. Cuộc đời Hà còn có cái để đam mê học hành, tuy phải tự lo toan cuộc sống cho mình nhưng đâu đã có gì cho người khác được như cô bé. Hà đứng dậy như muốn cắt đứt câu chuyện ở đây, tìm cái khăn mùi xoa rơi đưa cho cô bé. Cô bé cầm chiếc khăn mùi xoa trong tay thỉnh thoáng lại đưa lên mắt.
- Em sinh ra trong một nhà tù - Cô bé quay sang - Mẹ em đặt tên em là Hiền để mong em sẽ là người tốt, mong không phải chịu khổ sở như mẹ, nhưng sau này khổ quá, em đổi lại tên là Hoài. Hoài phí ấy mà anh!
- Sao em lại sinh ra trong tù?
- Mẹ em bảo chính em đã cứu mẹ khỏi cái chết vì bị tội tử hình. Khi đó mẹ em biết đã mang thai em, nên cũng mừng được thoát chịu thụ án. Về sau mẹ còn bị ung thư, nên được tại ngoại chữa trị. Cuộc đời mẹ em quá nhiều những câu chuyện thương tâm mà khi lớn lên em mới biết. Mẹ luôn lo cho em ngay cả trong lúc ốm đau.
- Em thực không biết ai là bố em à?
- Không. Khi còn trẻ mẹ em là một cô gái đẹp lắm đến mức nếu không bị xô đẩy thì với cái đó đủ mẹ em phải có một cuộc sống nhiều người trong làng phải mơ ước. Em căm thù họ, kể cả kẻ nào là bố em. Tất cả những lời xấu xa nhất về dan díu với một người lớn tuổi hơn mẹ, có chức quyền, là quan hàng tỉnh, trong đó phần lớn là lời đồn đại ác ý của một cái làng nhỏ bé, đổ dồn về gia đình em. Những ngày con gái, tuổi thơ đi qua cuộc đời mẹ em, như một trò chơi.
Hà không hiểu được vì sao mẹ Hiền nghe theo người đó, bỏ nhà ra đi theo sự vẻ vui và những đam mê, nồng nàn. Rồi người ta ruồng rẩy, phụ bạc. Khi bị hắt hủi mẹ Hiền có lúc phẫn nộ, rồi bất lực và trở nên có nhiều người đàn ông lắm. Hà đã có lúc thoáng qua sự coi rẻ mẹ Hiền.
Hà thức lại trong tâm trí mình từ một câu chuyện đã đọc. “Gái mại dâm có bán thân thể của mình, nhưng họ luôn thật thà không tô vẽ cái mà ở họ nhiều kẻ ham muốn. Chỉ họ mới hiểu cái gì phải làm và để được cái gì, vì vậy họ không phải người bán linh hồn. Họ không đòi hỏi phải được yêu thương, họ không buộc ai phải mê thích mình. Họ tận tụy với công việc họ cần làm để trao đổi. Họ dễ bị bệnh tật bởi sự cẩu thả của người mua dâm, nhưng không hề kêu ca, đổ lỗi. Đặc biệt, họ không vì lợi ích của mình mà tranh cướp của bất cứ ai, trong khi họ chỉ có thể từ bỏ lợi ích của mình, bởi không thể chống lại được ai, hay phải chấp nhận dù họ không thích”.
- Chỉ một lần duy nhất, khi em đi theo ăn cắp trên tàu hoả Nam Bắc, theo cách mấy đứa con gái bụi chúng nó bày cho. Chỉ cần thêm bộ áo váy dài, một chút son phấn và một cái vé bằng tiền đi vay. Em ở cùng phòng toa giường nằm với một tay háo sắc mà giàu có, có lẽ là chủ một doanh nghiệp lớn. Qua vài câu chuyện, hắn khen em đẹp đến mức làm em phát ngượng. Nửa đêm khi đến một ga tầu đỗ hắn bị bỏ thuốc ngủ vào lon nước ngọt, ngủ như chết. Em nâng đầu hắn lên lấy cái cặp hộp đầy tiền của hắn rồi xuống ga Diêu trì, ở luôn hai ngày rồi lại bắt ôtô về Hà nội. Lần ấy em đã tự hứa là không bao giờ lặp lại, vì mẹ em cũng bớt đau hơn.
- Hiền ạ, liệu anh có phải cảnh giác về lời khen với em không. Thực lòng anh thấy em đẹp lắm.
- Thôi đừng, cái đó không biết có mấy ý nghĩa với anh?
Đêm tối trên đê có ánh trăng mờ, hình như chỉ chờ có thế, tiếng dế thúc giục nhau cùng dàn ca thành tiếng u u, khi trầm khi bổng, thi thoảng lại có con gióng giả cất lên “ri..ri” độc thoại của kẻ lĩnh xướng một nỗi đam me buồn. Hà nói với Hiền :
- Em đừng buồn, đừng khóc nữa. Mỗi một con người đều có một số phận riêng. Cuộc đời có biết làm thế nào để được sung sướng, biết tránh trước những thứ sẽ là khổ đâu? Em hãy về nhà và ngủ một giấc thật ngon và quên hết nỗi buồn đi, chỉ giữ lại niềm vui thôi nhé.
Trong Hiền mẹ của em của những ngày xưa tràn đầy nhựa sống, nhưng rất đỗi bé bỏng, trẻ thơ và dại dột. Mẹ Hiền sa vào vòng buôn bán thứ hàng tội lỗi quốc cấm, mong tìm kiếm đổi đời để trở lại quê trước khi đã muộn. Hà ngồi bên Hiền lựa lời khuyên nhủ. Chiếc khăn mùi xoa lần tước của Hà thấm ướt nước mắt Hiền.
- Hiền ạ, Anh tin mẹ em là người tốt nhất là rất thương yêu em. Còn em cũng rất thương quý mẹ. Em đã không biết làm thế nào mà mẹ bệnh tình ngày càng nặng. Anh thấy mừng cho em vì em đã tìm lại được chính em. Đừng buồn nữa em. Mai anh phải về Hà nội em ở lại với mẹ em, cần gì em cứ điện thoại cho anh nhé.
Hiền thả người xuống, nằm bên cạnh cái xác chết của mẹ, thẳng đơ. Bàn tay Hiền lần lần nắm chặt lấy bàn tay lạnh ngắt của mẹ. Một lượng thuốc ngủ phải nhiều như lưng bát cơm sẽ đưa Hiền về cõi xa cùng mẹ. Hiền để bức thư viết lại cho Hà trong ngực áo. Thư Hiền viết trong cơn nấc nghẹn ngào, nước mắt chảy dài và nhỏ xuống, rơi nhoè nơi mặt giấy trăng trắng.
“Anh Hà. Em đã vĩnh viễn ra đi. Đã mấy ngày nay, em không ngủ, ký ức khiến em, xót xa. Mọi thứ lạnh lẽo quá, chí có anh làm lòng em ấm lại đôi chút. Thân em bây giờ nó thuộc về anh, nó vẫn nguyên vẹn, trong trắng anh ạ. Đừng cho là em nói dối anh …Em ra đi vì chấp nhận sự nghiệt ngã của số phận, em không thể xa mẹ em được. Cuộc đời em là để cho mẹ đã như mẹ cho em, không khác được. Mẹ em, người phụ nữ phận bạc, duyên mỏng, đang ngơ ngác nếu không có em. Mẹ sẽ cười bên em nơi bên kia thế giới không có ánh sáng, không có anh.
Anh đừng kiếm tìm em vô vọng. Em sẽ về trong giấc mơ của anh, để sau mỗi lần anh nhắm mắt lại, anh thấy cuộc đời có em sẽ đẹp hơn.
Hà run lên cầm cập, không ai báo cho Hà biết, khi hay tin thì đã quá muộn. Nỗi đau bỗng ngập tràn như để mọi thứ trong người đang trào ra ngoài. Hà rượt theo hình bóng của Hiền. Hà sẽ quỳ mãi. Tấm ảnh chân dung em, đôi mắt em còn nhoè lệ. Hà cứ cố níu với một điều gì đó còn sót lại. Hà cuống cuồng kêu khóc gọi tên em “Hiền ơi, Hiền ơi !”. Người ta đã an táng cho mẹ Hiền. Ngưòi ta đưa cái xác vô hồn là em về nhà xác bệnh viện tỉnh để bác sỹ pháp y còn xác định nguyên nhân.
Hà chạy đến nhà xác nơi em nằm trong cửa khoá chặt, không ai cho vào. Hà lại chạy ra ngoài có cái gì nghẹn lại trong tâm thức rồi bỗng bật ra “Hiền ơi, Hiền ơi !”.
Hàng cây trụi lá ven đường Hà chạy quanh bệnh viện, lẫn sót ít lá đang chuyển màu vàng đỏ chờ rụng xuống. Hà vừa chạy vừa kêu to “Hiền ơi , em ơi!”.
- Này anh bạn trẻ. Hiền nào đấy? - Một bác sỹ đứng tuổi gương mặt phúc hậu đang dừng trước nhà xác hỏi.
- Cháu tìm em Hiền đã tự tủ bằng thuốc ngủ. Bác có giúp cho cháu vào thăm nhìn mặt em ấy lần cuối được không ? Cháu cảm tạ bác, cháu cảm tạ bác! - Nước mắt Hà rơi ra thật.
- Không có ai tên là Hiền ở nhà xác cả!
- Hoài, Hoài. Cô ấy còn tên là Hoài. - Rồi có cái gì làm Hà lại phải hét lên “Hoài ơi, Hoài ơi !”.
Mọi việc tưởng đã rõ ràng nhưng không phải. Khi bác sỹ bảo đã có triệu chứng của sự sống.
- May cho cô ấy, đã rửa ruột rồi. Nếu không chỉ một tý nữa thì đi rồi!
Đó là lúc Hà sung sướng không thể tả nổi : “Hoài ơi, Hoài ơi, em ơi cố lên, gắng sống nhé. Anh đây, Hà đây !”.
Nổi bật trên nền trời trong xanh, trong hàng cây trụi lá ven đường bên hồ nước công viên trong bệnh viện, quyến rũ. Bên hồ nước cây lộc vừng ven hồ đang trổ lá vàng non và những lộc hồng hồng đón xuân. Những tia nắng nhẹ của mùa xuân đã về. Hoa lộc vừng đỏ rực, làm lòng người ấm dần lên.