Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

THÊM MỘT NÉN NHANG CHO NHÀ THƠ TÂY BẮC CẦM GIANG

Phạm Đăng Kim
Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2009 6:53 PM
 
Hồi tháng 8 năm 2008, trong buổi gặp mặt và giao lưu với đoàn văn nghệ sỹ đang theo học lớp bồi dưỡng ngắn hạn về lý luận phê bình văn học của trường viết văn Nguyễn Du, do nhà văn Nguyên An phó hiệu trưởng nhà trường làm trưởng đoàn. Lần đó nhà thơ Trần Nhuận Minh đã mời nhà văn Dương Hướng, nhà thơ Nguyễn Châu, Mai Phương cùng một số anh em trong hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh tham dự.Hôm đó ,tôi tình cờ ngồi bên cạnh nhà văn Hoàng Quảng Uyên. Qua trao đổi được biết ,năm 2006 anh vừa xuất bản cuốn sách “Ẩn số Cầm Giang”. Kể về những chuyện xung quanh cuộc đời của nhà thơ Tây Bắc-Lương Cầm Giang- Nhà thơ đã nổi tiếng một thời với những bài thơ được nhiều người yêu thích như: Núi Mường Hung, dòng sông Mã,Em tắm, Nhớ Vợ, Em là con gái Châu Yên…
“ Nhà thơ Cầm Giang- Đời và thơ là một trong không nhiều trường hợp để lại nhiều ẩn số” .Và anh đã lấy trong cặp ra tăng tôi cuốn sách đó.Về nhà tôi đọc đi đọc lại nhiều lần
Cuốn sách toát lên một Cầm Giang tài hoa và sắc sảo trong cách viết thơ văn, trong nhận xét phê bình , nhiều bạn bè, sống ngay thẳng ,chân tình với tất cả mọi người. Nhất là phần :”mười năm mỏ Cẩm” “tình bạn tình thơ””Và những ẩn số” Với sự tiếc nuối về một nhà thơ một thời để lại tiếng vang trong lòng hàng triệu người hâm mộ với những bài thơ nổi tiếng của mình. Một con người trên văn đàn thời những năm 1950-1960 nổi tiêng thế mà lại chịu những, thiệt thòi, suốt đời phải gồng mình lên để sống cho đến bây giờ vẫn chưa có được lời giải…?
     Thời đó tôi rất thích bài hát “Núi Mường Hung, dòng sông Mã”do nhạc sỹ
Bùi đức Hạnh phổ  thơ Cầm Giang. Bài hát đã được phát nhiều lần trên sóng của đài tiêng nói Việt Nam đến nỗi rất nhiều người thuộc .Mấy năm gần đây tôi lại được đọc một số bài viết nhằm làm sáng tỏ thêm những bài thơ ông đã viêt vào thời kì đó.Không nghi ngờ gì nữa để mà nói rằng: “ Nhà thơ Cầm Giang không chỉ là tác giả của một số bài thơ viết về Tây Bắc . ông còn là tác giả của những bài thơ dịch với những cái tên như Bạc văn Ùi, Cầm vĩnh Ui…đã được tuyển vào tập 100 bài thơ hay của thế kỷ 20.
 Đên bây giờ nghĩ lại tôi tự trách mình, lúc đó đã đứng trước một cây đại thụ mà không biết nương nhờ bóng cây để đi, để lỡ một thời không thể tìm lại.
    Đó là vào những năm 1964-1967 , được sống và làm việc bên cạnh ông ở mỏ than Làng Cẩm- Thái Nguyên. Dạo đó, chúng tôi - những học sinh trường ngoại ngữ vừa học xong chương trình thì sảy ra chuyện hai nước Liên Xô- Trung Quốc mâu thuãn nhau . thế là họ rút hết chuyên gia giảng dạy về nước. Sinh viên được chuyển đi làm ở nhièu nơi, riêng 60 anh em chúng tôi được nhận về mỏ than Làng Cẩm .
     Đón anh em chúng tôi lên mỏ có một anh là cán bộ phòng y tế . Mãi mấy hôm sau mới biết đó là nhà thơ Cầm Giang. Anh người thấp béo, dáng đi lạch bạch như con gấu, trông có vẻ một anh nông dân thực thụ hơn một nhà thơ có hạng. Nhưng anh lại không thuộc loại người ăn to nói lớn, trái lại anh nói năng nhẹ nhàng, rủ rỉ, hấp dẫn người nghe. Hồi đó cả mỏ có khoảng 1000 công nhân viên chức. Nhưng phòng y tế chỉ có 3 người, anh như người trực giải quyết tất cả các sự vụ y tể trong mỏ.Anh là y tá cấp thuốc tây ,nhưng lại biết rất nhiều những cây thuốc lá, anh đã hướng dẫn và chữa cho nhiều người khỏi bệnh bằng cách chữa đông y. Hồi đó ở mỏ có một số anh em hàng binh Pháp ở lại làm việc với nhiều lí do khác nhau, trong đó có cả người da đen, da trắng, Không biết anh học tiếng Pháp từ bao giờ mà giao tiếp, nói chuyện với họ rất ngon lành, trong dội ngũ hàng binh có một da đen người Ănggôla, được anh chữa khỏi căn bệnh sốt rét ác tính. Ít năm sau anh này về nước, nghe nói đã làm đến chưc bộ trưởng. Nhân một chuyến sang thăm
Việt Nam có hỏi thăm nhà thơ Cầm Giang. Nhưng vì anh đã chuyển về quê Vĩnh thịnh- Vĩnh Tường nên ông ấy khong lên thăm được. Thật cũng là điều đáng tiếc cho cả hai người.
     Tôi nhớ , khi lên Làng Cẩm đươc khoảng 3 tháng ,nhà thơ Cầm Giang đã tổ chức cuộc thi thơ trên báo tường, tôi có gửi bài dự thi. Hồi đó Cầm Giang phụ trách thi đua tuyên truyền, và một đội văn nghệ rất mạnh đã từng được nhiều huy chương trong các lần hội diễn của tỉnh . Phải nói thêm rằng hồi đó lên mỏ làm việc có rất nhiều thanh niên  học sinh tốt nghiệp cấp 3 trường Lương Ngọc  Quyến- thành phố Thái Nguyên. Theo tiêng gọi của đảng tình nguyện lên  làm việc Họ có nhiều khả năng  văn hoá,văn nghệ như  các anh : Hiền Nhân-hoạ sỹ, Nguyễn Vĩnh viết kịch và đạo diễn…  Kết quả chấm giải,  bài thơ của tôi được giải nhất. Bài thơ có tựa đề: “Bài ca kế hoạch”  có một khổ được anh đánh giá cao:
   Bác mi nơ dán mình trên than rắn
   mồ hôi nhoè và nóng bỏng bàn tay
   vẫn cuốc vững tay như những đường cày
Anh nói “Tôi làm mỏ khá lâu, nhưng chưa nghĩ ra cái từ- dán mình- như chú viết”
   Thời kỳ ở mỏ anh vẫn viết liên tục, nhưng như nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã nhậnxét:
“ Những sáng tác của ông thời gian này đều truội đi cả ,10 năm sáng tác rất ít tác phẩm đọng lại, tồn tại lâu dài…ông viết nhiều về hò vè…dường như đụng đến đề tài nào ông cũng viết thành thơ” “ Một Cầm Giang sản xuất thơ chứ không phải là sáng tác nữa”
Nhưng thời gian này anh còn viêt  truyện ngắn, bút ký,và anh ghi nhật ký rất đều đặn với những nhận xét thẳng thắn, sắc sảo… Truyện ngắn “Ông Giang chó” là một truyện ngắn hay đã đươc đăng báo khu tự trị Việt Bắc,và đã được cánh dân thợ bàn tán sôinổi.Chuyện có thật về một bác thợ lò bậc 6/6 chuyên mổ chó bán ngoài giờ làm việc.Câu chuyện về nhân tình thế thái với những tình tiết cười ra nước mắt.
    Nhớ và nói về ông, trong khoảng hơn 3 năm đươc sống và làm việc so với cả cuộc đời văn nghiệp của ông quả là không đang kể gì.Nhưng có cái gì đó cứ thôi thúc tôi cầm bút
viết lên những dòng hồi tưởng lại thời xa xưa về nhà thơ quá cố. Coi như một nén nhang thắp cho nhà thơ miền Tây Bắc nổi tiêng một thời ./.