Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Ừ, thì là dân nói

Nguyễn Hiếu
Thứ bẩy ngày 10 tháng 10 năm 2009 11:42 AM
 Trích ghi chép chuyến công tác Tây Bắc
 
              Sau khi từ chối một lời mời đổi tiền của một người đàn bà to béo có khuôn mặt bóng lộn vì tỉ lệ mỡ quá mức chúng tôi rẽ vào ăn sáng ở một cửa hàng. Mặc dù chủ cửa hàng đó có tòa nhà rộng đến hơn ba tầng được xây cất bằng vật liệu khiến tòa nhà có thể tồn tại hàng trăm năm nếu không có những tai biến thiên nhiên kiểu như động đất. Diện tích mặt bằng thoáng trông cũng phải trên dưới trăm mét vuông chia làm hai. Hai cái biển đã ngả màu treo trên chứng tỏ chủ nhà là người tính toán theo kiểu “ gỉ gì gi cái gì cũng nhặt ”. Một bên biển trưng rõ là phục vụ ăn uống có đủ các món từ phở bò ,gà, mì ,bún cho đến các món nhắm. Biển bên kia là hiệu ảnh nhận chụp từ chân dung phục vụ việc làm giấy qua đường biên ,đến ảnh các đám hiếu hỉ, theo đoàn đi tua du lịch cùng dịch vụ đổi ngoại tệ. Nhà rộng là thế nhưng việc bán hàng ăn cùng như quầy trà chén lại diễn ra toàn bộ trên diện tích lấn chiếm vỉa hè. Người bán quà sáng là một cụ bà cao lớn khuôn mặt phúc hậu với nụ cười luôn đọng trên môi và dường như luôn luôn sẵn sàng tiếp chuyện với khách. Cụ ông đảm đương quầy trà chén là một lão ông với một cơ thể gầy,cao dỏng dỏng và một khuôn mặt còn sót lại lờ mờ những nét tinh anh một thời. Sau này khi trò chuyện mới biết cụ ông đã vào tuổi 85 còn cụ bà kém cụ ông ba tuổi. Trong khi chờ cụ bà làm đủ bốn bát phở gà. Tôi cảm nhận khá rõ mặt đất dưới chân mình luôn luôn bị chấn động bởi những chiếc xe hạng nặng phủ kín bạt cắn đuôi nhau liên tiếp lao ra phía cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
- Cụ thứ lỗi cho con hỏi. Xe gì mà nhiều thế cụ ?
         Câu hỏi của tôi dường như không chút tác động. Khuôn mặt xương xương, loang những vệt đôi mồi của những người già sống lâu lì ra. Đôi môi mỏng mím chặt lẩm bẩm liên tục “bán, rồi bán hết. Quặng đấy. Có thứ gì bán được là bán hết. Thế mới lạ chứ ”. “Ui giời. Đâu phải chuyện của bố mà lúc nào bố cũng băn khoăn “.Một người đàn bà chắc là con gái cụ trên cổ tòng teng chiếc máy ảnh kĩ thuật số loại to, một tay xách chiếc túi đen có lẽ đựng ngoại tệ nghiêm mặt vừa đi vào nhà vừa nói .”Ừ không phải việc của tao. Bởi vì tao sống được mấy.Nhưng còn đời con đời cháu mày đấy thì cứ gọi là nhẵn bóng chả có gì mà sống đâu con ạ”. Mặt cụ bà lại rạng lên vì một nụ cười. Giọng cụ dịu dàng. “ Các chú cứ ăn đi. Nghe chuyện ông lão nhà tôi làm gì cho mất ngon”.Cụ ông không để ý gì lời của cụ bà vẫn lẩm bẩm  bộc bạch “Trước tôi làm kiểm lâm, sau tôi chuyển sang làm hải quan. Mãi đến năm 75 tuổi mới được nghỉ “.’Sao cụ hưu muộn thế ạ ?’.’Đơn giản vì tôi biết tiếng Trung quốc. Sống với nó ,trò chuyện với nó, nên tôi hiểu lắm. Cái anh tàu khôn lắm. Núi liền núi ,sông liền sông mà lại. Nên cái gì nó cũng muốn moi của mình. Đấy các chú thử đếm xem từ khi các chú ngồi mời chưa đầy nửa tiếng mà chí ít cũng ba bốn chục xe ,toàn xe hai ,ba mươi tấn cứ kìn kìn chở quặng xuất cho họ. Cái mồm người ta bé xíu mà miệng ăn núi phải lở huống hồ xe to như thế thì quặng gì mà chả hết. Bên họ nhiều mánh lắm. Đang mua họ dừng lại thế là ta nháo nhác lên. Thiếu tiền mà lại .Thế là lại giảm giá. Mà khổ tiền bán quặng để làm đường, làm cầu cống thì dân còn được nhờ. Nhưng đằng này ,có đâu ,toàn chui vào túi ai ai ấy .Thế cho nên của nả cứ hết dần hết mòn mà Lào cay này có thấy gì thay đổi đâu. Mà này .Họ mua quặng của mình họ có dùng ngay đâu .Toàn đaò hố chôn xuống cho con cháu họ mai kia dùng. Còn mình lúa ấy nhẵn củ kiệu. Cũng là giống người ,mà sao người ta khôn thế. Biết nhìn xa trông rộng thế “.Lẩm bẩm một hồi cụ ngồi lặng lẽ. Đôi môi mỏng mấp máy. Tôi cũng ngồi chết lặng. Miếng bánh phở bã trong mồm .Đằng sau tôi ,trên đường Trần Phú. Những đoàn xe phủ bạt vẫn nặng nệ ,chầm chầm trôi ra cửa khẩu biên giới …
     Thầy chúng tôi đứng lên, cụ ông vẫy vẫy lại bảo :
          - Này có cần thuốc chưa tê thấp thì cứ bảo tôi. Đừng dùng thuốc của tàu. Có thể khỏi đấy nhưng mà cũng nhiều thứ lo lắm
 
Chiều Lào cai 11/9