Trang chủ » Văn học nước ngoài

HỘI THẢO VĂN HỌC MẠNG TRUNG QUỐC

Vũ Phong Tạo dịch
Thứ ba ngày 19 tháng 5 năm 2009 6:49 PM

Báo điện tử Hội Nhà văn Trung Quốc (www.chinawriter.com.cn), ngày 15-5-2009, đưa tin:
“Hội thảo Văn học mạng Trung Quốc” do Hội Nhà văn tỉnh Giang Tô, Hội Nhà văn thành phố Vô Tích chỉ đạo; Ba website “Tân Lang” “Tìm cáo”, “Chân Trời” tổ chức thực hiện, đã tổ chức tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 5 năm 2009.
Trên 60 đại biểu tham dự hội nghị, bao gồm các nhà văn, nhà bình luận, nhà văn mạng, chủ website, tạp chí văn học và phóng viên báo chí của 13 tỉnh trong toàn quốc, đã trao đổi, nghiên cứu thảo luận về hiện trạng, tương lai, và những vấn đề của văn học mạng Trung Quốc.
Nhà văn Vương Trăn Trung, Chủ tịch Hội Nhà văn tỉnh Giang Tô; Ông Vương Lập Nhân, Uỷ viên thường vụ , Trưởng ban Tuyên truyền thành uỷ Vô Tích; Nữ nhà văn Phạm Tiểu Thanh, Phó bí thư Đảng đoàn, Phó chủ tịch Hội Nhà văn tỉnh Giang Tô; Nhà văn Triệu Bản Phu, Phó chủ tịch Hội Nhà văn tỉnh Giang Tô; Nhà văn Trương Vương Phi, Uỷ viên Đảng đoàn, Bí thư Ban bí thư; Nhà văn Lôi Quần Hổ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật thành phố Vô Tích; Nhà văn Lục Vĩnh Cơ, Chủ tịch Hội Nhà văn thành phố Vô Tích; Nhà văn mạng Mộ Dung Tuyết Thôn; Nhà văn mạng Thập Niên Khản Sài, v.v… đã tham gia cuộc hội thảo.
Nữ nhà văn Phạm Tiểu Thanh chủ trì Lễ khai mạc. Bà nói: Ngày 12 tháng 5 là một ngày đặc biệt, trong ngày kỷ niệm thảm hoạ động đất Tứ Xuyên này, chúng ta tổ chức cuộc hội thảo có ý nghĩa như thế này. Chúng ta hãy Kỷ niệm Ngày lịch sử đau thương bi tráng này bằng một phương thức đặc hữu của mình, truyền đạt một tình cảm nồng ấm và niềm tin mãnh liệt vào sức sống của con người.
Về văn học mạng, nữ nhà văn Phạm Tiểu Thanh cho rằng: Bằng khí thế phát triển nhanh mạnh của mình, văn học mạng đang ngày càng trở thành lực lượng văn học gần gũi với đại chúng, phản ánh nhu cầu của đại chúng. Dẫn đường chỉ lối cho nó phát triển lành mạnh là đòi hỏi chung của tất cả những người có kiến thức.
Các đại biểu Vương Lập Nhân, Lôi Quần Hổ, Vương Trăn Trung lần lượt phát biểu chào mừng và trao đổi ý liến trong lễ khai mạc.
Đại biểu Vương Lập Nhân nói: Mong muốn tương lai phát triển văn học mạng,   thì tất nhiên phải làm cho nó phát huy tác dụng thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp văn học nước ta. Mong rằng các đồng chí trong giới văn học Vô Tích trân trọng thời cơ hội thảo học tập lần này, phát huy mạnh mẽ tác dụng độc đáo của văn học mạng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, cung cấp cho nhân dân những tác phẩm xuất sắc thể hiện tinh thần dân tộc và tinh thần thời đại, thống nhất với thể hiện tính tư tưởng, tính nghệ thuật, tính hấp dẫn, tính hoàn mỹ.
Trong phát biểu của mình, nhà văn Vương Trăn Trung bàn luận đến tính tất yếu lịch sử của sự hưng thịnh của văn học mạng, sự phát triển cao độ của kỹ thuật internet đã sản sinh ra yêu cầu nội tại và lực đẩy tiềm tại, xem xét từ sự tiến bộ của đời sống xã hội, ngữ cảnh cởi mở của chính trị và tâm trạng văn hoá cởi mở, xem xét về lịch trình diễn biến của tự thân nền văn học của chúng ta, đều đã cung cấp những điều kiện thời đại tất yếu cho sự hưng thịnh của văn học mạng. Vì thế, Hội thảo về văn học mạng cũng chính là có tính tấy yếu và tính khẩn thiết cấp bách của hiện thực. Cuộc hội thảo như thế này  càng có ý nghĩa đặc biệt đối với Hội Nhà văn tỉnh Giang Tô. Mọi người quây quần tại đây, chân thành trao đổi, cọ sát tư tưởng, tìm nhận thức chung, suy nghĩ sâu thêm, cũng  là sự giúp đỡ hữu ích cho công tác của Hội Nhà văn.
Không khí của cuộc hội thảo vô cùng nóng bỏng, các nhà văn mạng Mộ Dung Tuyết Thôn, Thập Niên Khản Sài, Tái Nhiệm, v.v… tiếp tục phát biểu.
Nhà văn Mộ Dung Tuyết Thôn cho rằng: Mạng internet là một kênh biểu đạt rất tốt, văn học mạng là một sự vật dã sinh dã trưởng, song ông cũng rất sợ sự vật này sau khi đi vào lĩnh vực quan tâm chú ý của mọi người, nó sẽ bị cắt bỏ giống như những sự vật dã sinh dã trưởng nào đó đã trải qua. Ngoài ra, ông còn bàn đến những vấn đề khác như cá tính của nhà văn mạng, v.v….
Nhà văn mạng Thập Niên Khản Sài nói: Những thứ cao nhã đều từ trong những thứ thông tục nhất trong dân gian mà thăng hoa lên. Hiện tại đã có trên trăm triệu người  lên mạng rồi, mạng internet không phải là hư vô nữa, mà là một thế giới sống động.
Nhà văn mạng Tái Nhiệm dùng hình ảnh những chuyến du lịch để hình dung hoạt động sáng tác văn học mạng. Chị cho rằng: Vô luận dùng phương thức gì, cũng     giống như bước lên những phương tiện giao thông khác nhau, nên chú trọng nhiều hơn đến lạc thú của lịch trình du lịch, không muốn sáng tác của mình bị mạng hoặc văn học truyền thống định vị. Vì cái gì mà sáng tác, mới là điều đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ người sáng tác nào.
Giáo sư Hoàng Phát Hữu, trường Đại học Nam Kinh có những quan điểm vô       cùng mới mẻ và sắc bén đối với hiện trạng của văn học mạng. Giáo sư nói: Cống hiến to lớn nhất của mạng internet là khai thác không gian dư luận, khơi thông dân ý, có tác dụng rất tích cực với cải cách xã hội. Tuy nói như vậy, song Giáo sư Hoàng Phát Hữu vẫn ủng hộ ý kiến của ông Trần Thôn trả lời phỏng vấn trước đây không lâu: “Cảm thấy thất vọng với văn học mạng.” Giáo sư cho rằng: Trong văn học mạng đúng là đã sản sinh ra rất nhiều thứ có giá trị, đã khai mở ra không gian biểu đạt cho những tác giả tìm không được không gian, song đồng thời cũng không nên khuếch đại vô hạn độ về tác dụng của thể loại báo chí mới này. Đối với tình hình trước mắt của văn học mạng cần phải duy trì nhận thức tỉnh táo, hy vọng văn học mạng và nhà văn mạng không nên trở thành vật trôi nổi bồng bềnh không có nền móng gốc rễ, phải mãi mãi duy trì sức sống tươi mới sống động, mà không bị thời gian nhấn chìm trước sự khảo nghiệm nghiêm khắc mà văn học mạng phải đối mặt, nếu như trong cuộc đọ sức này không có sức xung  kích và sức bền bỉ lâu bền, thì sẽ trực tiếp bị chôn vùi.
Nhà văn Mã Quý, Biên tập viên và Nhà bình luận văn học mạng của tạp chí “Tiểu thuyết trường thiên chọn lọc” (Trường thiên tiểu thuyết tuyển san) lại cho rằng: Sự tranh luận về khái niệm văn học mạng không có ý nghĩa lớn, bởi vì hiện tượng văn học   trên mạng internet là một tồn tại khách quan, thậm chí đặt tên như thế nào cũng không thể ảnh hưởng và trở ngại đến cuộc nghiên cứu thảo luận của chúng ta về một hiện tượng văn học trong thế kỷ mới này. Ông còn giới thiệu một số hiện tượng và động thái mới nhất trong giới văn học mạng hiện nay.
Từ góc nhìn của một học giả, Phó giáo sư Hà Bình, Trường Đại học Sư phạm Nam Kinh tỏ ra phản đối quan điểm cho rằng “Sự hưng thịnh của văn học mạng là sự bật lại của chiếc lò so lâu ngày bị văn học truyền thống đè nén ức chế”, cho rằng đây là “hư ảo bị áp bức”.
Nhà bình luận văn học Uông Chính, từ giác độ lịch sử, hiện thực và văn bản văn học, phân tích ảnh hưởng và ý nghĩa của báo chí truyền thông đối với văn học, luận chứng và đánh giá về giá trị và ý nghĩa quan trọng của nghiên cứu thảo luận về văn học mạng. Đồng thời hô hào giới văn học, giới lý luận trọng thị xây dựng và hoàn thiện lý luận và hệ thống học thuật về văn học mạng. Quan điểm của ông được các đại biểu dự hội thảo quan tâm chú ý cao độ.
Cuộc hội thảo luôn luôn ở trạng thái cao trào. Mọi đại biểu đều bảo vệ quan điểm của mình, phát biểu tự do thoải mái, những quan điểm truyền thống, hiện đại tranh luận, biện giải, cọ sát, thể hiện rõ không khí và trình độ cuộc hội thoả có chất lượng cao.
Rất nhiều nhà văn biểu thị: Trong một thời gian rất dài chưa được tham gia một hội nghị văn học có giá trị và giàu kịch tính như thế này. Tổ chức thành công cuộc hội thảo này và những nội dung và quan điểm mới mẻ sâu sắc được thảo luận trong hội thảo, đặc biệt là sự trao đổi chân thành thẳng thắn và nắm tay nhau đạt được cuối cùng như vậy của giới văn học truyền thống, giới văn học mạng, giới bình luạn văn học, vì nguyện vọng chung cố gắng vì sự nghiệp văn học Trung Quốc, nên trở thành một trang ghi chép rất sáng sủa trong lịch sử phát triển của văn học mạng Trung Quốc.
                             VŨ PHONG TẠO dịch và giới thiệu
                     (Theo
www.chinawriter.com.cn, 15-05-2009)