Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

GỬI ÔNG TRÀN MẠNH HẢO

Lạc Huấn
Thứ bẩy ngày 15 tháng 10 năm 2011 5:47 AM
       Tôi từng nghe có người nói Trần Mạnh Hảo như một Chí Phèo. Hắn cầm roi đứng ở cổng chợ thấy ai đi qua, bất kể trẻ già, trai gái cũng quất cho vài roi. Ai cũng sợ, kiềng hắn, riêng tôi thì lại vỗ vai hắn mà xin tâm sự mấy điều:
      Trước đây tôi nghe người đời ca ngợi nhà thơ Trần Mạnh Hảo giỏi giang và ngang lắm. Ông Hảo đã từng “ Hầu chuyện các giáo sư” rồi “ tả xung hữu đột” đánh cho các giáo sư tơi bời. Giới ca sỹ khi dọng ca hết thời thì lấy mắt bù tai, ăn mặc hở hang thiếu vải…. Ông Trần Mạnh Hảo thì noi gương người xưa đốt đền để nổi tiếng!  Đành rằng học hàm, học vị ngày nay nặng về hữu danh vô thực. Chủ nghĩa thành phần bị thay thế chủ nghĩa bằng cấp. Nhà thơ Thạch Quỳ lo lấy giấy dầu, các tông cũng không đủ để in bằng tiến sỹ. Nói thế chứ nước ta vẫn có nhiều vị có thực tài. Trần Mạnh Hảo đập chuột thì ông đập luôn cả bình. Hầu như ông không tha cho một vị nào. Thật oan cho các bậc giáo sư thực tài, đáng kính.
     Về chuyện tác giả N84?
      Trần Mạnh Hảo phê N84 là không chính danh. Ông dẫn lời Khổng tử từng dạy học trò: “ Danh chính thì ngôn mới thuận, ngôn có thuận thì việc mới thành”. Phàm làm người, ai ai cũng được cha mẹ đặt cho cái tên. Mình mang tên mình đi trong đời là một niềm tự hào lớn. Tại sao ông N84 ra sân khấu chữ nghĩa( Ta ra đây có phải xưng danh không nhỉ ?) này lại chỉ đeo mặt nạ, không dám xưng tên mình, là sao ? Xuất chiêu giữa thanh thiên bạch nhật, ông N84 lại trùm khăn đen theo kiểu phụ nữ các nước Hồi giáo cực đoan, rồi phán rất kinh hãi đủ điều, chửi đổng đủ điều, y hệt giọng tiên chỉ…chánh tổng lý trưởng ác bá xưa chống ba tooang hươ hươ trước đình làng, ba hoa khoác lác, thì xem ra không được hay ho cho lắm…Rồi ông xảo biện phê phán không đúng lối N84. Một nhà phê bình văn học như Trần Mạnh Hảo mà không hiểu nổi quyền ghi bút danh của tác giả hay sao. Tác giả ghi bút danh: N84, N85 hay X30 … đều được tuốt. Tác giả N84 ( có lẽ thuộc thế hệ 8X) gọi Trần Nhương bằng bác, xưng cháu chắc tuổi bằng con cháu chúng ta mà biết viết, biết nghĩ như thế thật đáng khích lệ và quý trọng.
     Không chê được đâu nữa, Trần Mạnh Hảo bắt bẻ N84 viết sai lỗi chính tả. Chao ôi, một nhà văn hiểu biết, đi khắp đó đây như ông mà không biết đến tiếng nói của nhân dân Nghệ-Tĩnh chúng tôi ( 2 tỉnh này có trên 4 triệu dân, chưa kể con cháu họ rất đông sinh sống ở ngoài tỉnh) xưa nay họ vẫn gọi: “trọi trâu, trọi gà” thay cho “chọi trâu, chọi gà” của dân bắc hay sao?  Không khéo khi vô đất Nghệ ông lại bị mọi người “ trọi  trên trốôc” ( gõ trên đầu) và cười cho đó ông Hảo ạ.  
   Về chuyện bài viết của Nguyễn Sĩ Đại?
         Tôi biết ông Hảo là người có học ( học chữ và kinh thánh khi 8 tuổi) và rất bạo miệng nhưng hôm nay mới được chứng kiến máu “yêng hùng” của ông. Đọc văn ông tôi buồn và thất vọng nhiều về ông. Văn là người, đọc các bài viết của ông Hảo ta biết tâm-tài của ông. Thưa ông Trần  Mạnh Hảo, cảm thụ thơ không phải ai cũng như ai, nó cũng như tính cách của mỗi con người. Chả vậy mà cha ông ta thường nói: “ Người  ưa cua đồng nấu khế, kẻ ưa cá bể xào măng”. Ông chưa kịp làm một điều tra  xem những đoạn thơ, những bài thơ của ông Phạm Gia Thái mà ông Nguyễn Sĩ Đại khen hay mà ông lại cho là “ thơ dở thuộc trường phái nước ốc và trường phái thơ con cóc”. Nói như vậy là chụp mũ, là qui kết, là tự mình gây mất đoàn kết và  làm cho mọi người xem thường ông. Ông có lẽ chẳng sợ ai nữa thì cũng phải biết vâng lời của đức chúa trời chứ? Đó là lí do Nguyễn Sĩ Đại đưa lời của Người ra nhắc nhở ông.
        Tôi cũng chẳng biết ông kém cỏi hay cố ý kẻm cỏi? Hết bắt bẻ N84 danh bất chính, lỗi chính tả, ông lại phê bình Nguyễn Sĩ Đại đủ điều. Ông Đại nói: “Tôi học hành lỗ mỗ, tâm trí tầm thường” đó là cách nói khiêm nhường của một người có học vậy mà ông lại bắt bẻ, lại suy diễn và qui kết “học vị tiến sĩ của ông Đại là học vị đi mua”. Nếu vậy thì trong bài “Nói qua về thư ngỏ của Nguyễn Sĩ Đại gửi Trần Mạnh Hảo và Trương Duy Nhất” ông đã tự nhận mình là “hèn sĩ”, nếu ông Nguyễn Sĩ Đại và mọi người tin ông là “hèn sĩ” thật thì sao? Lúc đó còn ai đọc thứ văn ngông của ông nữa.
       Phần cuối thư gửi ông Đại, ông viết: “ Những động cơ phi văn học hầu như đang điều hành guồng máy nền văn học quốc doanh. Đấy là tai họa cho đất nước. Văn học chân chính đang bị xua đuổi khỏi đời sống xã hội, nếu còn những người làm thơ như ông Trần Gia Thái và người bình thơ như ông Nguyễn Sĩ Đại”. Đọc văn của ông tôi thấy ông hằn học (….) quá. Hằn học một cách quá lố! Ông làm văn chương mà không biết đến câu tục ngữ “ ăn cây nào, rào cây ấy” sao? (…….)
      Tôi sinh ra giữa đồng quê, bao đời cha ông cày sâu, cuốc bẫm. So với dân thị thành, so với doanh nhân đời sống chúng tôi còn kém nhiều lần nhưng tôi luôn tự bằng lòng với cuộc sống của mình, của chế độ mình. Chế độ ấy đã làm thỏa mãn mơ ước ngàn đời của nông dân đó là: người cày có ruộng. Công cuộc xoá đói giảm nghèo của nước nhà đã được Liên hiệp quốc biết đến, ghi nhận. Chúng tôi bằng lòng vì cuộc sống của mình ngày một ấm no hơn.  Dẫu biết tệ tham nhũng, tiêu cực vẫn nhiều, nhưng chúng tôi tin rằng sẽ có ngày lũ tham nhũng sẽ bị trừng trị. Mong ông Hảo hãy giúp nước, giúp dân diệt trừ lũ chuột tham nhũng ấy chứ đừng đập vỡ cả bình đi.
      Tôi không bảo vệ ông Nguyễn Sĩ Đại nhưng rất cảm ơn ông. Chỉ hai bài thơ: Ba đời nông dân, Nông dân thôi cũng có giá trị hơn rất nhiều những cái hay mà ông Trần Mạnh Hảo đưa lại cho chúng tôi. Vì sao vậy, hãy xem ông ấy viết:
Ông tôi, cha tôi và tôi,
Ba đời làm lính, ba đời nông dân. (Ba đời)
     Ông  là người hiểu nông dân tôi hơn ai hết và thơ ông đã nói thay tình cảm, suy nghĩ của chúng tôi:
 Nghĩ xa thôi lại nghĩ gần
Nước nhà tắt lửa chiến tranh là mừng.
Khi buồn giờ tráp huân chương
Khi vui xuống ruộng, lên vườn làm vui! (Ba đời nông dân)
    Ông thấu hiểu cả ưu lẫn nhược của nông dân. Ông biết những hi sinh to lớn của nông dân. Ông biết những thiệt thòi mà nông dân phải chịu:
Tôi đã thấy trên chiến trường ngã xuống,
Những nông dân áo lính, máu tươi ròng.
Chết tưới đất, sống ngày cày xới đất.
Không bổng lộc nào theo đến luỹ tre xanh.
…………………………………………..
Dăm bảy tạ vài trăm nghìn một vụ,
Bữa tiệc xoàng của mấy “sếp” là xong! ( Nông dân)
Thơ của Nguyễn Sĩ Đại, con ng ười ông là như thế đó.
      Theo thiển nghĩ của tôi, ai hiểu mọi người, nói thay mọi người điều mọi người muốn nói đó mới là nhà thơ đích thực, Nguyễn Sĩ Đại là nhà thơ của nông dân chúng tôi. 
       Thưa ông Trần Mạnh Hảo. Chí Phèo một thời là con ngáo ộp của lũ trẻ, là hung thần của làng Vũ Đại. Anh Chí cũng đã từng mơ ước được làm người lương thiện. Tôi tin ông Hảo cũng thế. Chỉ có điều tôi cũng mong đảng và nhà nước ta cũng cần tự đổi mới, tạo ra môi trường lành mạnh…(….)

Lạc Huấn
Lachuan75@yahoo.com