Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

TẠI SAO PHẢI CHÚ THÍCH?

Trần Đình Trợ
Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2011 5:37 AM

Tại sao phải chú thích ư? Hãy xem vài điều chú thích:
*) "Làm sếp thời này, ai cũng phải biết AC. Không chỉ AC ở cơ quan, mà phải AC mọi nơi, mọi lúc. Cần có nhiều thứ để thăng tiến, nhưng trước tiên, cần phải luôn luôn AC." (Trích nhật kí của một sếp)
Chú thích: AC đọc là: Ân cần, không đọc là: Ăn cướp.
*) "Trường công an dạy mình: Với dân phải  KTLP. Thủ trưởng cũng dặn, muốn thăng tiến phải biết KTLP. Đồng nghiệp ai cũng KTLP được, mình vẫn chưa quen. Nói thì dễ, thực hiện KTLP cũng khó." (Trích nhật kí công an trẻ)
 Chú thích: KTLP đọc là: Kính trọng lễ phép, không đọc là: Không tiền là phạt.
*) "Thôi thế là hết đời HS. Ngày còn HS, chúng ta rất hạnh phúc. Giờ chúng ta không còn HS nữa. Những kỷ niệm HS mãi nhói trong lòng chúng ta. Chỉ những kẻ mất gốc, mới không nhớ tới thời còn HS của mình."(Trích lưu bút.)
Chú thích: HS đọc là: Học sinh, không đọc là: Hoàng Sa.
*) "Chúng ta bây giờ là TS, TS đã biến vào máu thịt mỗi người. Chúng ta tự hào là chủ nhân một TS chính danh. Hiện nay, nhiều kẻ cố giành được TS, bằng cách cướp đoạt, bằng cách mua bán, bằng cách đổi chác. Không ngăn chặn kịp thời, dần dần TS sẽ thuộc hết về những kẻ mạo danh đó."(Trích facebook của một tiến sỹ.)
 Chú thích: TS đọc là: Tiến sĩ, không đọc là: Trường Sa.
*) "Thế hệ trẻ ngày nay, phải có trách nhiệm với TQ. Họ nên biết rằng, TQ đã cho họ tất cả mọi thứ. Họ lớn lên thành người, là nhờ TQ che chở. Khi TQ cần, thế hệ trẻ phải là người lính xung kích bảo vệ TQ."(Trích bài tập  văn.)
 Chú thích: TQ đọc là: Tổ quốc, không đọc là: Trung Quốc.
*) "Cũng như các ngành khác, giáo dục rất cần  CC. Không có CC thường xuyên, không thể phát triển. Nhưng CC đã được sử dụng tùy tiện, dẫn đến CC ngày càng suy yếu. Đúng ra, phải kiên quyết thúc đẩy CC, ngành giáo dục lại dùng CC theo kiểu nông cạn, nửa vời. Kiểu CC gãi ngứa như vậy, thà không có CC còn hơn."(Trích bài viết về giáo dục.)
 Chú thích: CC đọc là: Cải cách, không đọc là: Con c....
   Chú thích thế, cháu và bác thích không ?.