Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

NHẠC SĨ PHẠM DUY: VẪN KIẾM TÌM NƠI TÌNH XANH MÃI MÃI

Vi Thuỳ Linh
Thứ tư ngày 27 tháng 7 năm 2011 9:00 PM

Tối 22, 23/7 vừa qua, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ VN tổ chức đêm nhạc “Phạm Duy - Người phiêu lãng” thành công. Khán giả đ• tỏ lòng yêu mến với ông không chỉ dành cho tài năng, mà còn bởi lời phát biểu ngắn gọn mà sâu sắc: “Còn gì hạnh phúc hơn khi được sống và chết trên quê hương mình”.
Mới hé lộ gần 1/10 gia tài âm nhạc
Niềm sung sướng, hạnh phúc nhất của l•o nhạc sĩ tuổi 90, là công bố và cống hiến gia tài âm nhạc đồ sộ cho đồng bào nơi đất mẹ. Tiếng mẹ đẻ vang lên trong tác phẩm Phạm Duy thấm đẫm tình tự dân tộc như Tình ca : “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời”. Yêu văn hoá dân tộc bằng sự am tường thấu đáo, được học bài bản tại Nhạc viện Paris, Phạm Duy tầm vóc vạm vỡ qua nhiều loại nhạc mà ông soạn.
Hơn 20 tác phẩm được biểu diễn trong 2 đêm vừa qua chỉ là một phần nhỏ trong hơn 900 tác phẩm, mới được cấp phép chưa tới 1/10.
Được đánh giá là ca sĩ trẻ thành công nhất nhạc Phạm Duy nhất hiện nay, ca sĩ Đức Tuấn khiến cả khán phòng xúc động khi hát Bà mẹ Gio Linh(1948) trong đầm đìa nước mắt. Nghệ sĩ Cẩm Vân lần đầu hát nhạc Phạm Duy trên sân khấu: áo anh sứt chỉ đường tà (phổ thơ Màu tím hoa sim của Hữu Loan), Ngậm ngùi (thơ Huy Cận) vẫn giữ được phong giọng nữ trầm nhiều xúc cảm.
Đặc biệt NSƯT Việt Hoàn, xuất hiện đầu và cuối chương trình với “cú đúp” đầu tiên: lần đầu hát nhạc Phạm Duy – các tác phẩm lần đầu vang lên tại Hà Nội. Công chúng Thủ đô được nghe những tráng ca, trường ca viết hơn 60 năm trước. Năm 1947, bên Chiến sỹ sông Lô (Nguyễn Đình Phúc), Ngôi sao (Lương Ngọc Trác), Trường ca Sông Lô (Văn Cao), còn có Tiếng hát trên sông Lô và Đường Lạng Sơn của Phạm Duy trong loạt khúc ca kháng chiến. Chất dọng tình cảm của Việt Hoàn thăng hoa bài kết Tình hoài hương (1953), chính là tâm trạng quá nửa đời Phạm Duy, mà từ đấy rút ra tên đêm nhạc “Người phiêu l•ng/Ngước mắt dõi về miền quê lai láng/  Xa quê hương, yêu quê hương”.
Trở về quê cũ
Là người Hà Nội gốc, Phạm Duy nhấn mạnh thật cảm động: “Còn gì sung sướng hơn khi được xem nghe những đêm nhạc rực rỡ lúc mình đang sống”. Nhạc sĩ đ• dùng từ “rực rỡ” thật đắt. Ca khúc do ông viết lời , ca từ luôn đẹp, sâu. Ông còn phổ ngót 300 bài thơ của nhiều thi sĩ lừng danh VN và Pháp. Những lời thơ  khi quyện với âm nhạc Phạm Duy hay gợi cảm và sang trọng hơn. Vốn từ, tâm hồn giàu có, năng lực, thẩm định thơ của Phạm Duy không hổ danh là con trai nhà văn Phạm Duy Tốn, em trai của thạc sĩ văn chương VN đầu tiên tại Pháp (1931) Phạm Duy Khiêm.
Ông và danh ca Thái Hằng (thành viên Hợp ca Thăng Long) có 8 con ( 5 trai, 3 gái), một nửa theo con đường âm nhạc: ca sĩ Duy Quang Thái Hiền, Thái Thảo, nhạc sĩ Duy Cường, khiến đại gia đình âm nhạc của ông càng thêm lừng lẫy. Em trai vợ ông là nhạc sĩ Phạm Đình Chương (đ• mất ở Mỹ),  em gái là ca sĩ Thái Thanh (78 tuổi, đang sống tại California, con gái là ca sĩ ý Lan). Con rể ông – danh ca Tuấn Ngọc (65 tuổi) - con của nhạc sĩ Lữ Liên, anh trai của hai nữ ca sĩ Lưu Bích, Khánh Hà. Vợ chồng ca sĩ Tuấn Ngọc – Thái Thảo có một con gái 18 tuổi. Điều thú vị là vợ chồng nhạc sĩ Phạm Duy - Thái Hằng, Thái Thanh đều từng biểu diễn tại Nhà hát Lớn khi còn trẻ, và sau nhiều năm tha hương đất Mỹ, các con của họ đ• về hát nơi đây. Duy Quang, Tuấn Ngọc, ý Lan đều “như mơ”  khi được hát tại quê nhà.
Từ đầu năm tới này, NS Phạm Duy đ• có 3 lần Hà Nội: dự đêm nhạc ý Lan, nói chuyện về thơ phổ nhạc cùng GS Trần Văn Khê trong đêm nhạc Cỏ hồng và live show này. Tháp tùng ông là con trai thứ Duy Minh (SN 1953), anh cùng vợ và con gái 3 tuổi về TP HCM nghỉ hè. Duy Minh tâm sự: “Từ khi 19 tuổi, tôi đ• chở bố đi nhiều nơi, gần gũi và hợp bố nhất, dù tôi thấp nhỏ nhất nhà - chỉ 1,6m và chẳng có tiếng tăm, lại được bố luôn tin cậy. Chậm đường vợ con, tôi mới có Emme Minh Phạm 3 tuổi, tôi ước ao sẽ có thêm 1 bé trai, cho bố có đích tôn. Lần này về tôi thấy bố yếu rồi”.
Vóc dáng cao lớn 1m75, tóc trắng cước, Phạm Duy vẫn toát lên vẻ phong lưu, dù cử chỉ chậm nhiều. Ông phải ngồi xe đẩy tại sân bay, cẩu lên khoang hạng C, mỗi lần ra Bắc.
Ông chạnh lòng khi mới một nửa các con lập gia đình, chỉ có 9 đứa cháu, trong đó con trai cả Duy Quang có 3 con gái. Còn một nỗi đau dai dẳng theo suốt đời ông, thì giờ tôi mới hay. Tại tầng 4 khách sạn 3 sao Hà Nội số 1 Cầu Gỗ, bố con ông mỗi người một  ipad 64 GB sành điệu. Nhạc sĩ Phạm Duy dành cuộc trò chuyện với TT & VH trước khi rời Hà Nội sáng 24/7.
*  Ông từng ưng ý nhất hai ca sĩ Thái Thanh và Duy Quang hát nhạc Phạm Duy. Đức Tuấn là thế hệ kế tiếp, làm khán giả cảm động và bất ngờ khi hát Bà mẹ Gio Linh trong nước mắt …
- Thái Thanh trước đây hát bài này lần nào cũng khóc. Mỗi ca sĩ có một nét đặc biệt riêng. Các cháu trẻ hát nhạc tôi, tôi thấy vui và trân trọng.
* Ông đ• trao quyền tác giả cho Công ty Phương Nam, đổi lại họ giao cho ông ngôi nhà trong ngõ đường Lê Đại Hành, phường 13, quận 11, TP HCM. Hồi hương từ 2005, ông thực sự an cư?
- Tôi ở ngôi nhà ấy từ 2005, khi về nước, có quốc tịch VN. Đến nay, tôi vẫn chưa chính thức có sổ đỏ sở hữu. Phương Nam có quyền khai thác tác phẩm Phạm Duy 10 năm, khi nào hết thời gian đó, nhà mới thuộc về tôi. Nếu có rủi ro trước 2015, thì con trai Duy Minh là đại diện pháp luật và bản quyền. Phương Nam lo xin phép phát hành, giờ  mới được hơn 80 bài. Tôi không thể sống lâu đến được ngày công bố được 1/5 gia tài âm nhạc, một ước mơ dữ dội.
* Xin được hỏi về cuộc sống và sức khoẻ hiện nay của ông?
- Vẫn mang quốc tịch Mỹ, đ• rời khỏi Mỹ nên tôi không còn bảo hiểm, bị cắt hết chế độ thuốc, chỉ còn lương người già 500USD/tháng.
Mỗi ngày, tôi phải uống 11 viên thuốc cho các bệnh huyết áp cao, tiểu đường, tim đập nhanh (đ• qua hai lần đại phẫu). Hiện tôi không có bảo hiểm gì, thuốc thì con cái mang về hoặc mua tại đây.
* Gia đình ông đ• 3 đời nổi tiếng. Ông có lo khi đàn cháu chưa thấy ai ham nghệ thuật?
- Ba đời là đủ.
 * ông thật sáng suốt khi trở về xứ sở, bởi sáng tác bằng tiếng Việt,  khát khao cống hiến cho người Việt thì không đâu có lượng khán giả như đất nước mình!
- Tôi ở VN 6 năm, mà vẫn bị nhiều người cả ở Mỹ lẫn VN không ưa, chẳng rõ người ta ghen hay ghét? Có lẽ ai đó mâu thuẫn giữa những ấm ức quá khứ của họ với mong mỏi trở về.
Quyết định đúng, bởi suốt đời tôi tình tự dân tộc. Tôi đ• thoát khỏi ảo tưởng, ảo giác lâu rồi. Hầu hết những người sống tại Sài Gòn trước 1975 cả ở VN và Mỹ lúc này vẫn sống trong ảo tưởng Phạm Duy l•ng mạn mà rất hiện thực. Tôi đồng ý với một bài báo viết về ảo giác Trịnh Công Sơn. Trong sáng tác của Sơn, không ai biết người yêu, người tình thực sự, tất cả là những bóng gày, vai gày, tay gầy. Cả khi yêu thật cũng vẫn là ảo.
Thực tế, đất nước đ• thống nhất 36 năm, nhiều kẻ vẫn chống đối, không chấp nhận hiện thực càng ngày càng ảo tưởng. Tôi vừa được tin Nguyễn Cao Kỳ qua đời (sáng 23/7), ông ấy là thông gia cũ nhà tôi. Chồng đầu của Thái Thảo là Nguyễn Cao Đạt, con của ông Kỳ với bà người Pháp. Điện thoại chia buồn với Kỳ Duyên không được.
* Gần như không mặc cảm quá khứ rời Hà Nội từ 1950, ông vẫn luôn yêu Hà Nội một cách đặc biệt.
- Tình yêu lớn ấy không thay đổi dù bất cứ lý do nào. Khi hồi hương về Sài Gòn (nơi tôi sống 25 năm tới lúc qua Mỹ 1975), tôi lại càng nhớ quê. Mỗi đêm nhạc đều khiến tôi cảm động, đêm nhạc tại Nhà hát Lớn luôn đặc biệt và cảm giác khác hẳn các nơi. Sinh ra, lớn lên và xa Hà Nội 50 năm mới trở lại. Khán giả Thủ đô thật tinh tế. Vợ tôi (năm 1999 qua đời tại Mỹ khi 73 tuổi), đi đâu cũng nhớ đất Bắc, Hà Nội là quê của chúng tôi.
* Nơi đây còn chất chứa day dứt lớn của ông.
- Đúng, một sự mất mát không khiếp. Khi trở lại đây, bạn bè ấu thơ không còn, nhiều điểm đổi thay. Chọn ở KS Salut phố Hàng Dầu để sống với ký ức phố nhà. Lần này Salut sửa chữa nên phải đổi hotel. Chợ Hàng Bè không còn, Hồ Gươm nhỏ lại. Xưa đường Cổ Ngư vắng lặng êm đềm, giờ chỉ toàn người và người chen lấn. Tôi nhớ những lần đạp xe qua cầu Long Biên, đổ dế, trèo cây, đá bóng, khoét lỗ coi “cọp” phim câm tại Cinéma Pathé, rạp gần đền Bà Kiệu. Cái rạp ấy tan tành lâu rồi, và những thứ đ• mất vĩnh viến khiến tôi xa xót.
Tôi bỏ bao tâm sức đến giờ vẫn chưa tìm thấy mộ bố mẹ mình. Bố mất năm 46 tuổi hồi tôi mới lên 2, mộ mất bia, chắc đ• bị san vùi. Người ta bảo mộ mẹ tôi ở chùa Liên Phái, tôi tìm mà bất lực. Lẽ nào bố mẹ đ• hoà vào đất Hà thành ? Không muốn không dám tin, tôi và con cháu mất vĩnh viễn xương cốt người ruột thịt không tìm được. Tôi nhớ mẹ cha mà viết những bài ca gan ruột: “Cho tôi lại ngày nào/ Trăng lên đầu ngọn cau/Me tôi ngồi khâu áo/ Bên cây đèn dầu hao/ Cha tôi ngồi xem báo/ Phố xá vắng hiu hiu”.
* Vâng, bài Kỷ niệm ấy, câu kết đầy nhung nhớ : “Cho đi lại từ đầu/ Chưa đi vội về sau”. Ông vẫn thèm về thơ ấu ?
- Càng già tôi càng nhớ thời dại. Lúc nhỏ tôi hay được mẹ cho đi lễ chùa, nên chịu ảnh hưởng và Đạo Phật từ rất sớm. Thói quen từ bé đến giờ không đổi là tôi không bao giờ chấm nước mắm và chan canh, hồi bé lại còn ăn cơm với oản (lộc mẹ đem về) nên được gọi là “chú tiểu”. Sau này, tôi có Đạo ca, Thiền ca (nhạc tâm linh). Tôi viết rất nhiều mảng tác phẩm và phân loại : Bé ca, Nữ ca, Rong ca, Nhục tình ca (nhạc trần gian).
* Ông có tiếng là vô cùng đào hoa. Bởi vậy ông viết tình ca hay đến thế ?
- Tôi yêu nhiều vì cũng được/bị yêu nhiều, đa tình quá thì sao “chống đỡ” được các nàng? Mà chỉ 1 vợ, 1 dòng con, chưa lần nào ruồng rẫy vợ con. Tôi không  “ tu” được đường tình (cười).
 Bí mật mối tình lớn
* Ông có nhiều cuộc tình Bà Thái Hằng biết cả mà không ghen?
- Thái Hằng ghen âm thầm mà khiến tôi nể lắm. Không bao giờ căn vặn, c•i v•, ồn ào. Đi đâu tôi cũng về nhà, không ngủ đêm  bên ngoài.
Tôi có mối tình với một cô gái Sài Gòn suốt 10 năm, khi ấy tôi đ• lấy vợ. Cô ấy thích gì, ghét gì, tôi đều đồng cảm. Đó là tình yêu chỉ có ôm hôn, không gì hơn, hoàn toàn thơ mộng theo khía cạnh tinh thần, hợp nhau lắm. Nàng đ• viết gần 300 bài thơ và thư cho tôi. Một lần sinh nhật Phạm Duy, nàng cắt 1 lọn tóc tặng, giờ tôi vẫn giữ. Khi yêu nàng, tôi viết Tôi đang mơ giấc mộng dài, phổ thơ nàng đấy.
* Nàng là nguyên cớ của bài Nghìn trùng xa cách mà Mỹ Linh thể hiện thật xuất sắc trong live show vừa rồi: “ Mời nàng lên xe, về miền quá khứ”. Ông tiễn người yêu và mối tình 10 năm lý tính thế sao?
- Bài này Thu Phương hát trong chương trình Thuý Nga số 103 thật hay. Mỹ Linh hát rất khắc khoải, tha thiết. Sau 10 năm yêu tôi, nàng lấy chồng, hai bên có gia đình riêng, phải dứt khoát chia tay. “Còn gì đâu nữa/ Mà khóc với cười/ Còn gì đâu nữa/ Mà giữ cho người”. Kể từ khi nàng xuất giá, thì tình yêu nơi tôi không còn tiếp tục nữa, dù tôi vẫn giữ lọn tóc đến giờ. Sau này gặp lại cô ấy có 3 con, chồng cô ghen lắm, dù chẳng có gì xảy ra, tình xưa không nối lại được, tôi lại viết bài Chỉ chừng đó thôi. Sau đó biết bà ấy sống cùng một thành phố hay bên Mỹ cũng chẳng thiết gặp. Già rồi, làm sao như xưa được.
* Từ khi về nước, ông đ• viết tác phẩm mới nào?
- Tôi tâm đắc với thanh xướng kịch Minh hoạ Kiều (1997) từ tuyệt tác của Nguyễn Du, tiếc là nó chưa được diễn rộng r•i ở VN. Tôi có viết 10 bài phổ thơ Bích Khê. Tôi bận rộn với việc biên tập, biên soạn tác phẩm để Phương Nam in ấn sách, đĩa, lo biểu diễn , phát hành. Tiền tác quyền từ đấy, là “lương” Việt Nam của tôi.
* “Kiếp nào có yêu nhau/ Thì xin đừng đến thương đau/ Hoa xanh khi chưa nở/ Tình xanh khi chưa lo sợ”, câu hát ám ảnh quá. Chẳng lẽ với ái tình, không nên yêu tin hết mình, hiến dâng tột độ?
- Hoa nở hết sẽ tàn, ái tình bạo liệt vì người khác đến cùng, sẽ tới lúc mệt, có thể tàn phai hoặc bị phụ. Như Mẹ, quê hương không bao giờ chối bỏ, phản bội những đứa con. Chỉ có tình quê hương, tình tự dân tộc là tình xanh m•i m•i. Đó là tình yêu cao nhất, nguyên uỷ và vĩnh cửu. Tôi mong trở lại Hà Nội bằng đêm nhạc sinh nhật 5/10.
 Ảnh: Phạm Duy và Phạm Tuyên