Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

VĂN NGHỆ CHÍ

Trương Vĩnh Tuấn
Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2011 8:27 AM


TNc: Báo Văn nghệ của chúng ta đã có bề dày lịch sử, nhiều thời vang bóng. Tờ báo Văn nghệ danh tiếng của giới văn chương qua nhiều thăng trầm cùng đất nước. Nhà thơ Trương Vĩnh Tuấn nguyên phó TBT công tác tại đây nhiều năm, ông kì khu ghi lại trong Văn nghệ chí. Khi TNc nhận được bản thảo ông gửi riêng cho TNc, tôi điện thoại cho ông hỏi sao lại Văn nghệ chí nhỉ. Phía bên kia TVT trả lời thì học theo Tam quốc chí mà lại...Ồ hóa ra thế nên ông cũng viết kiểu chương hồi. Tất cả các tư liệu do TVT công bố ông chịu trách nhiệm. Xin giới thiệu cùng các bạn. Văn nghệ chí sẽ đăng nhiều kì, cứ 3 ngày post một hồi.

Hồi thứ nhất
 
Thắng giặc ngoại xâm sông núi đã thu về
Chuyện nhà văn  cười ra nước mắt

  Đầu thập kỷ tám mươi của thế kỷ hai mươi cách ngày nay không xa  vào những năm bốn mươi chế độ Dân chủ Cộng Hòa , lúc đó tình hình đất nước đang vô cùng khó khăn  mà nhà văn Nguyễn Khải trong một phút ngẫu hứng đã vẽ toàn cảnh thủ đô Hà Nội bằng mấy câu sau

      Qui gai kem xốp
      Lộn cổ sơ mi
      Bơm mực bút bi
     Vá chín săm lốp

     Ấy là cao trào của thời kỳ bao cấp khi mà tết đến mỗi sổ mua gạo được phân phối khoảng vài ba cân bột mỳ để làm bánh qui gai đón tết và thế là nhan nhản đường phố Hà Nội các biển hiệu QUI GAI KEM XỐP được mọc ra .  Còn cán bộ khi đi nước ngòai được bộ tài chính cho mượn bộ Comle , không có Sơ mi thì đành lấy áo cũ lộn cái cổ áo mặc vào bên trong ai biết . Mà chả cứ cán bộ đi nước ngoài mọi tầng lớp mặc âu phục đều say sưa vơi việc lộn cổ áo và tích kê quần . Đi dự hội nghị ,hoặc được phân phối một chiếc bút bi khi hết mực không ai vứt đi mà ra mấy ông ngồi vỉa hè với cái biển BƠM MỰC BUT BI là có thể dùng cho đến khi không thể bơm được nữa . Xe đạp một thứ hàng dùng để phân phối cho những cán bộ có thành tich xuât sắc  ít nhất cũng là chiến sĩ thi đua cấp thành phố hoặc những cán bộ cấp vụ viện mới có , thì săm xe đạp khi thủng phải vá chín mới bền hồi đó có câu :” mặc áo chuyên da , đi xe cố vấn “ là thế . Còn nhớ báo Văn Nghệ được phân phối chiếc xe đạp Thống Nhất ,ban chấp hành công đoàn phải họp hai đêm mới quyết định phân cho nhà báo Trung Sơn ,  một cán bộ lâu năm của báo chưa bao giờ được phân phối một thứ gì . Thế nhưng khi phổ biến quyết định của ban chấp hành công đoàn thì trưởng ban bạn đọc  Nguyễn Thị Ả ( phu nhân nhà văn Võ Quảng ) đề nghị xin được phân phối và nếu được thì nghỉ hưu luôn . Nhà báo Trung Sơn đành nhường . Tiện thể công bố luôn một bài ca truyền khẩu thời đó .

     Tôn Đản là của vua quan
Vân Hồ là của trung gian nịnh thần
     Phe phẩy là chợ Đồng Xuân
Vỉa hè là của Nhân Dân anh hùng

      Hoặc câu :   
Đầu đường đại tá bơm xe
Giữa đường thiếu tá bán chè đỗ đen    
 
Ấy là nói về mấy ông sỹ quan quân đội về hưu .

Ngày ấy lưu truyền vế đối : Cứt gì cũng phân , mà phân thì như cứt

Nhà văn Ngô Ngọc Bội lúc ấy đương nhiệm trưởng ban văn xuôi báo Văn Nghệ được phân phối một chiếc chăn mà ông đếm được  hai ngàn năm trăm miếng vải vụn khâu vào ông bảo để giữ làm bảo tàng chả biết đến bây giờ ông có còn giữ hay không .
    
  Nhà văn Ngô Ngọc Bội vốn là một cán bộ tuyên huấn thời chông Pháp , ông nổi tiếng với truyện ngắn CHỊ CẢ PHÂY , rồi tiểu thuyết AO LÀNG , ông hiểu biết khá sâu về nông thôn , tuy có phần cực đoan nhưng nhập cuộc , ông có thói quen đứng trước phu nữ luôn xách quần và liếm mép , ông thật thà và chả bao giờ che dấu cái yếu của mình , có lần đại hội chi bộ , khi giới thiệu bầu cấp ủy , ông được nhiều đảng viên giới thiệu , đợi đến lúc làm phiếu bầu , nhà báo Khuynh Diệp mới tố cáo : không đồng ý vì thấy Ngô Ngọc Bội bóp vú nhân viên đánh máy , thông thường sẽ cãi bay , đằng này ông thanh minh : đã được bóp vú đâu , thấy cô ấy trong nhà tắm ra đẹp quá .( ông liếm mép xách quần ) phụ nữ sau khi tắm là đẹp nhất , tớ chỉ nắm hai cánh tay mà khen em đẹp quá . dù vậy cũng sai , tôi xin rút lui cấp ủy .
   
 Một hôm tổng biên tập Nguyễn Văn Bổng tiếp đoàn nghệ sỹ thời chế độ ngụy cũ , ông lệnh  một nhân viên hành chính phải mua bằng được bia chai Hà Nội , thưở đó bia chai là thứ hàng phân phối cao cấp , phải duyệt từ sở thương mại đến trưởng cửa hàng may ra mới được . Vốn là lính nên việc đi xin lúc ấy cũng khá dễ dàng , nhưng khi được biết trong đoàn nghệ sỹ ấy có một nhân vật đã từng ngồi trên trực thăng hồi chiến trường để kêu gọi binh lính cộng sản chiêu hồi thì cậu ấy không mua nữa , mà chuyển thành cà phê .  Tiếp khách xong ông gọi cậu nhân viên lên hỏi tại sao không có bia cậu ta trả lời : “ cháu không thể mua bia cho kẻ đã từng kêu gọi chúng cháu chiêu hồi  “ . Ông thở dài và nói nhẹ với cậu ta : “ Còn phải học nhiều con ạ
     
Một lần khác , tay trưởng phòng hành chính bị đem ra cơ quan kiểm điểm vì đã mang một chiếc phích Rạng Đông cùng một chục quả trứng gà biếu giám đốc nhà in báo Nhân Dân nơi in tờ Văn Nghệ suốt mấy thập kỉ qua nhân dịp quốc khánh , tiêu chuẩn đó bằng với cán bộ trong báo . Nhà văn Ngọc Trai bí thư chi bộ chủ trì , sau khi nâng mọi quan điểm , ý thức tổ chức kỉ luật và mắng nhiếc  đủ kiểu . Tổng biên tập Nguyễn Văn Bổng ngồi lặng , mãi về sau ông mới nói : “ Anh ấy là do tôi đề bạt , mọi việc làm của anh ấy là khuyết điểm của tôi , tôi xin nhận “ , rồi ông vào phòng rút khăn lau nước mắt .
      
Thế rồi cuối năm tay trưởng phòng vẫn bị cắt lao động tiên tiến và bị trừ tiền thưởng , dầu vậy tổng biên tập vẫn trích quĩ làm ngoài giờ tương đương tiền thưởng cho lão ta
   
Tay trưởng phòng hành chính có ông chú là phó chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp , cứ mỗi khi có con trâu nào của hợp tác xã thải loại ông lại ưu tiên bán cho báo Văn Nghệ anh em được mua rẻ hàng chục kí thịt trâu nhà thơ Xuân Quỳnh hát : “ kho ngày nay , kho ngày mai , và kho cho năm ngày sau “ . Thành lệ cứ mỗi tháng một lần lão lại về quê mua trâu thải loại . Một lần nhà văn Ngọc Trai về nhà tay trưởng phòng chơi có hỏi bao nhiêu tiền một con , ông chú  cho biết giá , về cơ quan trong một cuộc họp nhà văn Ngọc Trai thông báo tay trưởng phòng đã lấy lãi tiền thịt trâu , vì bà ta nhẩm chia số tiền không đến như thế , bà ta quên rằng ngoài tiền mua trâu còn phải nộp thuế sát sinh , thuế thương nghiệp một ít cân biếu cán bộ xã , Tổng biên tập Nguyễn Văn Bổng hỏi chị Phan Thị Đoan là kế toán của báo giá ở chợ là bao nhiêu , chị Đoan bảo ,chỉ bằng một phần ba giá chợ , thế là ông cười : “ Từ lần sau ai mua thì không kêu mà kêu thì không mua .
       
Năm ấy ông cưới vợ cho con vào  dịp cuối năm , đúng lúc một nông trường cho báo con lợn ăn tết , tiêu chuẩn mỗi cán bộ được 5 cân , ông bảo ông không lấy thịt mà qui đổi để ông lấy cái thủ lợn dùng vào việc cưới vợ cho con . Trưởng phòng hành chính làm đúng ý ông , nhưng lúc chia phần nhà văn Hoài An lúc đó là chủ tịch công đoàn không thấy có phần ông , lão ta nói lại ý ông . thế là chủ tịch công đoàn mắng lão trưởng phòng thật thà mà ngu dốt , ông triệu tập ban chấp hành công đoàn và quyết định giữ nguyên xuất của ông và công đoàn biếu cháu thêm chiếc thủ lợn đích thân nhà văn Hoài An mang đến tận nhà ông mới chịu nhận , tuy nhiên tay trưởng phòng vẫn bị ông nhắc vì không giữ được bí mật .
  
Nói về nhà văn Nguyễn Văn Bổng , ông là nhà văn nổi tiêng viết về nông thôn với tác phẩm CON TRÂU , xông xáo và uyên thâm , trong chiến tranh kháng Mỹ ông nằm vùng giữa nội đô Sài Gòn để viết những cuốn tiêu thuyết nóng hổi , ông cũng rất gần gũi với cộng sự , ông không bao giờ lấn sân của cấp dưới ông bảo “ tổng biên tập không có nghĩa là tổng của các biên tập “ . Một lần nhà văn Trần Ninh Hồ thường trực ban văn đưa nộp ông một bản thảo không thể in được ông trả lại còn nói thêm “ học hành kiểu gì mà ngu thế “ nhà văn Trân Ninh Hồ sởi lởi thưa rằng “ thì anh bảo lớp bảy em học Con trâu , lớp mười em cũng học Con trâu , đại học em lại học Con trâu thì không ngu sao được “ những tưởng ông sẽ nổi đóa nào ngờ với dáng vẻ ngạc nhiên ông nói “ đại học cũng học Con trâu à mày , thế thì ngu thật “ .
    
Ấy là Trần Ninh Hồ nói dóc chứ hắn đã biết trường đại học là gì đâu , chỉ thơ là hay .
Bởi vậy ông luôn được anh em nể trọng , mà cấp trên thì phiền toái , chả thế khi  cần thì người ta điều ông về làm tổng , phật ý họ lại điều ông đi , tổng cộng sáu lần ông đi và về báo Văn Nghệ .
     
Nói về nhà văn Hoài An  một trợ thủ đắc lực của tổng biên tập Nguyên Văn Bổng , một bạn rượu , ông là một cây viết kí xuất sắc đương thời thẳng thắn , công bằng và cũng khá lãng tử , trong lúc cấm nấu rượu ông cho in bài “ cây sắn làng Đại Lâm “ ủng hộ việc nấu rượu . hoặc trong lúc cấm tuyên truyền về khoán nông nghiệp thì ông cho in loạt bài của Nguyễn Thanh Sơn về vấn đề này , khi in được kì 2 thì công an A25 đến làm việc , nhận đươc cái nháy mắt của tổng biên tập , ông hiểu ngay vấn đề , trong phòng sau khi tổng biên tập trả lời bên an ninh rằng , vấn đề này không thuộc lĩnh vực cấm của nhà nước và nói thêm :” Các anh đợi đấy cán bộ của tôi sẽ đem kì tiếp về cho các anh kiểm duyệt “  nhà văn Hoài An xuất hiện với tờ Văn Nghệ còn thơm mùi mực .” báo cáo anh đây là kì mới , báo đã bán hết , chạy như tôm tươi anh ạ .” mấy anh an ninh đành lẳng lặng ra về .
   
Có lần chi bộ họp ban đêm để bàn về một việc mà bí thư Ngọc Trai cho là rất quan trọng , sau khi các đảng viên tề tựu đông đủ , bí thư tuyên bố lí do cuộc họp để chi bộ bộ biểu quyết khai trừ một đảng viên dám bỏ vợ . Nhà văn Hoài An nói tỉnh queo : nó bỏ vợ chứ có bỏ Đảng đâu mà khai trừ . ngồi cạnh ông là nhà văn Nguyễn Văn Bổng rỉ tai : ra ngoài kia uống rượu đi . vài đảng viên khác đi theo , thế là tan cuộc họp chi bộ .

       Thôi chuyển sang chuyện khác .

       Nhà thơ Trần Trương có lần kể , ông được đi công tác với nhà thơ Huy Cận , cơ sở cho mỗi người một chai nước mắm , lái xe để hết vào thùng xe , qua chỗ xóc kiểm tra thấy  vỡ  một chai , nhà thơ Huy Cận vội nói ngay : “ may quá chai của mình không vỡ “ cuối cùng lái xe phải nhận chai vỡ về mình . 

Văn giới còn lưu truyền về ông Cận một chuyên cười , lần ấy ông đi công tác nước ngoài về trên xe đột nhiên ông hỏi người lái :” này cậu có bật lửa không nhỉ , cậu lái xe hồn nhiên trả lời không có , ông Cận tiếc rẻ : thế à mình mua viên đá lửa làm quà cho cậu , thôi để chuyển cho  người khác .
     
 
Nói về ông Huy Cận , ông có nhiều bài thơ hay để đời , cách mang tháng Tám thành công ông là thành viên trong đoàn vào Huế tước ấn tín của Bảo Đại , ông hồn nhiên như trẻ thơ , hãy đọc hai áng thơ của ông ở hai sự kiện .
Một lần ông là đại biểu đi dự đại hội Đảng toàn quốc , vì quá yêu Đảng ông làm bài thơ đọc tại đại hội sau đó được in trên trang nhất của báo Nhân Dân :

                                   Đảng là gì nhỉ em ơi
                                   Là không quen biết lại ngồi với nhau .

     Về sau bị lớp trẻ xuyên tạc rằng ông là tiên tri của Ka ra ô kê sau này .

      Năm 1979 chiến tranh biên giới bùng nổ , cảm phục trước cái chết của một nhà báo Nhật bị phía Trung Quốc bắn chết ông làm bài thơ in trên báo Nhân Dân , có đoạn :

                                      Ta ca nô , Ta ca nô
                                    Anh lên biên giới quân thù bắn anh
                                        Anh là cờ đỏ long lanh
                                     Anh là cách mạng trung thành nên chi
                                          Quân thù chúng bắn anh khi 
                                      Tay cầm máy ảnh đang ghi nắng chiều .

       Thật đáng yêu biết bao tính hồn nhiên của ông  . Phải nói ngay rằng ông là người không hám quyền chức giao việc gì làm việc ấy , hết lòng nhưng với thơ ông có một tình yêu mãnh liệt , ở ông là sự rạch ròi kể cả trong hưởng thụ , ông không có sự dối lòng mình , chao ôi giá bây giờ những người lãnh đạo nhà văn được như ông .

               Thật là : - thắng đế quốc là thiên đường rộng mở
                              Có ngờ đâu trăm mối rối tơ vò

không hiểu rồi đây các văn sỹ xoay sở thế nào xin xem hồi sau sẽ rõ .

   (sẽ tiếp kì 2)                                          

Bản đánh máy của TVT bị lỗi nhiều, xin các bạn thông cảm, chủ web không chữa hết