Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

TRẦN MẠNH HẢO KHÔNG THỂ TRAO ĐỔI VỚI TÁC GIẢ BÀI “VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH MƯỢN ĐAO GIẾT NGƯỜI”

Trần Mạnh Hảo
Chủ nhật ngày 13 tháng 3 năm 2011 9:20 AM
 
Bài viết “Về phương pháp phê bình mượn đao giết người” của ông Đỗ Ngọc Thạch đầy vẻ hình sự, làm chúng tôi rất hãi. Vốn bản tính nhút nhát, thấy những dòng kết luận này của ông Thạch khiến chúng tôi dường như bị hoa mắt, xuýt bị cấm khẩu vì kinh hoàng :
“Nhân việc PGS TS Phạm Quang Trung tuyên bố rút khỏi cuộc tranh luận với nhà thơ Trần Mạnh Hảo, tôi thấy cũng cần phải tuyên bố tương tự: không thể tiếp tục “bút chiến” với một người có phương pháp phê bình “Bất lương” bởi cuối cùng thì cũng phải sử dụng một phương pháp phê bình “Bất lương” tương đương “ ( hết trích)
Chúng tôi xin phép ông Phạm Quang Trung, mượn lời ông Phạm Quang Trung  để thưa lại với ông Đỗ Ngọc Thạch như sau :
Cuối cùng, trước khi kết thúc lá thư đã khá dài, tôi xin phép được “trở lại vấn đề lịch sự tối thiểu” trong lời nhắn gửi từ anh là: “Mình tôn trọng người thì sẽ nhận được sự tôn trọng trở lại, còn gieo gió thì sẽ gặt bão! Đó là qui luật của muôn đời”. “Ờ, mà sao cái ông Thạch này cứ ưa khái quát thành ‘quy luật muôn đời’ với ‘chân lý vĩnh cửu’ thế nhỉ?!” - Tôi tự nhiên thốt lên như vậy, vì nhớ lại lời kết của tác giả Đỗ Ngọc Thạch - chắc là anh, trong bài Bàn thêm về tiểu thuyết “Hội thề” (vanvn.net - cập nhật: 10:35 1/3/2011) thế này: “Song, các tác giả Hội thề và Dị hương đã hoàn toàn chinh phục Ban giám khảo của Hội Nhà văn - Bộ phận tinh anh và tài năng nhất của Hội Nhà văn Việt Nam, - thì đó chỉ có thể nói là sự thành công lớn bước đầu. Liệu cái giá trị mà Hội thề và Dị hương đạt được qua giải thưởng đó có thật hay không và có sức sống như thế nào thì phải chờ Thời gian trả lời- “Thời gian là vị quan tòa công minh nhất!”. Đó là chân lý vĩnh cửu!”- Những chỗ in nghiêng và in đậm vốn có trong nguyên bản.
 Tôi đọc mà không nhịn được cười. Nếu có gì không nên không phải mong anh bỏ quá cho nhé!
 Bài viết của tôi vậy là đủ và rõ. Xin chào anh!
Nay kính!
Phạm Quang Trung
 
Chủ nhật ngày  13/3/2011 
http://trannhuong.com/news_detail/8434/XIN-TH%C6%AFA-L%E1%BA%A0I-V%E1%BB%9AI-ANH-%C4%90%E1%BB%96-NG%E1%BB%8CC-TH%E1%BA%A0CH
Cuối cùng chúng tôi xin mượn lời của nhà văn Phạm Lưu Vũ góp ý với ông Đỗ Ngọc Thạch trong bài : “Về phương pháp phê bình mượn đao giết người” in trên http://nguyentrongtao.com  :
•  
Phạm Lưu Vũ 12/03/2011
Sau khi tự “giải mã” những cái do chính mình viết ra, thấy vưỡn… còn chưa ổn, ngài họ Đỗ này bèn cẩn thận “giảng” thêm một bài về “tính đa nghĩa của văn chương” cho nhóm bạn đọc ngứa ngáy hay viết “còm” là chúng tôi (đăng trên trannhuong.com). Thì ra văn chương (đặc biệt là văn của ngài), sao mà nó “đa nghĩa”, “đa… thê” đến thế. Đến nỗi, thấy ngài hăng hái hùng hục “oánh” ông Hảo (1 tay có tiếng là “phản động” xưa nay), chúng tôi hiểu rằng văn của ngài không những không “bất lương” (nghĩa là… có lương), văn của ngài không những “đa nghĩa” (không “đa nguyên” – lạy giời, đâu nhé), mà còn “đa mùi” nữa, chẳng hạn “mùi” tâng công, “mùi” nập” trường, mùi (cái gì đó tựa như) “sen đầm văn hóa”, thậm chí có cả “mùi… thum thủm” nữa, v.v… nên mới có “răng thờ”:
“Thà một phút thơm lừng rồi lại thối [sẵn]
Còn hơn là thum thủm suốt trăm năm”
Tóm lại là sau khi “bình tâm”, kẻ hèn này thấy tốt nhất từ nay đừng nên đọc những gì ngài họ Đỗ này viết nữa cho nó đỡ bị “nhiễu”.
http://nguyentrongtao.org/2011/03/11/v%E1%BB%81-ph%C6%B0%C6%A1ng-phap-phe-binh-%E2%80%9Cm%C6%B0%E1%BB%A3n-dao-gi%E1%BA%BFt-ng%C6%B0%E1%BB%9Di%E2%80%9D/
Hi vọng, trên diễn đàn mạng, chúng tôi không còn cơ hội được “trao đổi” lại với ông Đỗ Ngọc Thạch theo kiểu “ mượn lời người khác cứu người” nữa.
T.M.H sưu tầm