Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

VÀI DÒNG TÂM TÌNH CỦA KẺ NGOẠI ĐẠO

Xuân Lộc
Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011 6:36 AM

 
Thất nghiệp mấy năm trời không kiếm được việc làm,vợ con nheo nhóc,đòi bỏ đi bỏ lại,chán cả mớ đời.May gặp được cái quán văn trannhuong.com của bác nhà thơ-họa sĩ Trần Nhương tôi như người sắp chết đuối vớ được cọc,ngày nào cũng vào chầu rìa,ăn theo được vô khối món ngon của lạ.Thỉnh thoảng lại còn giám cả gan mon men xin bác Nhương góp cổ phần  mấy cọng rau nhà lá vườn nữa,thế mà bác cũng cho góp,không chê kẻ nhà quê ít học nên cũng sướng phết.
         Sau tết Tân Mão,đang nhâm nhi món rượu hồng đào gia bảo của bác Trần Mạnh Hảo khi bác bình luận về tác phẩm đoạt giải cao của hội nhà văn Việt nam-Dị hương-thì bổng  xuất hiện  Phó giáo sư,tiến sĩ văn chương,nhà lí luận phê bình văn học Phạm Quang Trung.-giảng viên trường đại học Đà Lạt.
       Giật mình và hơi bối rối một chút khi thấy bác mang trình làng một chai rượu quốc doanh màu hồng thẫm giống cái màu mà hồi nhỏ tôi vẫn lên cửa hàng mua bán duy nhất của xã năn nĩ mua cho ông bố nghiện rượu của mình về nhắm với cá khô thời bao cấp.Chả là tôi cũng có ngôi nhà ờ Đà Lạt,thỉnh thoảng cũng loang quang hồ Xuân Hương,qua cổng trường Đại học ...mà chưa nghe đến cái tên của bác Trung bao giờ nên tò mò nếm thử,ai ngờ lâu rồi không uống rượu quốc doanh nên cái đầu đau như búa bổ.
         Bác Trần Mạnh Hảo là con người ngay trực,những người tài năng bao giờ cũng vậy,tôi chưa được diễm phúc tiếp kiến nhưng văn chương của bác thì ai cũng biết rồi,bác đã nổi tiếng từ lâu,và văn của bác cũng sắc như kiếm,tôi quý bác không phải vì cái bề ngoài đẹp trai đầy nam tính và sự nổi tiếng mà ở cái tính ngay trực của ông,bản lĩnh đàn ông là phải vậy,mà bản lĩnh của một nhà văn lại càng phải vậy và bản lĩnh của một trí thức thực thụ lại càng phải hơn vậy.Trí thức là phải đánh thức xã hội dậy chứ không ru ngủ họ,có lẽ ông là một trong số ít người hiện nay giám làm và làm được điều đó.đáng trân trọng biết bao.
          Bài phê bình của nhà thơ Trần Mạnh Hảo  xuất phát từ chính cái tâm trong sáng của mình,ông là người ghét sự giả dối,dùng son phấn lòe loẹt trong văn chương để tâng bốc nhau nên cứ nói tuột thẳng gan ruột của mình,không cần úp mở,giữ kẻ,Nói thật hay mất lòng,tất nhiên sẽ có nhiều người không ưa,điều đấy cũng dễ hiểu .
Tôi đã từng nghe nhiều học giả than chúng ta không có hoặc chưa có những tác phẩm văn chương đích thực-tác phẩm lớn-nhưng khi có một tác phẩm nào đó đạt giải của hội nhà văn,cho dù độc giả chưa được mấy người đọc thì cũng đã có những bài viết ca ngợi lên tận mây xanh với những từ ngữ đao to búa lớn,nhưng khi đọc xong thì chả thấy cái gì ghê gớm cả, nhiều lúc còn không hiểu nữa,
      Theo dõi cuộc bút chiến xung quanh tác phẩm Dị hương trong suốt tháng qua,tôi mới nhìn nhận ra được một điều:đâu là tài năng bẩm sinh và đâu là sự giáo điều sách vở.
Cứ tưởng các bác nói chuyện văn chương như khi mới bắt đầu,ai dè các bác lại đi tìm những điểm yếu của nhau để cùng nhau hạ thấp mình trước bạn đọc ,đáng buồn thay.
Cầm kỳ thi họa-những ai vướng vào một trong bốn cái nghiệp đó tất đều phải có chút ít năng khiếu bẩm sinh.Năng khiếu bẩn sinh đi liền với tự do sáng tạo,nếu nhà thơ,nhà văn chỉ sáng tác và có tác phẩm nhờ những cuộc phát động phong trào hoặc theo đơn đặt hàng thì nó có lẽ chỉ là những bức áp phích cổ động mà thôi(tất nhiên là cũng sẽ có những tác phẩm đẹp)nhưng theo tôi đấy không phải là bản chất của văn chương.Nhà văn chỉ có thể vẽ nên bức tranh sinh động của cuộc sống bằng chính cảm nhận và tim óc của chính mình chứ không thể bằng định hướng của người khác.
      Là một người ngoại đạo nên tôi không dám bình luận sâu về những bài bút chiến của hai bác hội viên hội nhà văn,nhưng là một bạn đọc tôi cho mình quyền bày tỏ cảm nhận của mình rằng,tôi rất thất vọng khi đọc đến đoạn bác Phạm Quang Trung yêu cầu nhà thơ Trần Mạnh Hảo phải trả lời bác hai điều:nêu đích danh tên tuổi những ai vào hội bằng cửa sau và những ai ở BCH hội có biểu hiện tiêu cực trong việc kết nạp hội viên....rồi bác luôn thể làm thư ngõ kêu gọi toàn thể hội viên chỉ tên vạch mặt...Việc yêu cầu của bác theo lý và luật thì không sai,nhưng trong cuộc tranh luận văn chương và trong thực tế cuộc sống của chính thể ta hiện nay,không cần nói ai cũng biết là bác đã làm khó cho bác Hảo đó thôi.Chẳng lẽ bác không biết rằng bao nhiêu quan chức to nhỏ sử dụng bằng cấp giả,người ta điểm tên chỉ mặt hẳn hoỉ mà vẫn thăng quan tiến chức và có ai làm gì được họ đâu,ngay cả bộ trưởng bộ nội vụ cũng phải thốt lên những lời bất lực trước quốc hội về nạn mua quan bán chức,cả nước ai cũng biết lẽ nào bác lại không?Cũng xin nói thật lòng là độc giả bình dân như chúng tôi thường vẫn thích những bài văn phê bình mang tính ngẫu hứng hơn là những bài toàn học thuật,mang những trích dẫn người này người nọ đã từng nổi tiếng vào bài viết của mình để chứng minh cho tính chính xác kểu nói có sách mách có chứng.
       Đã định im lặng xem như cuộc tranh luận văn chương xung quanh Dị hương kết thúc,nhưng hôm nay vào trang blog của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo lại đọc tiếp bài viết Giãì mã bài viết bàn thêm về tiểu thuyết Hội thê của ông Đỗ Ngọc Thạch,tôi thấy lợm giọng với mấy dòng này:
Ở đây, tôi muốn nói thêm rằng, dù sao đi nữa thì những phương tiện thông tin báo chí do những cơ quan Đảng và Nhà nước quản lý thì luôn là nơi phát ngôn chính thống mọi tư tưởng của thời đại, không thể sai, chỉ từ đúng trở lên. Và những người có chức danh nào đó phát biểu thì thường không phải chỉ là ý kiến cá nhân mà còn là “người phát ngôn” của cơ quan, đoàn thể nào đó.
Ghê gớm chưa,với loại người này mà cũng đòi tập tễnh bình luận văn chương thì nền văn học chúng ta cũng đến hồi nghẹt thở.
Cũng may cho tôi mấy năm nay không đủ tiền mua báo chí trong hệ chính thống nên mới vỡ ra nhiều lẽ khi sục sạo giữa mênh mông biển cả Internet.và cũng nhờ vậy mà ngứa tay gõ mấy dòng tản mản này.
Chỉ mong nhà giáo Phạm Quang Trung và nhà thơ Trần Mạnh Hảo bắt tay nhau lại mặn mà như xưa,dùng ngòi bút của mình làm đẹp cho cuộc sống đang có rất nhiều vấn  nạn hiện nay.Mong lắm thay.
Thuận An  ba giờ sáng 12/3/2011
Xuân Lộc