1. Khi sự “đạo”, bắt chứơc không còn là cá biệt. Cách đây trên dưới 40 năm, một nhạc sĩ tên tuổi, tác giả một số ca khúc được ưa thích liều lĩnh sao lại bài hát nổi tiếng ca ngợi danh nhân nứơc ngoài để làm bài hát tôn vinh một danh nhân nứơc ta đã là một vết nhơ khó sửa trong nền âm nhạc Việt nam. Điều trớ trêu là bài hát này đựơc đông đảo người nứơc ta hâm mộ đến độ được lồng vào phim ngoại giao chính thống gửi tặng nứơc ngoài. Và sự “đạo” liều lĩnh này tất nhiên bị “nứơc bạn”phát hiện. Nhưng vào giai đoạn đó việc “ăn cắp”nghệ thuật này cực hiếm phải chăng vì lúc đó giới văn nghệ sĩ của chúng ta còn nhiều liêm xỉ hay vì mạng Intenet còn là câu chuyện thần thoại, một hiện thực quá xa vời ở nứơc ta. Còn ngày nay, trong bầu không khí vẩn đục, hỗn tạp của không khí thị trường bao phủ xã hội, và Intenet đã luồn sâu vào từng gia đình ở mọi miền đất nước thì sự ăn cắp, sự đạo, hay nói nhẹ nhàng hơn là sự bắt chước nứơc ngoài trong mọi lĩnh vực nghệ thuật nứơc ta đang trở thành một trào lưu công khai, hoặc ngầm ngầm từng bứơc chẳng những làm mất uy tín mà còn gây đại hoạ cho nền văn nghệ nứơc ta. Làn sóng này ngày càng lan nhanh, phủ rộng ở mọi tầng lớp, mọi ngành nghệ thuật. Trong ca nhạc, trong phim ảnh những ca sĩ, diễn viên rập ì xì phong cách, cách trang điểm, cách đặt tên, trang phục thậm chí cả cách bố trí chụp ảnh, kéo giây dầy, cầm dây đạo cụ của ca sĩ Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông…Ngọc Sơn cách đây gần 20 năm cố nhảy cho giống Mai Cơn Jắc Sơn. Còn bây giờ Đàm Vĩnh Hưng lại đeo ngù sĩ quan phương tây để có dáng hao hao Mai Cơn từ hồi chưa lột da… Những ca khúc gắn tên tác giả là nhạc sĩ Việt Nam nhưng thực chất là bản “tháo cáy trần trụi hay ma lanh” các bản nhạc của nứơc ngoài nhan nhản trên các sàn diễn, trong các anbum … Những bức tranh từ tranh cổ động đến tranh nghệ thuật được tán tụng, đựơc trao giải cao bất chợt bị phát hiện là “thuổng lại” từ ý đồ, phong cách, đến sao chép hoàn toàn tranh của nứơc ngoài. Tiểu biểu như giải A cuộc thi tranh cổ động đề tài chống HIV của Nguyễn Tấn Khởi là sự chép lại và chỉ sửa chữa chỉ tiết nhỏ bức tranh của Rewais Hanna ( Mỹ). Bức “Hà Nội – cái nhìn hôm nay “ của Vũ đức Toàn rập y xì tranh của Tores Aguero(Áchentina). Bức “bình minh trên nông trường “ huy chương đồng được hội đồng nghệ thuật trao cho Lương Văn Trung vào năm 2006 là bản sao tranh của Kuznhét xốp (Nga)… và gần đây một trong ba giải A của triển lãm mỹ thuật toàn quốc trao cho bức “mầm đá”của Vũ Cương thì theo nhà phê bình Nguyễn Đỗ Bảo cho biết là rập theo phong cách của hoạ sĩ đương đại Phương Lực Quân của Trung Quốc từ nét mặt trì độn, ngơ ngác theo kiểu bệnh đao, đến trang phục của nhân vật. Một nhà chuyên mua tranh Trung Quốc khi trò chuyện với Nguyễn Đỗ Bảo đã cho biết có tới 10 tranh trong triển lãm này mô phỏng phong cách của Phương Lực Quân. Ông này còn tỉ mẩn hơn khi đưa ra nhận định. Nhìn vào trang phục nhân vật trong “mầm đá” là phản ảnh cuộc sống của Trung Quốc chứ đâu phải của Việt nam. Hoạ sĩ Việt nam sáng tác như vậy thì ông mua tranh Việt nam làm gì. Nghe lời bình này không hiểu các hoạ sĩ và các nhà quản lý mỹ thuật Việt nam nghĩ sao ?
Trong kiến trúc cũng không thoát khỏi sự mô phỏng và bắt chứơc đến thảm hại. Không hiểu do sự đặt hàng kém hiểu biết của các chủ đầu tư các dự án hay do một tác động nào đấy hoặc chỉ thuần tuý biểu hiện sự kém cỏi trong ý đồ sáng tác mà lớn thì các cấu trúc toà nhà đến nhỏ là cách bầy trí tiền cảnh, tượng đài …đều bắt chước nứơc ngoài đến thảm hại. Toà nhà viện bào tàng Hà Nội cũng là hình mũ bình thiên lộn ngược như một trung tâm thương mại Thượng Hải. Mặt tiền của môt cơ quan văn hoá tại thủ đô thì là anh em sinh đôi mặt tiền một cơ quan văn hoá cũng ở Thượng hải. Tượng Lý Thái Tổ, Tượng đài Công nhân Việt nam thực sự là phiên bản tượng vua xứ Trung nguyên, tượng đài công nhân Trung Quốc… Gần đây ngưòi ta còn lạm dụng đến cả đèn lồng, tượng sư tử đè quả cầu vốn là đặc sản kiến trúc, trang trí của Trung quốc để đặt trứơc ngôi chùa linh thiêng là biểu tượng của một Hà Nội cổ kinh, hào hoa- chùa Một Cột, trụ sở doanh nghiệp Manualif đường Nguyễn Đình Chiểu…. Còn trong phim ảnh. Bộ phim bắt đầu nổi đình đám của Vícto Vũ và nghe nói sắp đi tranh giải cánh diều mang tên ‘giao lộ định mệnh “ thì giới chuyên môn thạo phim nứơc ngoài cho biết là nhại lại đến 90% tác phẩm Shattered đựơc trình chiếu hơn 10 năm trứơc của đạo diễn Wolfgang Petersen của Mỹ từ Poster quảng cáo, cốt chuyện, mô típ nổi bật trong phim …Trứơc các hiện tượng này dù nổi giận và phẫn nộ đến thế nào ít nhiều tôi vẫn tự bào chữa cho các tác giả vì sự trẻ người, non dạ thích mau chóng vượt lên trong thế giới chỉ có nổi trội mới kiếm đựơc danh, đựơc tiền, vì vậy với tác động của làn không khí vẩn đục thời buổi thị trường người ta cần nhiều thủ đoạn để mau chóng kiếm lời càng nhìều càng tốt. Đa phần những người thích bắt chước, a dua, học đòi và đạo này thuộc thành phần học hành dang dở, thiếu kiến thức và bản lĩnh con ngưòi và nghệ thuật kiểu như một anh chàng đá bóng đẹp trai, lắm tiền với một cô ca sĩ bắt chước ảnh của một số quảng cáo đồ lót của nứơc ngoài hay mô phỏng cặp diễn viên bài trùng trong Prety Woman cũng có thể tha thứ đựơc nhưng còn trường hợp của đạo diễn của phim Bí thư Tỉnh uỷ thì thật khó thông cảm .
2. Hạt cát làm hỏng một bộ phim xem được
Ở lứa tuổi đã ngoại lục thập như tôi thì phim “Bí thư tỉnh uỷ “tạo ra đựơc sự hấp dẫn nhất định khi đựơc xem lại sự tái hiện thực tế của một thời quá khứ đáng nhớ. Trong chiến tranh, thời bao cấp. Và tôi cũng khẳng định luôn bài viết này tôi không có ý định phê phán toàn diện bộ phim đang đựơc không ít người tán tụng và là ứng cử viên của Liên hoan phim cánh diều sắp đựơc tổ chức. Mặc dù ngoài những ưu điểm dựng lại những nét chân dung cơ bản về một con người đựơc toàn xã hội kính trọng và xem như một bài học cần nghiên cứu kĩ để các nhà quản lý của ta không mắc phải nhưng cũng cần nhận thấy những nhựơc điểm cố hữu của cách làm phim chính luận cũng như các thể loại phim khác của ta. Âý là sự kịch hoá quá nhiều thay cho hành động. Phim “Bí thư tỉnh uỷ” có thoại hay nhưng vì không tìm ra hành động để dẫn dắt hành động thay cho lời thoại nên tốc độ phim quá chậm. Âý là chưa kể sự lạm dụng quá nhiều đến độ thừa thãi chi tiết mà các tác giả cho rằng đắt( mà thực ra cũng không hẳn chuẩn nếu so với tính cách và thói quen ngoài đời của nguyên mẫu) để khắc hoạ tính cách nhân vật. Chưa ở phim nào mà diễn viên Dũng Nhi bị đầu độc bởi thuốc lào nhiều như “Bí thư tỉnh uỷ”. Trừ hai điều tôi vừa nhắc đến thì cần phải công nhận trong thể loại phim chính luận thời gian gần đây “Bí thư tỉnh uỷ”tương đối thành công và sẽ hoàn mỹ hơn nếu không mắc phải hạt cát ngớ ngẩn mà tôi dẫn sau đây. Đáng tiếc hạt cát này cũng là sự tiêu biểu cho sự “sao chép, bắc chứơc nứơc ngoài một cách nông cạn mà tôi lấy làm tiếc đối với đạo diễn Hà Trọng một đạo diễn lành nghề và nhiều thủ pháp. Hạt cát đó chẳng dính dáng gì đến cốt chuyện, tính cách nhân vật mà chỉ là đoạn kết ở mỗi tập chỉ thuần tuý chứng minh sự vất vả của những người làm phim. Đáng tiếc đoạn kết này tưởng như sáng tạo, khác người, không rập khuôn các phim khác nhưng đáng buồn thay nó lại là bản sao đến 99% đoạn kết trong một bộ phim cổ sử nổi tiếng của Trung Quốc đựơc chiếu trên màn ảnh nhỏ nứơc ta khoảng hơn một thập kỉ trứơc. Đó là phim “Thuỷ hử”. Trong đoạn kết này người xem có thể thấy rất rõ sự tương đồng, giống nhau như hai giọt nứơc trong từng chi tiết giữa phim “Bí thư tỉnh uỷ” và “Thuỷ hử”. Cũng máy quay trượt trên hai đường ray. Ông đạo diễn cùng đeo ví lưng tỏ ra đang diết dóng chỉ đạo diễn xuất. Tất nhiên ở “Thuỷ hử “hình như là đoạn Võ Tòng giao đấu thì phải, còn ở “Bí thư tỉnh uỷ” là cảnh du kích đánh trả máy bay Mỹ chẳng hạn. Nhạc của đoạn kết này mặc dù khác giai điệu nhưng âm hưởng cũng gần như rập lại, tạo ra sự giần giật giống như trong đoạn kết mỗi tập của “Thuỷ hử”. Cũng cần nói rõ. Về phần âm nhạc trong phim “Bí thư tỉnh uỷ” nhìn chung có thể coi là thành công. Với tài năng, sự mẫn cảm của Trọng Đài- ( cùng với Phó Đức Phương và Trần Tiến là ba nhạc sĩ hàng đầu trong nghệ thuật xử lý giai điệu trong làng âm nhạc Việt nam ),chuyên gia lành nghề làm nhạc phim, nhạc sân khấu nên ca khúc chính cũng như những đoạn nhạc minh hoạ trong phim “Bí thư tỉnh uỷ “rất thành công, trừ đoạn nhạc mà tôi chắc Trọng Đài đã làm theo yêu cầu của đạo diễn( cùng thì thùng, giật cục y như phim tàu ) để hoàn chỉnh việc tạo ra đoạn kết giống như đoạn kết của “Thuỷ Hử”. Hạt cát sạn này cho dù chỉ là cảnh trang trí, làm nghề của những ngưòi làm phim nhưng vô tình làm mất đi rất nhiều cảm tình của người xem và hạ thấp uy tín, tay nghề của đạo diễn .
3. Vì sao dân văn nghệ nứơc ta hay bắt chước, hay đạo? Sản phẩm của các tác phẩm văn nghệ khác sản phẩm của mọi ngành nghề xã hội khác là tính đơn chiếc. Chất lượng của sản phẩm này đựơc đánh giá cao hay thấp bắt nguồn từ tài năng và tâm hồn của tác giả – người nghệ sĩ. Mục đích của tác phẩm nghệ thuật là xây dựng và di dưỡng tâm hồn ngưòi thưởng thức. Dường như mục tiêu cao quí này lại mâu thuẫn với mục địch tối thượng của thị trường coi lợi nhuận là bản vị. Để có một nhà văn, một nhạc sĩ, một nghệ sĩ chân chính.. Nói tóm lại một người làm nghệ thuật đích thực thì điều đầu tiên phải là tài năng bẩm sinh cộng với sự học tập, khổ luyện với một tấm hồn thánh thiện. Đáng tiếc mọi sự định danh qui chuẩn đó ở nứơc ta lại chưa đựơc xác định, trong khi đó nhờ sự cải thiện nhiều trong kinh tế, đời sống nên nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nứơc ta được cải thiện. Nghệ thuật và người làm nghệ thuật đựơc ân sủng tạo điều kiện cho nghệ thuật trở thành mảnh đất “màu mỡ”quyến rũ cả lợi và danh. Không phải ngẫu nhiên khi mới vào đời không ít thanh thiếu niên ở nứơc ta mơ ước trở thành ca sĩ, người mẫu, diễn viên…Chưa có quốc gia nào trở thành ca sĩ, người mẫu, diễn viên, nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà thơ .. dễ dàng và tuỳ tiện như ở nứơc ta trong khi đó nền giáo dục chung cũng như giáo dục, đào tạo nghệ thuật quá nhiều lỗ hổng …Điều thứ hai là mối tương quan giữa trình độ người xem và người biểu diễn. Có thể nói kinh tế thị trường làm cho sự thưởng thức nghệ thuật đa dạng hơn, phong phú hơn nhưng nhộn nhạo, hỗn tạp hơn vì thế cũng thấy rõ trình độ thưởng thức, thị hiếu của người xem hiện nay đã giảm sút rất nhiều so với người xem cách đây hai, ba thế kỉ. Nhà hát lớn Hà Nội từng chật cứng người vaò năm 1970 trong những đêm nhạc kỉ niệm sinh nhật Bếttôven, khi Đặng Thái Sơn thành danh về nứơc biểu diễn còn hiện nay nhà hát vắng teo khi dàn nhạc lừng danh của Nhật chơi giao hưởng, Đặng Thái Sơn một năm về nứơc không quá ba lần vì không có khán giả, trong khi đó người ta đổ xô đi xem ca sĩ nhạc sến về chiều với giá chợ đen theo kiểu chợ giời. Ngưòi xem đã vậy đến các nhà quản lý, thậm chí cả các vị giám khảo nghệ thuật cùng đa phần là tay ngang lên giữ trách nhiệm quản lý nghệ thuật bằng uy tín chính trị và thậm chí bằng bằng giả. Không những không am hiểu nghề, thiếu kiến thức chuyên môn mà lại còn chỉ năng họp một cách hời hợt, ít đọc, ít xem…Khi sự cố bị thiên hạ phơi bày thì không ai biết xấu hổ, và cũng chẳng biết hay cũng chẳng có cơ chế nào giống như một loại thuốc cực mạnh để ngăn chặn từ gốc. Đó là chưa kể cá biệt có sự trừng phạt đúng nghĩa lại bị ngăn cản bằng vũ khí vạn năng- ấy là đồng tiền của kẻ phạm tội tung ra đúng theo guồng quay của cơ chế thị trường .
Tổng hoà các nguyên nhân vừa điểm là nguyên nhân tổng quát vì sao nền văn nghệ nứớc ta đang bị xâm thực bởi nạn cóp pi, nạn ăn cắp, nạn đạo là thế …
Nguyễn Hiếu- Nhà văn DĐ: 0913535270
Email:
nguyenhieuvov@gmail.com