VUSTA là tên viết tắt tiếng Anh của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật VN. Hiện VUSTA có hơn 100 hội thành viện, hiện diện trên khắp các ngảnh kinh tế và các tỉnh thành toàn quốc. Đây thực sự là nơi tập hợp trí tuệ của giới tri thức KH&KT cả nước trong việc đóng góp chất xám cho công cuộc CN hóa và HĐ hóa đất nước nói chung, phản biện xã hội đối với các quyết sách và dự án ở tầm quốc gia nói riêng.
Thế nhưng, qua cuộc gập gỡ và làm việc của ô.TTSang, thường trực ban BT với VUSTA ngày 9/3/11, có thể thấy điều gì đang còn “lấn cấn” cản trở việc này?
VUSTA đã phản ảnh lại với Ô.TTSang nhiều “bất cập” trong khi triên khai cụ thể chỉ thị 42, cụ thể là : Chỉ thị 42-CT/TW (ngày 16/4/10) và thông báo 353-TB/TW (25/6/10) xác định Liên hiệp hội Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội, có hệ thống 2 cấp từ Trung ương tới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, được Nhà nước đảm bảo kinh phí và các điều kiện hoạt động như các tổ chức (đoàn thể) chính trị-xã hội khác. Thế nhưng Quyết định 68/2010/QĐ-TTg hướng dẫn thi hành Nghị định 45/2010/NĐ-CP coi Liên hiệp hội Việt Nam là tổ chức đặc thù, tạo sự vướng mắc khi thể chế hóa Chỉ thị 42-CT/TW. Bên cạnh đó, nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền cả ở Trung ương và địa phương về vấn đề này chưa thống nhất đã làm cho Chỉ thị chưa thực sự đi vào cuộc sống. Điều này khiến cho không ít người lo lắng, nghi ngờ rằng: “Liệu Chỉ thị 42-CT/TW có bị lãng quên như Chỉ thị 45-CT/TW (ngày 11/11/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam)?...
Ô. TTSang thừa nhận nhiều chủ trương, quyết sách của Đảng, Nhà nước còn chậm được triển khai, đưa vào cuộc sống. Để triển khai Chỉ thị 42-CT/TW và Thông báo 353-TB/TW, ông đề nghị Đảng đoàn Liên hiệp hội Việt Nam phải chủ động tổ chức các buổi làm việc, đề xuất, kiến nghị với các cơ quan liên quan. “Nếu quá khó khăn, các đồng chí cứ “gõ cửa” chúng tôi, chúng tôi sẽ nhắc nhở các cơ quan chức năng”, Ô. nói với VUSTA như vậy.
Trở lại câu chuyện bóng đá. Trên sân cỏ, Trọng tài được gọi là “Vua quyền lực áo đen” (ngày nay thì trọng tài có thê không mặcquần đen, áo đen- và đã là trọng tài, thì phải là một người biết đá bòng, và hiểu luật bóng đá rất tường tận). Mọi quyết định của trọng tài đều đuọc coi là có giá trị “tối hậu”. Những ýkiến đòi đưa công nghệ tân kỳ vào sân cỏ và giám sát trận đầu…đều bị loại bỏ, bởi nếu như thế, trọng tài sẽ chẳng còn ý nghĩa gì, và bóng đá sẽ không còn là bóng đá. Phải có giây phút gây cấn oan nghiệt như ‘bàn tay Maradone-bàn tay Chúa” gây ra cái chết tức tười của đội tuyển xứ sương mù mới tạo ra và làm cho bóng đá có sức hấp dẫn để thành môn thể thao Vua!
Lại quay trở lại nhửng “bất cập” mà VUSTA gập phải…Trộm nghĩ, ước gì có được một Trọng tài “đẳng cấp FIFA” ở đây…và thế thì, chắc chắn VUSTA sẽ “thắng nhiều, thua ít”, bởi VUSTA là một đội bóng tập hợp bời rất nhiều “SAO”, có tinh thần rất cao, và không đòi hỏi “Lương Khùng”…!
An Nguyên (10/3/11).