Trang chủ » Truyện

Cười ra nước mắt

Bùi Duy
Chủ nhật ngày 15 tháng 2 năm 2009 4:59 PM

     Cứ sau mỗi câu: Tại sao... của bà mẹ là câu con không biết của đứa con, tiếp đó là tiếng này! không biết này! là tiếng gió do roi vút phát ra, kế tiếp là tiếng cạch hoặc tiếng bộp và tiếng con lạy mẹ rồi! Cuộc đối thoai:Tại sao – con không biết – trong lớp có nói chuyện không – có - tại sao – con không biết; thi thoảng mới xảy ra.
    Bà giáo( bà xã nhà tôi tuổi đã cổ lai hy)  nghe tiếng roi mà sót ruột, bà than
-  Rõ khổ không hiểu thằng bé nó có tội gì, mà chỉ thấy mẹ nó cứ tại sao! còn con nó chỉ trả lời con không biết! Nó là đưa trẻ ngoan mới bẩy tuổi mà ra đường trông thấy người hàng xóm quen biết đều chào hỏi, miệng tươi như Hoa hồng còn đọng sương, nó khôi ngô, thông minh ai cũng muốn bế; tại sao mẹ nó lại đánh nó? hôm mẹ nó bận, nhờ tôi đi họp thay; cô giáo công bố nó là học sinh giỏi toàn diện đấy.
    Tôi nói với bà giáo:
-  Con này (mẹ cháu bé) nó quí con nó lắm, nó chăm sóc con nó rất đúng khoa học nuôi dạy trẻ, nó đang bỏ tiền của tích lũy vào tài sản ( con cái là tài sản của bố mẹ), nó ra oai thôi, tôi giải thích cho bà về những tiếng động: Tiếng roi vút gió nghe là mạnh là dữ, nhưng tiếng cạch là cái thành giường, tiếng bộp là con gấu bông, hoặc con thỏ bông nó đỡ, mông thằng bé không việc gì, mẹ nó chắc thấm nhuần câu thương con cho roi cho vọt nên dùng roi  để đe thôi.
- Ông nói thế chứ thế, còn tôi, tôi rất căm ghét những ai dùng uy lực và hành vi tàn bạo đối với con người dù là có sai.Tôi dạy học 30 năm số học sinh qua lớp tôi có tới gần1200 cháu, tôi cũng đã phải xử lý nhiều trường hợp cô giáo mang trả học sinh cá biệt; tôi biết có cháu học rất giỏi, có đứa học không được, có đưa lớn mới học được, vì tư duy trừu tượng của nó chưa phát triển, nhận thức chậm, tôi quí chúng nó chúng nó mới thổ lộ nói: Cháu chịu khó học nhưng tại sao không hiểu, rồi buồn ngủ, có cháu nói nhà cháu không ai học cao, chỉ biết đi làm thuê thôi; mới bé tẹo mà chúng đã bi quan, tôi phải dạy chúng bằng phương pháp cùng học với chúng, có đứa một tuần nó mới nhận thức được, Họp phụ huynh hoc sinh tôi không bao giờ nêu danh cháu nào lười học, mà chỉ nêu khả năng trừu tượng, nhận thức bị hạn chế để: Một là khuyên bố mẹ cùng học ôn với cháu; hai là để bố mẹ các cháu không bi quan.   
 -  Nhưng bây giờ cải cách giáo dục ngay cả tôi cũng không thể cùng học với chúng nó được; chuyên dạy học bây giờ, bàn đến thì nhiều tập lắm; chuyện của thằng cháu nhà bên này; cái mà tôi quan tâm không phải cái mông của nó.
- Ông lại nghiên cứu! Cái chức danh chuyên viên chính Văn xã của ông bây giờ nghiên cứu nói cho ai nghe.
- Tôi nghiên cứu câu ca “Tại sao” và thằng cháu nó xướng “con không biết” để tôi bảo vệ con chim vành khuyên nó tung tăng nhảy, nó hót, miệng tươi như hoa; nó đang minh chứng cho tôi, đất nước này sẽ là một đất nước Văn minh; chính chúng nó sẽ sửa chữa và xây dựng những cái mà tôi và bà chưa làm được, còn bố mẹ nó thì đang vật lộn chống đỡ ngăn chặn các tật hư thói xấu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà cái định hướng ấy, tôi không nhìn thấy nó ở bến bờ nào mà đi đến. Bố mẹ nó đang đầu tư cho nó, hy vọng chính thế hệ chúng nó mới  thực hiện xã hội Văn minh. Tôi sẽ chứng minh cho bà biết cái điệp khúc “ Tại sao” và “ con không biết” xem bản chất nó là cái gì. 
- Mai ông đón đường khi mẹ nó đưa nó về, ông xin phép mẹ nó cho nó chơi với ông một lát để hỏi.
- Tôi đã quan sát cả rồi, đi học về mà mặt nó buồn thiu, chán nản, thậm chí trông thấy tôi nó chỉ chào mà không cười là hôm đó, sau bữa ăn tối mẹ con nó điệp khúc bài ca “ Tại sao và con không biết”
  Tôi đón đường để hỏi chuyên cháu không muốn để cho mẹ cháu biết mình suy nghĩ về cách dạy con của nó  hoặc tham gia mà chưa có căn cứ cơ sở.
  Chờ mãi rồi cũng được toại nguyện, hôm nay mẹ cháu đón cháu về đến đầu ngõ thì thả cháu xuống, gặp tôi mẹ cháu nhờ tôi đưa cháu về rồi tất bật đi chợ; tôi thấy mặt cháu buồn, bước chân đi theo tôi không có hồn, tôi hỏi cháu: Sao hôm nay cháu buồn thế.
-          Cháu có khuyết điểm.
-          Khuyết điểm gì
-          Bài viết ở lớp cháu chưa viết xong, cô nói với mẹ cháu.
-          Thế trong lớp học cháu mải nói chuyện không viết bài à
-          Không, cháu viết không kịp.
-          Sao cháu không viết nhanh lên.
-          Viết nhanh thì chữ xấu, không được điểm chữ đẹp.
-          Ông thấy mẹ cháu hỏi trong lớp cháu có nói chuyện không, cháu thưa là có, mẹ cháu hỏi tại sao, cháu nói là không biết.
-          Hết giờ ra chơi khi mới vào lớp, cháu  nói chuyện lúc cô chưa giảng bài.
-          Ông hiểu rồi. Hôm nay cháu ông buồn là chuẩn bị nhận mấy cái roi phải không.
-          Vâng nhưng buồn nhất là để mẹ quát, mẹ không vui, roi đánh thì cháu chịu được.
-          Ông dạy cháu thưa với mẹ nhé
-          Thưa như thế nào hở ông.
-          Cháu thưa đúng suy nghĩ của cháu như cháu vừa nói với ông.
       Hai ông cháu chuyện trò với nhau vừa xong cũng là lúc đến nhà, cháu chào tôi, tôi bảo cháu cứ vui lên, nhưng cháu thì thất thểu lê bước chân vào nhà.
       Đúng giờ như mọi khi, tiếng mẹ cháu: Lên giường!.  bà giáo già nhà tôi nói : Hai mẹ con nhà nó lại điệp khúc bài ca đấy ; bà thở dài lắng nghe; tiếng mẹ cháu vang lên:
-          Ngồi trong lớp có nói chuyện không.
-          Con chỉ nói lúc mới vào lớp, khi cô chưa giảng bài
-          Tại sao không viết đủ bài.
-          Vì con viết chậm.
-          Tại sao lại viết chậm
-          Viết nhanh chữ xấu không được điểm chữ đẹp.
      Nghe đến đấy bà giáo già thốt nên: À ra thế, bà cười hai hàng nước mắt tuôn rơi, bà nói ngày xưa tôi chỉ quan tâm đến vở sạch,  chữ viết rõ ràng, vì hai yếu tố này là rèn tâm tính của con người, vở sạch là đói cho sạch rách cho thơm, chữ rõ ràng nó mang tính thẳng thắn, chân thật công khai và còn chứa đựng tính hiên ngang, trọng danh dự. Hôm bà Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thị Bình xuống làm việc với chúng tôi tại trường về cải cách giáo dục, tôi đã đề xuất những suy nghĩ của tôi về tư duy của các cháu không đồng đều.
    Tôi lắng nghe xem mẹ cháu nói gì; Tiếng mẹ cháu xỉu đi :Thôi được rồi  kéo theo hơi thở dài như đang nhìn vào cõi xa thẳm, trông chờ; không có tiếng gió của roi nữa./.
 
Bùi Duy