Hẳn nhiều người chưa quên, năm 1988, giữa lúc miền Bắc đang trong thời kỳ kiệt quệ về kinh tế, dân tình hết sức không yên, thì báo Văn Nghệ in phóng sự"Cái đêm hôm ấy...đêm gì?" của nhà báo Phùng Gia Lộc. Bài báo mô tả một đêm thu nộp sản phẩm ở chính quê hưong tác giả, tàn bạo và khốc liệt...không khác gì cảnh thu thuế trong "Bước đường cùng" của Nguyễn Công Hoan...Báo phát hành, tác giả bị nhà chức trách Thanh Hoá tầm nã, truy tìm ráo riết.Khong thể sống yên ở chính mảnh đất mình sinh ra,PGL phải chạy trốn ra Hà Nội nhờ bạn bè cưu mang.Rồi duyên may đến, ông được một người dẫn đến gửi gắm ông quan đứng đầu huyện Đông Hưng, Thái Bình che chở...Là quan to nhất huyện, nhưng ô Đinh Thế Lịch rất yêu văn nghệ và trọng dân viết lách.Khi nghe rõ đầu đuôi chuyện "mắc nạn"
của PGL, ông quyết định đưa tác giả về nhà riêng cách nhiệm sở 7km dấu kín trong nhà.Ngày ngày cơm nước do "bà huyện" lo.PGL chỉ việc ăn và kín đáo dấu mình, không ra ngoài, tránh tiếp xúc...đề phòng có kẻ nhòm ngó...
Thế rồi, ít lâu sau không khí đổi mới đã ủng hộ PGL, chuyện cũ nhạt dần.Nhưng tiếc thay tác giả ra đi quá sớm...
Vốn có máu bang giao, ô Lịch quen biết khá nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi.Nhạc sĩ Văn Cao, nhà báo Xuân Ba...và nhiều người khác đã ghé thăm ô Lịch.Họ nghe ông kể chuyện, lấy tư liệu viết về một thời kỳ đất nước chuyển mình, thoát thời bao cấp sang thời mở cửa...
Ông quan đầu huyện Đông Hưng giờ đã nghỉ hưu,sống cùng bà vợ già quê mùa ở chính ngôi nhà tuềnh toàng cha ông để lại.
Các con, cháu công tác xa cả, ở
với ông bà Lịch
còn có một con cò 2 tuổi.Ngày ngày cò trắng cần mẫn bắt ruồi trước
sân.Ông Lịch bảo nhờ cò mà nhà ông không một bóng ruồi..
Ông Lịch rót nước mời khách, thứ nước chè xanh thơm sạch ông hái lá từ cây chè vườn
nhà. Chúng tôi đùa ông đúng là " mái nhà tranh, hai
trái tim vàng", ông
Lịch cười rổn rảng,trẻ trung, tiếng cười xen lẫn tiếng cá đớp bèo trên mặt ao gần bên nghe toóc..toóc...vui tai đến lạ.
Tôi đã từng kể về ông Đinh Thế Lịch (huyện Lịch ) - người có lần cưu mang Phùng Gia Lộc lúc hoạn nạn khi cho đăng phóng sự" Cái đêm hôm ấy đêm gì?"trên báo Văn Nghệ năm 1988...
Bây giờ huyện Lịch đã nghỉ hưu, sống thanh thản, bình dị bên người vợ hiền thảo ở quê.Cuộc sống của hai ông bà có phần đơn xơ, đạm bạc...Có người bảo ông "dại", sao lúc trong tay đầy quyền lực không" tranh thủ" kiếm lấy cái nhà mặt phố cho vợ con kinh doanh.., huyện Lịch cười nhẹ nhàng"Thế nên giờ tôi mới vô tư sống khoẻ...".
Ông Lịch cho biết, sau khi làm chủ tịch huyện Đông Hưng, ông còn phải đảm trách chức giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Thái Bình một nhiệm kỳ nữa rồi mới được cởi áo quan trường...
Các con công tác xa cả, hai vợ chồng già, một mảnh vườn nhỏ trồng chè, một ao
cá...và có nuôi thêm một chú cò trắng cho vui...Ông Lịch nuôi cò đã 2 năm, suốt ngày nó quanh quẩn trong sân rình bắt ruồi, muỗi chứ không đi đâu xa .Ở với người đã lâu, cò như cũng sinh tình.Mỗi lần ông bà chủ đi đâu về, cò lao ra luấn quấn bên chân..Thấy chiếc NISAN bóng loáng của nhà thơ Mai Văn Tí lừ lừ tiến vào sân, hắn cũng không coi là chuyện lạ, cứ ngang nhiên lúc lắc cái đầu tạt qua, tạt lại trước mũi xe.Nhà thơ Mai Văn Tí giơ máy ảnh lên ghé sát chụp, cò ta cũng mặc kệ..!
...Ở Viêt Nam, ai từng sống những năm cuối thời kỳ bao cấp đều biết không khí xã hội bức xúc như thế nào.Nghèo, toàn dân nghèo đói.Kinh tế suy sụp.Lạm phát 6-700%...Trí thức, văn nghệ sĩ không ít người nhắm mắt bỏ ra nước ngoài kiếm sống, hòng cứu lấy người thân...Bế Kiến Quốc báo Văn Nghệ vốn quen huyện Lịch từ trước, cứ mỗi kỳ Tết đến lại nhờ cậy ông tìm cách sàng sê thế nào đó để anh chị em trong cơ quan có chút ít gạo, thịt ăn Tết...!
Vốn yêu thơ và ít nhiều có làm thơ, nên ông Lịch rất yêu quý, trân trọng các nhà thơ.Vì thế mỗi lần nhà thơ Bế Kiến Quốc nhờ vả ông đều tận tụy hết lòng...
Khi báo Văn Nghệ đăng phóng sự"Cái đêm hôm ấy đêm gì?" của Phùng Gia Lộc vạch mặt thực trạng khốn nạn của tầng lớp cán bộ địa phương hà hiếp dân nghèo, làm bùng nổ phản ứng dữ dội cả nước, thì các cơ quan hữu trách Thanh Hoá dưới sự điều khiển của" cây gậy quyền lực vô song" trong tay Bí thư tỉnh ủy, đã tiến hành vây ráp , lùng sục tìm bắt bằng được tác giả để đem về trị tội(!)
Nhà báo nghèo họ Phùng xem chừng không có chỗ nương thân bên cạnh vợ con, nên đã tìm đường chuồn ra Hà Nội nhờ cậy bạn bè che chở...Lánh ẩn ở nhiều chỗ, một hôm Bế Kiến Quốc rỉ tai chủ tịch Đinh Thế Lịch về thân phận Phùng Gia Lộc.Nghe xong, ông Lịch lặng im suy nghĩ một lát rồi ghé tai Bế Kiến Quốc căn dặn cứ làm như thế, như thế..! Và ngay đêm hôm sau, nhà báo họ Phùng được bí mật đưa về lánh tạm tại nhà riêng chủ tịch Lịch.Đó là ngôi nhà cũ ở giữa xóm, ít người qua lại. Để an toàn, Lộc không đi ra ngoài, suốt ngày ở nhà đàm đạo văn thơ với phụ thân ông chủ tịch.Tối đến,khi huyện Lịch về, hai người lại say sưa chuyện thời sự- chính trị, thế thái nhân tình..! Cứ thế, nhà báo Lộc thành người ẩn cư an toàn tại nhà riêng quan huyện Lịch.Vợ con Lộc ở quê không biết Lộc ở đâu. Các cơ quan hữu trách xứ Thanh cũng bó tay không tìm ra Phùng Gia Lộc..!
Thế rồi...tháng năm sao dời, vật đổi.., ngọn gió đổi mới đã bùng lên thổi dọc dải đất hình chữ S. Xã hội mở cửa đã khiến người ta phải nhìn nhận, đánh giá lại mọi giá trị cuộc sống...Chuyện cũ của Phùng Gia Lôc"Cái đêm hôm ấy..." cũng nhạt nhoà, quên lãng dần...Và chỉ tiếc là cả 2 nhân vật Phùng Gia Lộc và Bế Kiến Quốc không lâu sau cũng lần lượt rủ nhau vội rời cõi tạm...Và hôm nay, ngồi nhắc lại câu chuyện éo le thấm đẫm nhân tính này ,ông quan đầu huyện Đông Hưng năm xưa vẫn còn cảm thấy cay cay nơi sống mũi..!
Câu chuyện rất riêng tư trên, bao năm nay ông Lịch dấu kín ko hề hé với bất kỳ ai.Chỉ đến khi thù tạc với đoàn nhà thơ Hà Nội nhân chuyến công tác ghé thăm ông, có lẽ do" Đồng thanh tương ứng...",câu chuyện éo le nhuốm màu thế thái nhân tình này mới được ông Lịch dốc lòng kể ra...Và tôi đã kịp ghi lại để hầu bạn đọc./.
.Ảnh: Ông quan hưu Đinh Thế Lịch (áo xanh) cùng các nhà thơ Nguyễn Đức Mậu, Vũ Từ Trang, Xuân Nguyên