Trần Ngọc Trác
Nhà thơ Vũ Xuân Quản là Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, vốn yêu trẻ, ông dành nhiều tâm huyết sáng tác cho thiếu nhi.
“Đi ca chộp được chú ve
Tặng con đặt cả mùa hè trên tay”
Cặp lục bát tài hoa này đáng được chọn vào Văn miếu Quốc tử giám thả bay bổng trong Ngày Thơ Việt Nam. Dòng tên ông có chữ Xuân giống xuân sách từng viết chân dung và tác phẩm các nhà thơ. Khi “vịnh Trần Nhương” ông hoán vị giữa Trờ và Nhờ thành Trường Nhân, người già. Theo nhân chủng học thân dài tứ chi cũng dài tương xứng, dái tai cũng dài hơn người thường. Người có cặp chân dài là rất quý, thi hoa hậu hoặc thể hình đều được cộng thêm điểm. “Trường túc bất chi lao”. Ông họ Vũ làm ta liên tưởng đến “Tài ông đồ Vũ Đình Liên” một bài đủ trải chiếu trên mời ngồi. Bài vịnh của ông Quản có bốn câu
“Trường nhân dáng vẻ rất cường
Dương dương cây cọ ẩm ương thế nào
Vật dài thì vẽ làm sao
Cái xẹo hồng hào bác lại bôi đen”
Các văn sĩ có họ gần với ông đồ nho thường thâm... thúy. Tôi khám phá trong bài trên cách ông quản chọn chữ xếp theo hàng thẳng đứng rất bạo
“Bốn dòng lục bát ngang tang
Dõi theo chiều đứng rõ ràng rất oai
Chữ đầu ba câu trong bài
Khớp vào đủ vịnh vật dài Trần Nhương
Tô hồng lúc nó cứng cương
Bôi đen nhằm chỗ cà luồn kẹt-đăng
Bút Xuân Quản múa mần rang
Để Tham Thiện Kế khoái đăng báo tuần
Sự đời xẹo vốn trơn lông
Hớ hênh lằn-trốn, tía, hồng mặc ai
Vật dài cứ dương cọ dài
Quệt từ Hà Nội đến ngoài Pleiku”
Trên đây tôi sử dụng văn hóa dân gian sứ Quảng. Họ đố nhau:
“Thằn lằn leo, thằn lằn trốn
Con các cuống, cá kẹt đăng”
Tôi gặp ông Quản, đọc xong, thấy ông trầm tư mới gợi ý: “Bác đừng nghĩ trên cây cao, dưới nước sâu hai thứ đó ở ngày trong tầm tay”. Thấy ông rạng rỡ trong hoàng hôn chạng vạng. Nói lái giỏi như ông chẳng khó giải mã những từ ấy. Cả hai cười khúc khích. Chia tay ông còn dặn với: nhớ mail ngay cho Trần Nhương nhé.