Mới có một chuyện như vây mà thiên hạ đúng sai đã làm ầm lên.
Tôi cho chuyện đó rất bình thường, nhà nước tổ chức ra một hội đồng để phong tặng giáo sư chưa chắc đã chính xác.
Trước hết chúng ta nên hiểu giáo sư là gì,giáo sư là Thầy giáo. (chấm hết)
Thời chống Mỹ khi anh Lê Quang Vịnh Bị bắt báo chí đêu gọi giáo sư Lê Quang Vịnh, Có dịp anh Vịnh ra công tác Hà Nội ( vợ anh là bạn học với chúng tôi thời đại học) tôi vẫn đến nhà anh chơi chào anh là giáo sư Lê Quang Vịnh.
Giáo sư là học hàm, ai làm thầy giáo mà chẳng được gọi là giáo sư, bây giờ ta phân ra giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư đế tao ra sự đánh giá, không khéo gây mất đoàn kết trong đội ngụ giáo viên. Tôi có nhiều Thầy dạy đại học các thầy hầu hết học ở nước ngoài, ít nhất cũng làm tiến sĩ ở nước ngoài. Thế mà có thấy thì giáo sư, thầy thì phó giáo sư, có thầy giảng viên chính, xem ra thầy nào thời đó dạy chúng tôi đều được chúng tôi kính nể vì các thầy kiến thức uyên thâm, tư cách mẫu mực, cuộc sống lối sống giản dị.
Ai phong không biết, chúng tôi vẫn chào các thầy là giáo sư. Như thiên hạ gọi tôi là nhà thơ vậy, cũng chẳng có hội đồng nhà nước nào phong nhà thơ cả. Nhưng chúng tôi vẫn được gọi là nhà thơ trên các mặt báo và trong nhân dân.
Nhà nước ta không nên phong giáo sư ở các trường học, mà việc đó dành cho các trường, bỏ học hàm phó giáo sư, vì cái tên vô nghĩa. Còn giáo sư nên phong ở tất cả các trường phổ thông, như thầy Ninh Viết Giao của chúng tôi đó chỉ là giáo viên văn cấp ba vẫn được phong phó giáo sư ( tôi ghét chữ phó này lắm).
Nhà nước nên xem xét mà phong giáo sư cho những người ngoài ngành giáo dục tôi ví dụ:
Nhà thơ Việt Phương, ai đã học đại học những năm của thập kỷ 60 (thế kỷ trươc) thì biết các trường đại học ngưỡng mộ những bài nói chuyện của ông đến mức nào, và tác dụng ra sao. Đến mức lịch nói chuyện khít, có cơ quan báo chỉ được nghe qua băng. Và những năm sau này bài nói bài viết của ông cũng được nhiều người ngưỡng mộ.
Trường hợp thứ hai là tiến sĩ Nguyễn Trần Bạt có lẽ tôi nói, riêng số sách ông tặng cho tôi cũng đến hàng vạn trang, sách hay đến mức nhà tôi cũng chỉ còn vài cuốn họ chưa mượn. Còn nói chuyên từ cơ quan trung ương đến các tỉnh không biết bao nhiêu cuộc, theo tôi biết, nhiều đơn vị mời mà ông chưa có điều kiện nhận lời.
Còn bộ giáo dục nên xem việc phong giáo sư ( tôi nói bỏ phó giáo sư) là chuyện bình thường, để cho những người được hay chưa được họ thừa nhận nhà trường công tâm, bộ chi phát huy công tác thanh tra.
Nếu không, dạy các trường đại học bao nhiêu năm, có bằng tiến sĩ, có tín nhiệm trong giáo viên, sinh viên là đương nhiên được gọi giáo sư.
Giáo viên phổ thông cũng sẽ được phong giáo sư nếu thấy đã dạy nhiều năm có nhiều công trình, sáng kiến giảng dạy, ít nhất cũng nhà giáo ưu tú thì sẽ được gọi giáo sư.
Giáo sư là thầy giáo ưu tú, còn thầy giáo ưu tú là thế nào bộ phải quy định, lấy ý kiến rộng rãi các trường. Đưng quan trọng hóa việc này mà không vui cho các thầy như tôi đã viết khi tốt nghiệp đại học:
Hà Nội thân yêu Hà Nội là trường
Hà Nội là Thầy Hà Nội là kiến thức
Chúng em luôn hướng về Hà Nội
Dù lớn khôn khắp bốn phương trời.
Nhà thơ Lê Duy Phương