Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra mùa xuân năm canh tý (40-CN), là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nước Âu Lạc toàn diện và rộng khắp, chống lại thế lực phong kiến phương bắc đầu công nguyên. Lòng căm thù giặc “ nợ nước thù nhà” nhất là sau khi Thi Sách chồng bà bị giặc sát hại, nhân dân bị thống khổ dưới bước chân tàn bạo của giặc phương bắc. Hai Bà là Trưng Trắc, Trưng Nhị ( hai người sinh đôi. Trưng Trắc sinh trước là chị) con bà Trần Thị Đoan (tục danh là bà Man Thiện) quê ở vùng Ba Vì-Sơn Tây., làm nghề trồng dâu, nuôi tằm. Thời đó sự lạc hậu, nghèo đói thậm chí chúng ta còn chưa có chữ viết thì sao hai chị em bà Trưng Trắc, Trưng Nhị vốn là người nông dân lại đứng lên tụ quân khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa thu phục được nhiều nữ tướng, nữ binh trong hàng ngũ đội quân của Hai Bà. Dù cuộc khởi nghĩa chỉ kéo dài gần 3 năm mang lại nền độc lập cho Đất Nước đã chấm dứt giai đoạn thống trị phương bắc lần thứ nhất dài 246 năm (207-CN- 39 CN ) lấy lại 65 thành ở Lĩnh Ngoại, thu hết đất cũ Nam Việt.
Đúng như sử sách đã viết: “ Trưng Vương là dòng dõi Hùng Vương, chị em đều có tướng dũng lược, căm giận Tô Định chính lệnh hà khắc tàn ngược. Hai Bà tụ họp người các bộ, châu hăng hái dấy đội quân hùng mạnh, lừng lẫy uy danh, quận huyện hưởng ứng…là bậc hào kiệt trong nữ lưu”. Hai bà thu phục lòng dân không chỉ là tướng dũng lược, còn thể hiện sự thuyết phục lòng dân bằng lòng thương yêu, chia sẻ đắng cay, ngọt bùi. Lấy đạo làm người làm điểm tựa, ý chí dũng khí tài thao lược làm gương soi cho các nghĩa binh. Sau cuộc tạp hợp quân Ở Phong Châu, Hai Bà ch nghĩa binh vượt sông sang lập đàn thề ở bãi cát dài sông Hát- xã Hát Môn- Phúc Thọ-Hà Nội. Địa điểm cách đê hữu Sông Hồng 6km,gần nơi cửa Hát (đầu nguồn sông Đáy} tách ra từ sông Hồng. Tại Hát Môn Hai Bà cho quân sĩ lập đàn tế cáo trời đất, tuyên bố khởi nghĩa, lời tuyên dõng dạc : “ Trời sinh ra một người làm tông chủ của vạn vật trong trời đất. Muôn vật ràng buộc vào đấy, cỏ cây quan hệ về đấy. Trải các triều trước các vị đấng thiên tử đều là bậc thánh minh, khiến cho triều đình có đạo yên dân lo việc nước, đức hóa mở mang, thiên hạ thanh bình, Quốc gia vô sự. Nay có người hơ khác tên là Tô Định lòng dạ chó dê, hăm dọa 4 phương, tham tàn bạo ngược, trời, đất, thần, người đều căm giận. Thiếp là cháu gái vua Hùng thủa trước, hôm nay đau lòng thương dân vô tội dấy nghĩa trừ tàn. Nguyện xin các vị thần linh tuopj tại đàn này chứng giám và phù hộ cho thiếp. Thiếp là binh nữ dấy binh trừ giặc, che chở dân lành, thu phục lại muôn vật cũ của tổ tông. Không phụ ý trời, thỏa nguyện nơi đền miếu của các bậc muôn các đời, không phụ sự trông đợi của tổ phụ nơi chín suối”.
Tế xong , Hai Bà phân chia các đạo quân, tổ chức quân ngũ. Riêng các tổ nữ tướng, nữ binh chia làm hai đội, phong cho các chức. Sau đó hai bà cùng tướng sĩ bái lạy trời đất, thống lĩnh quân dân, tiến quân về thành Long Biên đánh Tô Định. Trên đường tiến công của mùa xuân năm canh tý( 42-CN) Hai Bà dẫn toàn bộ nghĩa binh về làng Hạ Lôi đóng quân rồi mở hội lớn khao quân. Sau đó chia làm 5 đạo quân tất cả tiến về thành Long Biên đánh Tô Định với “cảnh tượng xuất quân hật oai hùng lẫm liệt. Cờ xí đầy đất, chiêng trống vang trời, tướng nam lẫm liệt, tướng nữ lạnh “. Trước sức mạnh như vũ bão của nghĩa
quân hai Bà, quân Hán không kịp tổ chức ngênh chiến, chống đỡ. Nên khi nghĩa quân Hai Bà Tấn công, quân Tô Định chỉ còn biết thua chạy và bị giết “ máu chảy hành ao, xương tụ thành gò “. Xác giặc chồng chất đến mức : “ dòng sông nghẽn chảy”, Tô Định bị chém sát thương. Cuối cùng Tô Định nhanh chạy tháo thân về cố quốc chịu tội với triều đình nhà Hán. Chẳng bao lâu trong toàn bộ quận Giao Chỉ nghĩa quân tổng công kích thu phục 65 thành. Vua nhà Hán- Hán Quang căm giận, năm 42-CN cho Mã Viện tên tướng già ngoại 70 tổng chỉ huy dẫn 20 vạn quân tiến vào nước ta, Tô Định dẫn 5 vạn quân đi trước. Quân Hán qua cửa ải Ngọc Quang, Lạng Sơn. Trưng Trắc cho Trưng Nhị và 2 đại tướng dẫn quân lên đánh chặn giặc, giết chết Tô Định ngay trận đầu giao chiến. Hai Bà tiến quân về Lãng Bác đánh Mã Viện. Song do thế yếu nên bị thua, phải lui về Cấm Khê (Phú Thọ). Mã Viện đuổi theo. Sau gần một năm chiến đấu ác liệt, cuối cùng sức yếu, quân tan vỡ. Hai Bà Trưng về Hát Môn nới lập đàn tế dây binh rồi gieo mình xuống dòng Sông Hát ngày 6/3 năm 43-CN. Tục truyền : Khi Hai Bà rút về đến Hát Môn, trước khi tuẫn tiết còn ngồi nghỉ ngồi nghỉ bên quán nước của một bà cụ bán nước ( cạnh đền Hát hiện nay) Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị mỗi người ăn một quả muỗm, hạt vứt ra sau đó mọc thành hai cây đại thụ và ăn mỗi Bà một đồng bánh trôi. Rồi ung dung tuẫn tiết xuống dòng sông Hát. Để tưởng nhớ công ơn của Hai Bà nhân dân quanh vùng đã xây dựng ngôi đền thờ tờ đầu thời Lý. Ngôi đền rất thiêng , có những năm vua về cầu đảo xin trời đất mưa thuận gió hòa.. Đền Thờ Hai Bà Trưng tại Hát Môn- Phúc Thọ trải qua nhiều binh biến các vương triều nhưng vẫn được nhân dân tu sửa hương khói. Hàng Năm vào ngày 6-3 dân Làng Hát Môn lại mở hội đông vui, thành kính tưởng nhớ Hai Bà. Nhân Dân khắp nơi tụ về lễ hội thành kính. Năm 1964 đền Hai Bà tại Hát Môn đã được nhà nước cong nhận “ di tích lịch sử-văn hóa Quốc Gia” . Năm 2014 chuẩn bị cho lễ hội đền Hai Bà tại Hát Môn- Phúc Thọ- Hà Nội ngày 6-3 cũng là kỷ niệm 1971 năm ngày mất của Hai Bà. Vinh dự đến với đảng bộ, nhân dân Phúc Thọ nói chung, Hát Môn nói riêng , tháng 3/2014 Nhà Nước cấp bằng di tích lịch sử-văn hóa đặc biệt” với đền Hai Bà tại Hát Môn là 1/5 di tích lịch sử văn hóa của Hà Nội, 1/48 di tích lịch sử-văn hóa của cả nước được cấp bằng bảo vệ đặc biệt. Thể hiện lòng mong mỏi của nhân dân chăm lo nơi thờ phụng Hai Bà hàng năm Nhà Nước và nhân dân đã đóng góp hàng chục tỉ đồng để xây dựng khu di tích lịch sử-văn hóa đền Hai Bà tại Hát Môn đẹp đẽ khang trang hơn. Chỉ tính từ năm 2007- 2013 nhà nước đã đầu tư kinh phí cho tu bổ hết 49 tỉ đồng, nhân dân các nơi công đức 5 tỉ tổng số đầu tư xây dưng hơn 50 tỉ dồng.
Ý chí anh hùng hào kiệt của Hai Bà trải qua hàng ngàn năm và mãi mãi về sau còn ngân vọng. Sự nghiệp danh tiếng của Hai Bà còn lưu danh. Những sự kiện lịch sử về Hai Bà và cuộc khởi nghĩa năm 40-CN đánh đuổi Tô Định, năm 42-CN chống Mã Viện xamm lược đã theo dòng thời ian chuyển hóa thành các sự tích văn hóa, huyền thoại đi vào tâm linh tín ngưỡng cộng đồng người Việt Nam. Những nơi dấu chân Hai Bà cùng nghĩa quân đi qua cùng những đồn lũy, chiến trân do Hai Bà và các tướng quân lập nên cũng theo đó mà trở nên đền miếu thiêng thờ cúng khói hương phụng thờ không dứt.
Ngày 4-3-2014
Nguyễn Bá Cự
(Hội nhà văn Hà Nội)