Đúng như Tố Hữu Viết “ Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa”. Ai mà quên được nhân dân cả nước nức nở khóc Bác, trời cũng mưa tầm tả. Cuộc chiến tranh chông Mỹ vừa qua mùa xuân Mậu Thân, miền bắc giặc Mỹ đang ngừng ném bom, nhân dân khắp nơi đang tranh thủ sữa chữa đường sá, cầu cống, để tiếp tục sự nghiệp cho tiền tiến lớn giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Giữa những ngày sôi động ấy, một cuộc phát động rộng lớn “Học tập di chúc của Bác Hồ” .
Cuối năm 1970, tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức họp cốt cán toàn tỉnh để nghe báo cáo thu hoạch về những gì qua một năm học tập di chúc của Bác.
Tôi bây giờ là phó phòng Ủy ban Kế hoạch tỉnh ( không có trưởng phòng) nên cũng được đi dự họp. Nhiều đồng chí cốt cán được lên báo cáo thu hoạch, mỗi người mỗi vẻ, nhưng ai cũng trải lòng chân thật với Bác, nói rất thật lòng, rất cảm động, có đồng chí khóc, làm cho cả hội trường lắng xuống. Tôi không thuộc diện được chỉ định, nhưng tôi cũng mạnh dạn xin đồng chí Nguyễn Xuân Linh bí thư tỉnh ủy chủ trì hội nghị lên bày tỏ lòng mình. Tôi nghĩ xin là cứ xin nhưng chắc không được. Sau mấy phút giải lao, Tôi được đồng chí bí thư cho lên phát biểu, (có lẽ tôi là người trẻ nhất mới 29 tuổi, nên được nói).
Lấy bình tĩnh, tôi thưa các đồng chí lãnh đạo cao nhất rồi bày tỏ.
Đợt học tập di chúc, tôi chưa phải là đảng viên, nhưng tôi đã suy nghĩ một cách sâu sắc về lời dạy của Bác trong di chúc “ Đảng ta phải có kế hoạch thật tốt…”Các đồng chí ơi, thế nào là kế hoạch thật tốt, tôi mở giấy và đọc luôn bài thơ Học di chúc Bác
Đã bao mùa bác dạy trồng cây
Mà Hồng Lĩnh Trà Sơn còn trọc
Chiếc đòn gánh tận cùng khó nhọc
Còn đè vai mẹ vai em
Điều ta lo chưa được dân bàn
Những tính toán đang là gánh nặng
Con số chưa dầm mưa giải nắng
Chưa nẩy mầm như hạt ta gieo
Hàng trăm năm cầm cày
Sao chưa quen bằng cầm súng
Những thần sấm con ma hai phát súng trường thì trúng
Sao mạch đất này chưa khơi lên
Phải chăng ruộng đất chưa quen như trận địa
Cha ông ta có câu bát ăn bát để
Mà đọi ta còn vơi
Đọc đến đây tôi thấy hội trường im lặng, tôi xúc động thực sự vì cái mình đang trải lòng với Bác cũng vào suy nghĩ chung của mọi người.
Tôi đọc tiếp:
Còn anh làm nông nghiệp
Chuyện chẳng dễ dàng đâu
Đừng tưởng có sâu là trừ sâu
Bón dạm lá xanh bón PK lắm củ
Đất chua lấy vôi ta khử
Nhưng anh đã lấy gì khử anh
Ra khỏi vòng loanh quanh diện tích năng suất sản lượng
Chỉ tiêu phương hướng
Kinh nghiệm cha ông đã biết mà thừa hưởng
Tự túc tự túc nghe nói rõ ràng
Mà cuộc sống chưa thoát rào giáp hạt
Chuyện năm tấn còn nằm trong câu hát
Nghe vui tai mà dạ lại bồn chồn
Ngày mỗi ngày suy nghĩ có gì hơn
Cho ra mới mẻ
Viếc đời đâu phải con mách mẹ
Chuyện linh tinh nhặt góp ở ngoái đường.
Tôi phấn chấn hẳn lên, khi được mọi người lắng nghe, nhất là phó bí thư Nguyễn Tiến Chương đi qua chổ tôi nói nhỏ “ hay lắm”.
Tôi lại tiếp:
Còn anh xây công nghiệp địa phương
Thu lại những gì qua năm tháng
Hay để tiền trôi lai láng đi đâu về đâu
Tiêu tiền đâu phải chuyện thương nhau
Cò kè thêm bớt
Chả lẽ trao cho ngày mai
Một mái nhà chưa lợp
Một bức tường thiếu gạch
Một công trình chết lặng với thời gian
Làm kinh tế đâu phải chuyện sẽ san
Chổ này chổ kia chổ nào cũng có
Những riệu dầu đường đỗ …
Sao chưa thấy ngọt bùi
Kết thúc bài phát biểu, tôi được một tràng vổ tay kéo dài, chắc chăn tôi đã bày tỏ đươc tấm lòng mình với Bác. Làm kế hoạch mà chưa thấm nhuần lời dạy của Người. Sau đó nhà báo Nho Liêm ( Lúc bấy giờ là phó tổng biên tập) cũng hay làm thơ như tôi, gặp và xin lại bài thơ. Năm đó báo Hà Tĩnh có trích đăng với cái đầu đề Nay ta vào những năm bảy mươi.
Suốt trong mấy chục năm, thỉnh thoảng tôi vẫn đọc thuộc cho nhiều người nghe.Vợ tôi nói “ anh hay nói thơ hay là tình thật, theo em bài này là bài thơ hay, cũng là bài thơ thật nhất của anh”.
Lê Duy Phương
(Cán bộ kế hoạch Hà Tĩnh cả hai thời kỳ 1965-1975 và 1991-2000)
Cũng nhân dịp 45 năm DI CHÚC BÁC HỒ tôi thấy thành phố Hà Nội cần làm những việc có ích cho dân, không bắn pháo hoa.. trong dịp 60 năm Hà Nội. như bài nhà thơ Trần nhương đã viết. Sinh thời Bác Hồ vẫn căm ghét tham ô, lảng phí nhưng theo bác lảng phí là mất cả giá trị và giá trị sử dụng. Tôi hy vọng lãnh đạo thành phố lắng nghe.