(Bình bài thơ “Hóa thi hoàn vũ” của nhà thơ Nguyễn Thị Mai)
Biết làm sao được thơ ơi!
Em về với lửa cho người… bình an
Cõi trần bac phận hồng nhan
Đẹp xinh em thế, tro than chẳng chừa
/
Kiếp này đã trót mộng mơ
Mực đen, giấy trắng sa cơ…thôi đành
Đời còn mặn muối, chua chanh
Thì xin giọt lệ long lanh chảy vào
/
Em về trên ấy trăng sao
Tôi mang vạt áo phong bao tro buồn.
(Trích “Lục bát em và anh” nxb Quân đội nhân dân Hà Nội-2010)
/
Trai gái yêu nhau, làm thơ tặng nhau, sau vì lí do gì đó không lấy được nhau. Để cố dứt khoát với mối tình cũ và tránh phiền phức cho mình, cho người, đem đốt thơ đi…Đó cũng là điều thường thấy ở chuyện tình yêu trong đời sống con người:
Biết làm sao được Thơ ơi!
Em về với lửa cho người… bình an.
Hai dòng thơ đầu nói lí do phải đốt những bài thơ đi;Xót xa, nuối tiếc lắm muốn giữ lại mà sự đời khắc nghiệt đâu có thể được. Những bài thơ nặng nghĩa, nặng tình, chứa chan yêu thương của một thời mê đắm đã bao ngày giữ bên mình, đọc đi, đọc lại, thuộc rồi vẫn còn đọc…Vì ở đó có tình người và cả dáng chữ , dáng người. Tác giả nói với thơ,- đúng hơn là những trang giấy có chữ những bài thơ tình yêu với bao yêu thương tha thiết “ Em về với lửa”.Chữ “về” nghe sa sót làm sao!…Đốt những bài thơ mà như một cuộc chia tay vĩnh biệt với người thân, một quyết định khó khăn sau bao nhiêu ngày nghĩ suy trăn trở:
Cõi trần bạc phận hồng nhan
Đẹp xinh em thế, tro than chẳng chừa
Thơ đốt đi rồi mà lòng đâu có yên. Vào lửa, biến thành tro than, mà tình yêu vẫn rừng rực. Thơ đốt đi như số phận đã định. Những gì tốt đẹp, tài hoa thì hay kết thúc bi thương, như những mối tình đẹp lại ít khi thành công như mong ước. Có lẽ, khi mối tình chia tan, phụ nữ là người hay nghĩ suy nhiều, xót thương, tiếc nuối:
Kiếp này đã trót mộng mơ
Mực đen, giấy trắng sa cơ…thôi đành
Đọc mà có thể khóc, xót thương cho người con gái. Sao “mộng mơ” mà lại phải “trót”. Tình yêu có tội gì, hơn nữa đó lại là mối tình mang những phẩm chất đẹp đẽ của tình cảm con người, giúp con người có thêm niềm an ủi, thêm niềm tin yêu cuộc sống.
Yêu nhau, trao gửi cho nhau những gì quý giá nhất. Tất cả như tan hòa vào con người, duy những bài thơ “mực đen giấy trắng” là còn.. Sợ làm sao, lo lắng làm sao vì:
Đời còn mặn muối chua chanh
Thì xin giọt lệ long lanh chảy vào
Tác giả đảo từ muối mặn, chanh chua thành “mặn muối, chua chanh” người đọc cảm thấy mặn đắng, mặn chát, chua đến chói người, nhấn mạnh tới khổ đau mà người con gái phải gánh chịu trong cuộc đời . Dư luận, quan niệm xã hội nhất là cái “người đến sau” suy nghĩ và xử sự ra sao? Những hậu quả khắc nghiệt đã đến, hại mình và hại cả người .Hai dòng cuối của bài thơ như lời ta từ một tình yêu. Những bài thơ tình có thể cháy nhưng vẫn còn lại những kỉ niệm, những nỗi buồn:
Em về trên ấy trăng sao
Ai mang vạt áo gói bao tro buồn
Khác với tục lệ đốt vàng mã cho người cõi âm, thơ tình yêu đốt đi sẽ lên trời. Tác giả tưởng tượng ở nơi thiên giới thơ tình yêu sẽ tồn tại vĩnh hằng cùng trăng sao. Còn ở “cõi trần bạc phận hồng nhan” này, người ở lại vẫn phải chứa đựng những buồn đau. Hình ảnh tượng trưng thật nhiều ẩn ý, sâu xa…Đốt thơ rồi, vĩnh biệt tình yêu rồi ngỡ là bình an song nỗi buồn lại đến, buồn hơn, nặng nề hơn với bao nhớ thương nuối tiếc.Bây giờ, những trang thơ mình từng ấp ủ, gìn giữ chỉ còn lại những tro tàn mỏng manh dễ tuột rơi, bay tán…Đó là chuyên thường tình ở đời này. Hơn hai trăm năm trước, Nguyễn Du cũng đã từng xót thương cho những mối tình như thế và thi hào đã khẳng định “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”. Thời nay, dẫu con người có phải bươn trải trong cuộc sống mưu sinh bình thường thì trái tim của không ít người vẫn dành nơi linh thiêng nhất để lưu giữ, thờ phụng những tình cảm đẹp mà người khác đã dành cho họ. Bài thơ của Nguyễn Thị Mai đem đến người đọc một niềm tin ..
Tên bài thơ là một cụm từ Hán – Việt: “Hóa thi hoàn vũ” nghe trang trọng và linh thiêng. Trong bài lại có nhiều từ cổ: “cõi trần”, “kiếp người”, “Đời”, “sa cơ”…và những thành ngữ “Bạc phận hồng nhan” làm bài thơ có không khí trang nghiêm, thành kính như một buổi hành lễ. Lời thơ cũng tâm thành như lời cầu nguyện của một con người trước một việc hê trọng của đời mình. Chất vị tha giầu nữ tính của nhà thơ thể hiện trong bài thật đằm thắm, tự nhiên…Đó là những lí do bài thơ được nhiều bạn đọc lưu giữ và trân trọng.
Tình yêu, lửa và những tro buồn
(Bình bài thơ “Hóa thi hoàn vũ” của nhà thơ Nguyễn Thị Mai)
Biết làm sao được thơ ơi!
Em về với lửa cho người… bình an
Cõi trần bac phận hồng nhan
Đẹp xinh em thế, tro than chẳng chừa
/
Kiếp này đã trót mộng mơ
Mực đen, giấy trắng sa cơ…thôi đành
Đời còn mặn muối, chua chanh
Thì xin giọt lệ long lanh chảy vào
/
Em về trên ấy trăng sao
Tôi mang vạt áo phong bao tro buồn.
(Trích “Lục bát em và anh” nxb Quân đội nhân dân Hà Nội-2010)
/
Trai gái yêu nhau, làm thơ tặng nhau, sau vì lí do gì đó không lấy được nhau. Để cố dứt khoát với mối tình cũ và tránh phiền phức cho mình, cho người, đem đốt thơ đi…Đó cũng là điều thường thấy ở chuyện tình yêu trong đời sống con người:
Biết làm sao được Thơ ơi!
Em về với lửa cho người… bình an.
Hai dòng thơ đầu nói lí do phải đốt những bài thơ đi;Xót xa, nuối tiếc lắm muốn giữ lại mà sự đời khắc nghiệt đâu có thể được. Những bài thơ nặng nghĩa, nặng tình, chứa chan yêu thương của một thời mê đắm đã bao ngày giữ bên mình, đọc đi, đọc lại, thuộc rồi vẫn còn đọc…Vì ở đó có tình người và cả dáng chữ , dáng người. Tác giả nói với thơ,- đúng hơn là những trang giấy có chữ những bài thơ tình yêu với bao yêu thương tha thiết “ Em về với lửa”.Chữ “về” nghe sa sót làm sao!…Đốt những bài thơ mà như một cuộc chia tay vĩnh biệt với người thân, một quyết định khó khăn sau bao nhiêu ngày nghĩ suy trăn trở:
Cõi trần bạc phận hồng nhan
Đẹp xinh em thế, tro than chẳng chừa
Thơ đốt đi rồi mà lòng đâu có yên. Vào lửa, biến thành tro than, mà tình yêu vẫn rừng rực. Thơ đốt đi như số phận đã định. Những gì tốt đẹp, tài hoa thì hay kết thúc bi thương, như những mối tình đẹp lại ít khi thành công như mong ước. Có lẽ, khi mối tình chia tan, phụ nữ là người hay nghĩ suy nhiều, xót thương, tiếc nuối:
Kiếp này đã trót mộng mơ
Mực đen, giấy trắng sa cơ…thôi đành
Đọc mà có thể khóc, xót thương cho người con gái. Sao “mộng mơ” mà lại phải “trót”. Tình yêu có tội gì, hơn nữa đó lại là mối tình mang những phẩm chất đẹp đẽ của tình cảm con người, giúp con người có thêm niềm an ủi, thêm niềm tin yêu cuộc sống.
Yêu nhau, trao gửi cho nhau những gì quý giá nhất. Tất cả như tan hòa vào con người, duy những bài thơ “mực đen giấy trắng” là còn.. Sợ làm sao, lo lắng làm sao vì:
Đời còn mặn muối chua chanh
Thì xin giọt lệ long lanh chảy vào
Tác giả đảo từ muối mặn, chanh chua thành “mặn muối, chua chanh” người đọc cảm thấy mặn đắng, mặn chát, chua đến chói người, nhấn mạnh tới khổ đau mà người con gái phải gánh chịu trong cuộc đời . Dư luận, quan niệm xã hội nhất là cái “người đến sau” suy nghĩ và xử sự ra sao? Những hậu quả khắc nghiệt đã đến, hại mình và hại cả người .Hai dòng cuối của bài thơ như lời ta từ một tình yêu. Những bài thơ tình có thể cháy nhưng vẫn còn lại những kỉ niệm, những nỗi buồn:
Em về trên ấy trăng sao
Ai mang vạt áo gói bao tro buồn
Khác với tục lệ đốt vàng mã cho người cõi âm, thơ tình yêu đốt đi sẽ lên trời. Tác giả tưởng tượng ở nơi thiên giới thơ tình yêu sẽ tồn tại vĩnh hằng cùng trăng sao. Còn ở “cõi trần bạc phận hồng nhan” này, người ở lại vẫn phải chứa đựng những buồn đau. Hình ảnh tượng trưng thật nhiều ẩn ý, sâu xa…Đốt thơ rồi, vĩnh biệt tình yêu rồi ngỡ là bình an song nỗi buồn lại đến, buồn hơn, nặng nề hơn với bao nhớ thương nuối tiếc.Bây giờ, những trang thơ mình từng ấp ủ, gìn giữ chỉ còn lại những tro tàn mỏng manh dễ tuột rơi, bay tán…Đó là chuyên thường tình ở đời này. Hơn hai trăm năm trước, Nguyễn Du cũng đã từng xót thương cho những mối tình như thế và thi hào đã khẳng định “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”. Thời nay, dẫu con người có phải bươn trải trong cuộc sống mưu sinh bình thường thì trái tim của không ít người vẫn dành nơi linh thiêng nhất để lưu giữ, thờ phụng những tình cảm đẹp mà người khác đã dành cho họ. Bài thơ của Nguyễn Thị Mai đem đến người đọc một niềm tin ..
Tên bài thơ là một cụm từ Hán – Việt: “Hóa thi hoàn vũ” nghe trang trọng và linh thiêng. Trong bài lại có nhiều từ cổ: “cõi trần”, “kiếp người”, “Đời”, “sa cơ”…và những thành ngữ “Bạc phận hồng nhan” làm bài thơ có không khí trang nghiêm, thành kính như một buổi hành lễ. Lời thơ cũng tâm thành như lời cầu nguyện của một con người trước một việc hê trọng của đời mình. Chất vị tha giầu nữ tính của nhà thơ thể hiện trong bài thật đằm thắm, tự nhiên…Đó là những lí do bài thơ được nhiều bạn đọc lưu giữ và trân trọng.
Thanh Ứng