Nhà văn Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984), quê gốc làng Phượng Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội), nhưng sống ở Sài Gòn. Ông là nhà văn hóa nổi tiếng, tác giả của hơn 100 bộ sách về lịch sử, khảo cứu, sáng tác văn học, ngôn ngữ, triết học, tôn giáo, đạo đức, giáo dục… Trong đó có những cuốn: Lịch sử thế giới, Đông kinh nghĩa thục, Văn minh A Rập, Sử Trung Quốc, Lịch sử văn minh Trung Hoa, Nguồn gốc văn minh, Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Gương danh nhân, Đắc nhân tâm, Kinh dịch… Các công trình của ông đều được đánh giá cao về giá trị khoa học và thực tiễn.
Năm 1967 ông được xét trao giải Văn chương quốc gia phần thưởng trị giá sáu chục cây vàng.
Ông từ chối không nhận với lý do mục đích ông sáng tác không phải để giành giải, nhận thưởng. Ông khuyên đem số vàng đó trợ giúp những người nghèo và nạn nhân chiến tranh.
Chỉ những nhân cách lớn mới làm được thế.
Còn những kẻ tầm thường ( kể cả các lĩnh vực âm nhạc, hội họa, điện ảnh, sân khấu, khoa học…) thì chạy chọt hết cửa này, cửa khác để giành giải. Viết được vài ba cuốn sách đã háo danh thích nổi tiếng, bỏ tiền thuê bồi bút viết bài lăng-xê lên báo, giới thiệu trên truyền hình, tổ chức triển lãm bản thảo viết tay, tự coi mình như vĩ nhân.
Những việc như thế rất không nên. Bởi thùng rỗng kêu to chỉ có thể lừa được những người nông cạn nhẹ dạ mà thôi.