Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

CÁM ƠN “trannhuong.com” ĐÃ NÂNG THÊM HIỂU BIẾT VỀ BIỂN ĐÔNG

Nguyễn Chính Viễn
Thứ ba ngày 19 tháng 7 năm 2011 7:08 PM
 

Kể từ sự kiện ngày 26.5 tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp , tầu thuyền của ngư dân bị nhũng nhiễu…Biển Đông nổi sóng, vùng biển này trở thành điểm nóng
Càng hiểu thêm Trung Quốc : Họ đã coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, là “tiền duyên” của họ. Họ đã bộc lộ việc áp đặt “đường lưỡi bò” và thăm dò khai thác dầu khí vùng biển sâu, ở Trường Sa – Nam Biển Đông. Họ đã đề ra nguyên tắc chỉ đạo đấu tranh : “tăng cường công tác trực ban tại các đảo thuộc chủ quyền cũng như tại vùng biển gần các đảo này”. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã  thành lập tổ lãnh đạo xử lý sự kiện khủng hoảng Biển Đông gồm 11 nhân vật , do phó Chủ tịch quân uỷ Trung ương làm tổ trưởng, để “xử lý quyết sách ngay phút đầu xảy ra sự kiện bất ngờ và thay đổi tình hình quân sự ở khu vực tiền duyên Biển Đông”.
Sau chuyến thăm Bắc Kinh, ngoại trưởng Philippines đã nhận xét: “Trung Quốc vẫn không thay đổi lập trường khi cho rằng nước này có chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa và vùng biển Tây Philippines”.
Lập trường của Trung Quốc về giải quyết vấn đề Biển Đông đã bộc lộ hai quan điểm “đường lưỡi bò” và “gác tranh chấp, cùng khai thác”.
Dư luận thế giới đã thấy Trung Quốc  “nói một đường làm một nẻo”, đã thể hiện “kẻ mạnh chèn ép kẻ yếu”, “hành động” để có 85% diện tích Biển Đông, cự tuyệt mọi sự can dự đa phương và bên ngoài .  Tổng thống Benigno Aquino ngày 5.7 đã nói, nếu người Philippines “cam chịu bị nước lớn bắt nạt thì có lẽ ngày mai, 7.100 hòn đảo của Philippines sẽ chỉ còn lại vài chục”.
Yêu sách chủ quyền của Trung Quốc không chỉ nhằm vào Việt Nam hay Philippines mà tác động đến nhiều quốc gia khác.
Mục tiêu  của hoà hoãn mới của Trung Quốc là giữ Mỹ đứng trung lập trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông,  Nhưng trước các hành động gây hấn quyết đoán của Trung Quốc , Mỹ đã thấy và đã thể hiện lập trường “can dự” của mình.
Cuộc tập trận hải quân vừa diễn ra giữa Mỹ – Nhật – Úc tại Biển Đông là hoạt động phối hợp đầu tiên giữa ba nước, nằm trong tầm nhìn kiềm chế phòng ngừa đối với Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc ra sức khẳng định tôn trọng tự do thông thương hàng hải quốc tế tại Biển Đông, nhưng hành động của họ đều ngược lại vì họ cho rằng, một khi kiểm soát được Biển Đông, Trung Quốc sẽ áp đặt luật chơi của họ đối với vùng biển Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Vai trò Mỹ một cường quốc hàng hải, một “quốc gia Thái Bình Dương”, sẽ bị suy yếu . Nga – một cường quốc hàng hải, và Ấn Độ – một quốc gia hàng hải đang trỗi dậy, chắc không  thể ngồi yên. Chủ tịch hội đồng tham mưu Liên quân Mỹ,  trong cuộc đi thăm đáp lễ ở Bắc Kinh đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông đã khẳng định: “Mỹ sẽ không rời khỏi khu vực. Sự hiện diện lâu dài của chúng tôi ở khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng với các đồng minh của chúng tôi trong nhiều thập kỷ qua, và chúng tôi sẽ tiếp tục đóng vai trò như vậy”.
Trung Quốc một mặt phê phán sự can dự của Mỹ tại Biển Đông, mặt khác vẫn ra sức tranh thủ Mỹ, chủ động thúc đẩy cơ chế an ninh quân sự Mỹ – Trung nhằm gắn kết một mắt xích còn khuyết trong quan hệ chiến lược Mỹ – Trung.  Mao Chủ tịch nêu ra phương châm hành động cách đây 40 năm  khi Trung – Mỹ bắt đầu cuộc hoà hoãn : “Đánh vẫn cứ đánh, đàm vẫn cứ đàm, hoà vẫn cứ hoà”. Chính lúc nay Trung Quốc đang làm theo lời nhắc nhở ấy! Kéo dài hoà hoãn với Mỹ để có thêm thời gian củng cố thực lực quân sự tiến tới đẩy hải quân Mỹ ra khỏi các vùng biển Tây Thái Bình Dương. Qua tình hình diễn ra ở Biển Đông, tôi rất tâm dắc với bài viết cua Bùi Công Tự trên traannhuong .com  :  “VIỆT NAM CẦN NHANH CHÓNG THOÁT RA KHỎI TRUNG QUỐC”: Thỏa ra bằng cách nào đây, chắc từ trên thượng tầng kiến trúc đến hạ tang cơ sở phải suy nghĩ.
Trong khoảng 20 năm nay, hai Đảng và hai nước đã ký kết khoảng 40 hiệp định và thỏa thuận. Những cuộc gặp gỡ cấp cao, cấp Bộ ngành và địa phương duy trì đều đặn. Sau những cuộc gặp gỡ ấy, thông tin đưa ra cho thấy đôi bên đều “thống nhất, nhất trí” các quan điểm.
Nhưng có thể nói Trung Quốc đã áp đặt lên Việt Nam đường lối của họ, Việt Nam đã “học tập” từng động tác trong vũ điệu kinh tế thị trường.  Hàng trăm kênh truyền hình, cả TW và địa phương,  suốt ngày chiếu phim Tàu. Văn học Trung Quốc được dịch, xuất bản rất nhiều. Nhiều tờ báo địa phương đã thường xuyên in truyện ngắn Trung Quốc.
Cả nước đã biến thành cái chợ bán hàn hóa cho hàng Trung Quốc. (Những hàng hóa này tràn vào Việt Nam chủ yếu qua con đường tiểu ngạch và buôn lậu, cả buôn lậu trên biển). Nhà máy Dệt 8/3, nhà máy VPP Hồng Hà phải đóng cửa vì không cạnh tranh được với hàng hóa Trung Quốc.
Việt Nam đã trở thành thị trường nhập khẩu và nhập siêu từ Trung Quốc. Năm 2010 nhập khẩu từ Trung Quốc tới hơn 20 tỷ USD, nhập siêu tới 12,7 tỷ USD.
Các Công ty Trung Quốc đều có mặt khắp mọi miền đất nước Rừng vàng biển bạc đều có sự hiên diện của họ. Các Công ty Trung Quốc trúng thầu đến 90% hàng mục các công trình quan trọng của các ngành điện, than – khoáng sản, dầu khí, giao thông… theo phương thức EPC (thiết kế - mua sắm – xây dựng).
Nhiều tài nguyên khoáng sản, Trung Quốc đều có cách để thu vén bằng hết, đã có hàng triệu tấn than buôn lậu sang Trung Quốc bằng tàu thuyền. Nhiều nhà máy ở Việt Nam là của các Công ty Trung Quốc đầu tư.
 Đúng như tác giả Vũ Công Tự đã viết : “Khi một nước này bị phụ thuộc vào nước kia thì đầu tiên là phụ thuộc về chính trị - tư tưởng, sau đó đồng thời phụ thuộc về kinh tế, văn hóa, quốc phòng. Trên một Website, một TS khoa học đã viết : “Trước những bất trắc khôn lường tại Biển Đông, mỗi quốc gia liên quan sẽ tuỳ vào vị trí địa – chiến lược của mình mà hành xử. Nhưng tăng cường thực lực và tự cường dân tộc vẫn là mấu chốt cho việc bảo vệ chủ quyền và giải quyết tranh chấp”.
Cho nên để Việt Nam thoát ra khỏi sự kiềm tỏa của Trung Quốc  thì đầu tiên là phải thoát ra về chính trị - tư tưởng. Dân tộc Việt Nam sẽ có cơ hội được hưởng những giá trị nhân bản phổ quát. Những gì tốt đẹp  của dân tộc sẽ được phục hồi và phát huy.
Thoát ra khỏi Trung Quốc về văn hóa là Việt Nam thoát khỏi một nguy cơ Hán hóa đang dần dần làm mất gốc cả dân tộc ta.
Thoát ra khỏi Trung Quốc về kinh tế là Việt Nam thoát khỏi mối đe dọa bệnh tật, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và sinh thái.
Có thoát ra khỏi Trung Quốc thì Việt Nam mới có thể giữ vững độc lập chủ quyền.
Tiếng hô của những người biểu tình vừa qua tại Hà Nội đa thể hiện suy nghĩ và hành động quyết tâm đó : Việt Nam – Trường Sa. Việt Nam – Hoàng Sa .

Nguyễn Chính Viễn