TNc: Do nhiều sự việc cần thiết hơn nên Van nghệ chí không được đưa lên liên tục. Kì này TNc đưa lên trang Hồi 15 và Hồi kết. Việc đưa VNC lên trang góp một góc nhìn để tham khảo. Có điều gì khiếm khuyết mong bạn đọc thông cảm...
Hồi thứ mười lăm
Cuộc chia tay kẻ ở người đi
Qua giông bão biết đâu chân đâu giả
Thấm thoát Hữu Thỉnh đã hơn mười sáu năm chấp chính báo Văn Nghệ . Đó là một tổng biên tập kéo dài nhất trong lịch sử của báo , ít nhất là 60 năm qua . Trong đó phải kể đến hơn sáu năm vừa là tổng thư ký hội ( Chủ tịch ) vừa là tổng biên tập . Việc này vi phạm luật , vài lần cấp quản lý có nhắc , nhưng tìm không ra người kế nhiệm , cực chẳng đã ông phải làm . Cho đến đại hội nhà văn lần thứ VII ông vẫn trúng chủ tịch , nhiệm kỳ này không thể vi phạm luật được , thế là ráo riết tìm người . Nhưng không hiểu sao gần một ngàn hội viên vẫn không tìm ra . Thế mới biết tổng biên tập báo Văn Nghệ khó thật , dễ chừng khó hơn cả nguyên thủ quốc gia . Người ta vịn cớ chí ít phải là ủy viên chấp hành . Vịn cớ vậy chứ làm gì có qui định ấy không tin cứ giở điều lệ hội nhà văn ra mà tìm . Nhưng ở cái nước mình luật bất thành văn nó bền vững lắm . Thì ra văn sỹ nước Nam cũng đáng mặt đấy chứ .
Tháng 6 năm 2006 cuộc tiễn đưa tổng biên tập Hữu Thỉnh diễn ra lưu luyến và cảm động . Anh đã để lại những dấu ấn không bao giờ phai mờ cho báo và cho mỗi người , có người khóc , có người cố nén , nhưng đều biết ơn anh . Rồi đây cơ ngơi này sẽ ra sao ? Cuộc sống của những con người này sẽ ra sao. (TNc cắt một đoạn)
Với Hữu Thỉnh người ta mong ông tiếp tục chèo lái tờ Văn Nghệ . Cái người sẽ về họ biết tỏng rồi . Tờ Văn Nghệ nói chung và cụ thể từng con người hôm nay trong sự trưởng thành đều có sự đào tạo và vun vén của tổng biên tập Hữu Thỉnh , dẫu rằng đôi khi cơm chẳng lành canh chẳng ngọt , nhưng mỗi lần như thế lại gắn bó với nhau hơn . Không ai quên anh , mọi người tự hào về anh và biết ơn anh .
Dạ Ngân từ thành phố Cần Thơ về học trường viết văn , muốn ở lại Hà Nội . Bữa ấy anh hỏi ý kiến ban biên tập . Phó tổng kiêm bí thư chi bộ không đồng ý . Anh không nói gì . Buổi chiều nhân lúc vui vẻ anh hỏi phó tổng : mày là con liệt sĩ phải không ( những lúc mày tao là anh rất vui ) phó tổng đáp – vâng . Anh nói luôn :- Dạ Ngân nó cũng là con liệt sĩ sao mày lại tệ thế . Biết mình có lỗi phó tổng đáp :- Em xin lỗi . Thế đấy anh không áp đặt mà chỉ thuyết phục . Ai bảo anh độc quyền là chưa bao giờ hiểu về anh .
Trong việc trả lại quyền lợi cho các nhà văn trong cái vụ gọi là Nhân văn giai phẩm anh là người rốt ráo và quyết liệt , như trường hợp nhà thơ Hữu Loan .
Ngày 28-3-1995 giám đốc sở lao động TBXH tỉnh Thanh Hóa cho biết : Việc giải quyết chế độ bảo hiểm xa hội cho ông Hữu Loan hiện tại chưa xong lý do : Hội văn nghệ Thanh Hóa có công văn 149 cv –vn ngày 14-3-1995 trả lời , hội văn nghệ Thanh Hóa không quản lý nhà thơ Hữu Loan nên không có cơ quan chủ quản lập hồ sơ và thực hiện chế dộ BHXH cho ông Hữu Loan , Vì vậy sở lao động –TBXH Thanh Hóa không giải quyết chế độ hưu cho ông Hữu Loan được .
Trước đó tại quyết đinh số 203/TCTW đã điều chỉnh mức lương cho các nhà thơ : Trần Dần , Lê Đạt , Hoàng Cầm , Trần Lê Văn , Hữu Loan . Đồng thời tại công văn số 171/TCTW cũng giải quyết chế độ khám chữa bệnh cho 11 văn nghệ sỹ trong đó có các nhà thơ trên được khám và điều trị tại bệnh viện Việt Xô .
Trở lại việc làm chế độ lương hưu cho nhà thơ Hữu Loan .
Trong lý lịch nhà thơ Hữu Loan có thời gian cuối cùng từ năm 1955 đến 1957 công tác tại báo Văn Nghệ , Hội nhà văn Việt Nam . Vậy là đã hé mở tia hy vọng . Hữu Thỉnh chỉ thị cho văn phòng đại diên của báo ở khu vực bắc trung bộ cùng các bộ phận chuyên môn lo tìm cách giải quyết chế độ hưu cho nhà thơ Hữu Loan .
Với một thời gian không lâu , nhà văn Kiều Vượng gửi báo cáo : Thanh Hóa ngày 22-3-1997 . kg anh … Thưa anh ! vừa qua anh Thỉnh giao chạy chế độ cho anh Hữu Loan , theo lý lịch thì năm cuối ra về 1958 tại tuần báo Văn Nghệ .
Tôi gửi toàn bộ hồ sơ lưu ra để anh nắm tình hình và trình lãnh đạo tòa soạn . Tôi đã đưa sổ hưu và chế độ cho ông Loan ngày 19-3-1997 việc này quá phức tạp và đã xong .
Không có tấm lòng sao làm được như vậy .
Có người trước khi về hưu tặng anh bài thơ :
Tôi cùng anh đi chung đoạn đường ‘
Anh giup tôi lên đò , tôi giúp anh chèo lái .
Vui chưa thấy .
Buồn đã từng mang .
Tôi cùng anh đi chung đoạn đường .
Nỏ cần biết ai khôn ai dại .
Bao kẻ tung hô anh , mấy người nhìn tôi ái ngại .
Anh che chắn .mọi bề .
Tôi thanh thản rong chơi .
Tôi và anh ở chung một nơi .
Ai toan tính ai người ngơ ngác .
Anh đang cơn khát bạc .
Tôi vô tình chỉ rượu và thơ .
Bây giờ tôi đã đến bờ .
Giữa dòng xoáy anh vẫn còn bơi chải .
Chào anh nhé , thì anh khôn tôi dại
Cuộc đời này số phận biết chi mô .
Nhưng không phải không có kẻ phản bội . lòng tốt của anh .
(TNc cắt một đoạn dài)
Bởi vì : những án văn chương không thành án .
Để lại mai sau chút ngâm ngùi .
Muốn hiểu sự tình xin đoc hồi sau sẽ rõ .
Chương kết ( là thư ngỏ của tác giả nhưng TNc thấy không thích hợp với trang nhà nên không đưa lên, xin tác giả thông cảm)
Văn Nghệ Chí
Bạn đọc thân mến : xin bảo đảm với bạn đọc rằng những dòng viết nghiêng là được trích ra từ biên bản cuộc họp chi bộ , biên bản hội nghị cán bộ , thư viết tay , hoặc các văn bản gốc , những điều trực tiếp được nghe . Văn Nghệ chí xin dừng lại tại đây , nếu có gì thất thố mong được cáo lỗi .
Vĩnh Phúc , 5-2011
TVT